Cho tới tận chiến dịch Huế - Đà Nẵng diễn ra vào tháng 3/1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn tiếp tục sử dụng xe tăng T-34-85 như một mũi xung kích trong chiến đấu. Nguồn ảnh: Sĩ Sô.Cần phải nói rõ thêm, vào thời điểm năm 1975, xe tăng T-34-85 của Liên Xô khi này đã 30 tuổi. Thông thường, những phương tiện chiến đấu như xe tăng hoặc máy bay khi bước qua năm thứ 30 đều đã được liệt vào hạng... "có tuổi". Nguồn ảnh: TL.Tuy nhiên, việc chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng T-34-85 trong chiến dịch Huế - Đà Nẵng bên cạnh những xe tăng chủ lực T-54/55 cho thấy sức mạnh và khả năng tác chiến ghê gớm của loại xe tăng này ngay cả khi nó đã "luống tuổi". Nguồn ảnh: TL.18 giờ 33 phút ngày 13/7/1960 tại ga Vĩnh Yên, chiếc xe tăng T-34-85 đầu tiên của Việt Nam dưới sự điều khiển của Trung sĩ Đào Văn Bản đã rời toa - đánh dấu thời khắc bộ đội Tăng - Thiết giáp Việt Nam chính thức được tiếp nhận cỗ xe tăng đầu tiên. Nguồn ảnh: TL.Trong suốt thời gian diễn ra kháng chiến chống Mỹ, thống nhất tổ quốc, những xe tăng hạng trung T-34-85 đã đóng góp vai trò cực kỳ quan trọng, tham chiến nhiều trận, đối đầu và tiêu diệt nhiều xe tăng chủ lực hiện đại đời mới của Mỹ. Nguồn ảnh: TL.Sỡ dĩ có được những thành công này là do T-34-85 vẫn còn nguyên sức mạnh của mình sau nhiều chục năm kể từ khi ra đời. Kèm theo đó là khả năng tác chiến cực kỳ táo bạo, sáng tạo cũng như quyết tâm của những chiến sĩ xe tăng. Nguồn ảnh: TL.Thậm chí, Việt Nam còn từng cố cải biên một vài phiên bản xe tăng T-34-85 thành phiên bản pháo phòng không tự hành - một kỳ tích không dễ gì chúng ta cũng có thể đạt được trong quá khứ. Nguồn ảnh: Pinterest.Trên thế giới, những xe tăng T-34-85 có một lịch sử khá... buồn khi nó ra đời quá muộn, không đóng góp được nhiều vào cuộc chiến tranh vệ quốc của Liên Xô. Nguồn ảnh: Pinterest.Mặc dù vậy, do có số lượng sản xuất quá nhiều, các xe tăng T-34-85 của Liên Xô sau này đã được chuyển tới nhiều quốc gia, tham gia nhiều cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên khắp thế giới như ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.Sức mạnh của T-34-85 khi này mới được quốc tế để mắt tới. Một lần nữa, người Liên Xô lại khiến phương Tây phải ngả mũ thán phục khi những cỗ xe tăng của họ dù đã ra đời trước đó nhiều chục năm vẫn có thể đối đầu sòng phẳng với những loại xe tăng "con cháu" sau này. Nguồn ảnh: Life.Thậm chí tới tận thế kỷ 21 này, vẫn không ít những chiếc xe tăng T-34-85 tiếp tục được tham chiến khắp trên thế giới, xuất hiện trong nhiều cuộc xung đột, thậm chí trở thành mặt hàng cực kỳ có giá trên thị trường chợ đen quốc tế. Nguồn ảnh: Pinterest.Theo nhiều số liệu được Nga công bố sau này, Liên Xô đã sản xuất tổng cộng 48.000 xe tăng T-34-85 - nhiều hơn cả số lượng xe tăng T-34-76 được nước này sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Pinterest.Tới nay, ước tính vẫn còn khoảng 1000 cỗ xe tăng T-34-85 phục vụ trong biên chế quân đội một vài quốc gia trên thế giới, chưa kể những xe tăng T-34-85 được sử dụng trong tay những đội quân vô chính phủ, khủng bố hoặc đang trôi nổi trên thị trường chợ đen. Nguồn ảnh: Pinterest. Xe tăng T-34-85 trong biên chế Quân đội Liên Xô trước đây.
Cho tới tận chiến dịch Huế - Đà Nẵng diễn ra vào tháng 3/1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn tiếp tục sử dụng xe tăng T-34-85 như một mũi xung kích trong chiến đấu. Nguồn ảnh: Sĩ Sô.
Cần phải nói rõ thêm, vào thời điểm năm 1975, xe tăng T-34-85 của Liên Xô khi này đã 30 tuổi. Thông thường, những phương tiện chiến đấu như xe tăng hoặc máy bay khi bước qua năm thứ 30 đều đã được liệt vào hạng... "có tuổi". Nguồn ảnh: TL.
Tuy nhiên, việc chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng T-34-85 trong chiến dịch Huế - Đà Nẵng bên cạnh những xe tăng chủ lực T-54/55 cho thấy sức mạnh và khả năng tác chiến ghê gớm của loại xe tăng này ngay cả khi nó đã "luống tuổi". Nguồn ảnh: TL.
18 giờ 33 phút ngày 13/7/1960 tại ga Vĩnh Yên, chiếc xe tăng T-34-85 đầu tiên của Việt Nam dưới sự điều khiển của Trung sĩ Đào Văn Bản đã rời toa - đánh dấu thời khắc bộ đội Tăng - Thiết giáp Việt Nam chính thức được tiếp nhận cỗ xe tăng đầu tiên. Nguồn ảnh: TL.
Trong suốt thời gian diễn ra kháng chiến chống Mỹ, thống nhất tổ quốc, những xe tăng hạng trung T-34-85 đã đóng góp vai trò cực kỳ quan trọng, tham chiến nhiều trận, đối đầu và tiêu diệt nhiều xe tăng chủ lực hiện đại đời mới của Mỹ. Nguồn ảnh: TL.
Sỡ dĩ có được những thành công này là do T-34-85 vẫn còn nguyên sức mạnh của mình sau nhiều chục năm kể từ khi ra đời. Kèm theo đó là khả năng tác chiến cực kỳ táo bạo, sáng tạo cũng như quyết tâm của những chiến sĩ xe tăng. Nguồn ảnh: TL.
Thậm chí, Việt Nam còn từng cố cải biên một vài phiên bản xe tăng T-34-85 thành phiên bản pháo phòng không tự hành - một kỳ tích không dễ gì chúng ta cũng có thể đạt được trong quá khứ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trên thế giới, những xe tăng T-34-85 có một lịch sử khá... buồn khi nó ra đời quá muộn, không đóng góp được nhiều vào cuộc chiến tranh vệ quốc của Liên Xô. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù vậy, do có số lượng sản xuất quá nhiều, các xe tăng T-34-85 của Liên Xô sau này đã được chuyển tới nhiều quốc gia, tham gia nhiều cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên khắp thế giới như ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sức mạnh của T-34-85 khi này mới được quốc tế để mắt tới. Một lần nữa, người Liên Xô lại khiến phương Tây phải ngả mũ thán phục khi những cỗ xe tăng của họ dù đã ra đời trước đó nhiều chục năm vẫn có thể đối đầu sòng phẳng với những loại xe tăng "con cháu" sau này. Nguồn ảnh: Life.
Thậm chí tới tận thế kỷ 21 này, vẫn không ít những chiếc xe tăng T-34-85 tiếp tục được tham chiến khắp trên thế giới, xuất hiện trong nhiều cuộc xung đột, thậm chí trở thành mặt hàng cực kỳ có giá trên thị trường chợ đen quốc tế. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo nhiều số liệu được Nga công bố sau này, Liên Xô đã sản xuất tổng cộng 48.000 xe tăng T-34-85 - nhiều hơn cả số lượng xe tăng T-34-76 được nước này sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tới nay, ước tính vẫn còn khoảng 1000 cỗ xe tăng T-34-85 phục vụ trong biên chế quân đội một vài quốc gia trên thế giới, chưa kể những xe tăng T-34-85 được sử dụng trong tay những đội quân vô chính phủ, khủng bố hoặc đang trôi nổi trên thị trường chợ đen. Nguồn ảnh: Pinterest.
Xe tăng T-34-85 trong biên chế Quân đội Liên Xô trước đây.