Hiện nay, ngoài các xe tăng T-54/55/59 đang có trong biên chế, Việt Nam còn sở hữu một số lượng nhỏ xe tăng chiến đấu chủ lực T-62. Đó là phiên bản nâng cấp từ T-55 với những cải tiến sâu rộng về hỏa lực – giáp bảo vệ - động cơ đến mức tạo nên một dòng xe tăng mới hoàn toàn. Ảnh: QPVNCó một điều đặc biệt, những chiếc T-62 là kết quả của hợp đồng mua sắm vũ khí quy mô lớn đầu tiên giữa Việt Nam với Liên Xô vào cuối những năm 1970. Năm 1979, Liên Xô chuyển giao một số lượng không xác định T-62 cho chúng ta và chúng trở thành những xe tăng hiện đại nhất Quân đội Nhân dân Việt Nam trong suốt một thời gian dài. Ảnh: QPVNSo với T-54/55, xe tăng T-62 hiện đại hơn hẳn về hỏa lực gồm pháo + hệ thống điều khiển hỏa lực, sở hữu giáp trụ tốt hơn, động cơ cũng được cải tiến đáng kể cùng cơ cấu lái. Ảnh: QPVNCụ thể hơn, T-62 trang bị khẩu pháo nòng trơn 115mm U-5TS Molot – một khẩu pháo mang tính cách mạng của Liên Xô thời bấy giờ. Pháo có thể bắn các loại đạn thanh xuyên có cánh APFSDS có sức xuyên thép tốt hơn hẳn so với đạn xuyên thông thường, bắn được tên lửa chống tăng. Ảnh: QPVNNgoài ra, giáp trước của T-62 dày hơn 5% so với T-54/55. Dù vậy, nếu so với vũ khí chống tăng hiện đại thì giáp của T-62 không phải là quá khó khăn để khuất phục. Đó là lý do mà từ lâu T-62 cũng như T-54 bị xếp vào hàng lỗi thời, tất nhiên nhiều quốc gia thì vẫn dùng T-62 cho nhiệm vụ chiến đấu và cách mà họ giúp nó thích nghi đó là nâng cấp giáp trụ. Ảnh: QPVNThế nên, nếu có điều kiện, có lẽ Việt Nam nên nghiên cứu việc tiến hành đề án nâng cấp xe tăng T-62 có trong biên chế để chúng thích nghi cao hơn với chiến tranh hiện đại – nơi mà tên lửa chống tăng “bay rợp trời”. Ảnh: QPVNTrước đây, nhắc đến nâng cấp, có lẽ Việt Nam sẽ phải nhờ cậy bên ngoài, nhưng hiện tại mọi thứ đã dễ dàng hơn nhiều, nhà máy Z153 đã làm chủ công nghệ cải tiến hiện đại hóa xe tăng T-54B trong nước. Ảnh: Xe tăng T-54B cải tiến với giáp phản ứng nổ được sử dụng để Đội tuyển xe tăng Việt Nam tập luyện trước khi sang Nga thi đấu. Ảnh: QPVNVới việc T-62 vốn có chung khung gầm cơ bản với T-54/55 thì việc hiện đại hóa T-62 với các phương án đang áp dụng cho T-54B không phải là quá khó khăn. Công nghiệp quốc phòng Việt Nam hoàn toàn đủ sức làm được. Ảnh: QPVNThậm chí, hiện đại hóa T-62 có khi còn dễ hơn T-54/55 khi có chăng nó chỉ cần trang bị thêm giáp phản ứng nổ tăng khả năng kháng chịu đạn xuyên thép hoặc tên lửa chống tăng thế hệ mới. Về mặt hỏa lực và khả năng cơ động của T-62 thì khỏi bàn, chúng vẫn vượt trội ngay cả T-54B cải tiến. Ảnh: QPVNT-62 trang bị động cơ diesel 580hp cho tốc độ tối đa 40-50km/h, tầm hoạt động trên địa hình xấu là 320 km, trên đường bằng phẳng là 450 km với thùng nhiên liệu bên trong. Nếu được trang bị thêm 2 thùng nhiên liệu dung tích 200 lít thì tầm hoạt động sẽ đạt 450 km (đường xấu) và 650 km (đường bằng phẳng). Ảnh: QPVNNhư đã trình bày ở trên, pháo tăng 115mm của T-62 hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện đại, có chăng nếu trong tầm cho phép chúng ta nên hiện đại hóa thêm hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp máy tính đường đạn và các cảm biến đo tham số môi trường để các phát đạn đi chính xác hơn ngay loạt bắn đầu. Ảnh: QPVNNếu thành công, chúng ta có các xe tăng chiến đấu chủ lực có tính năng tiệm cận gần hơn với cả T-72. Ảnh: QPVNVideo xe tăng T-62 của Việt Nam khai hỏa pháo 115mm. Nguồn: Youtube
Hiện nay, ngoài các xe tăng T-54/55/59 đang có trong biên chế, Việt Nam còn sở hữu một số lượng nhỏ xe tăng chiến đấu chủ lực T-62. Đó là phiên bản nâng cấp từ T-55 với những cải tiến sâu rộng về hỏa lực – giáp bảo vệ - động cơ đến mức tạo nên một dòng xe tăng mới hoàn toàn. Ảnh: QPVN
Có một điều đặc biệt, những chiếc T-62 là kết quả của hợp đồng mua sắm vũ khí quy mô lớn đầu tiên giữa Việt Nam với Liên Xô vào cuối những năm 1970. Năm 1979, Liên Xô chuyển giao một số lượng không xác định T-62 cho chúng ta và chúng trở thành những xe tăng hiện đại nhất Quân đội Nhân dân Việt Nam trong suốt một thời gian dài. Ảnh: QPVN
So với T-54/55, xe tăng T-62 hiện đại hơn hẳn về hỏa lực gồm pháo + hệ thống điều khiển hỏa lực, sở hữu giáp trụ tốt hơn, động cơ cũng được cải tiến đáng kể cùng cơ cấu lái. Ảnh: QPVN
Cụ thể hơn, T-62 trang bị khẩu pháo nòng trơn 115mm U-5TS Molot – một khẩu pháo mang tính cách mạng của Liên Xô thời bấy giờ. Pháo có thể bắn các loại đạn thanh xuyên có cánh APFSDS có sức xuyên thép tốt hơn hẳn so với đạn xuyên thông thường, bắn được tên lửa chống tăng. Ảnh: QPVN
Ngoài ra, giáp trước của T-62 dày hơn 5% so với T-54/55. Dù vậy, nếu so với vũ khí chống tăng hiện đại thì giáp của T-62 không phải là quá khó khăn để khuất phục. Đó là lý do mà từ lâu T-62 cũng như T-54 bị xếp vào hàng lỗi thời, tất nhiên nhiều quốc gia thì vẫn dùng T-62 cho nhiệm vụ chiến đấu và cách mà họ giúp nó thích nghi đó là nâng cấp giáp trụ. Ảnh: QPVN
Thế nên, nếu có điều kiện, có lẽ Việt Nam nên nghiên cứu việc tiến hành đề án nâng cấp xe tăng T-62 có trong biên chế để chúng thích nghi cao hơn với chiến tranh hiện đại – nơi mà tên lửa chống tăng “bay rợp trời”. Ảnh: QPVN
Trước đây, nhắc đến nâng cấp, có lẽ Việt Nam sẽ phải nhờ cậy bên ngoài, nhưng hiện tại mọi thứ đã dễ dàng hơn nhiều, nhà máy Z153 đã làm chủ công nghệ cải tiến hiện đại hóa xe tăng T-54B trong nước. Ảnh: Xe tăng T-54B cải tiến với giáp phản ứng nổ được sử dụng để Đội tuyển xe tăng Việt Nam tập luyện trước khi sang Nga thi đấu. Ảnh: QPVN
Với việc T-62 vốn có chung khung gầm cơ bản với T-54/55 thì việc hiện đại hóa T-62 với các phương án đang áp dụng cho T-54B không phải là quá khó khăn. Công nghiệp quốc phòng Việt Nam hoàn toàn đủ sức làm được. Ảnh: QPVN
Thậm chí, hiện đại hóa T-62 có khi còn dễ hơn T-54/55 khi có chăng nó chỉ cần trang bị thêm giáp phản ứng nổ tăng khả năng kháng chịu đạn xuyên thép hoặc tên lửa chống tăng thế hệ mới. Về mặt hỏa lực và khả năng cơ động của T-62 thì khỏi bàn, chúng vẫn vượt trội ngay cả T-54B cải tiến. Ảnh: QPVN
T-62 trang bị động cơ diesel 580hp cho tốc độ tối đa 40-50km/h, tầm hoạt động trên địa hình xấu là 320 km, trên đường bằng phẳng là 450 km với thùng nhiên liệu bên trong. Nếu được trang bị thêm 2 thùng nhiên liệu dung tích 200 lít thì tầm hoạt động sẽ đạt 450 km (đường xấu) và 650 km (đường bằng phẳng). Ảnh: QPVN
Như đã trình bày ở trên, pháo tăng 115mm của T-62 hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện đại, có chăng nếu trong tầm cho phép chúng ta nên hiện đại hóa thêm hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp máy tính đường đạn và các cảm biến đo tham số môi trường để các phát đạn đi chính xác hơn ngay loạt bắn đầu. Ảnh: QPVN
Nếu thành công, chúng ta có các xe tăng chiến đấu chủ lực có tính năng tiệm cận gần hơn với cả T-72. Ảnh: QPVN
Video xe tăng T-62 của Việt Nam khai hỏa pháo 115mm. Nguồn: Youtube