Ra đời từ cuối những năm 50, xe bánh xích ATC-59 hay còn gọi là ATS-59 được xếp vào loại xe kéo pháo bánh xích, do Liên Xô sản xuất và được sử dụng chuyên để kéo những khẩu pháo hạng nặng. Nguồn ảnh: Datviet.Xe có hai phiên bản, bao gồm một phiên bản ATC-59 và một phiên bản nâng cấp là ATC-59G. Phiên bản được Việt Nam sử dụng là bản nâng cấp ATC-59G. Nguồn ảnh: Datviet.Cá biệt, một vài mẫu ATC-59 do Liên Xô sản xuất còn được trang bị động cơ của xe tăng T-55. Nhiều nguồn tin của nước ngoài cũng cho rằng, phiên bản ATC-59G chính là phiên bản sử dụng động cơ của xe tăng T-55. Nguồn ảnh: Datviet.Xe bánh xích ATC-59G có trọng lượng rỗng là 13,75 tấn, xe có chiều dài 6,3 mét, rộng 2,6 mét và có chiều cao 2,8 mét. Nguồn ảnh: Datviet.Động cơ chuẩn của ATC-59G là loại V-55 12 xi-lanh 38,88 lít làm mát bằng dung dịch cho phép xe đạt công suất động cơ lên tới 520 mã lực. Nguồn ảnh: Datviet.Tầm hoạt động của xe vào khoảng 600 km kèm theo đó là hệ thống treo và các bánh xích cho phép nó có thể di chuyển được trên nhiều loại địa hình khác nhau. Tuy nhiên, nhược điểm của hệ thống bánh xích này đó là xe ATC-59G sẽ không thể di chuyển nhanh được. Nguồn ảnh: Datviet.Tốc độ tối đa của xe chỉ vào khoảng 40 km/h khi di chuyển trên đường bằng và khoảng 27 km/h khi di chuyển trên địa hình xấu. Nguồn ảnh: Datviet.Hiện tại, các xe bánh xích kéo pháo loại ATC-59G của Việt Nam đang được nâng cấp và sửa chữa phần lớn tại Đoàn cơ động Kho K334, Xưởng X203, Cục Xe - Máy, Tổng cục Kỹ thuật. Nguồn ảnh: Datviet.Do loại phương tiện này đã quá lâu đời và nước ngoài mà cụ thể là Liên Xô trước kia và Nga ngày nay không còn sử dụng nữa, vậy nên nguồn phụ tùng thay thế nhập khẩu gần như không còn. Nguồn ảnh: Datviet.Do đó, phía Việt Nam phần lớn phải tự chủ động sản xuất hoặc sử dụng phụ tùng từ những phương tiện khác và cải biên lại để phù hợp với yêu cầu sử dụng của ATC-59G. Nguồn ảnh: Museum.Thêm vào đó, đây cũng là loại phương tiện rất phù hợp để di chuyển trên địa hình của Việt Nam, nhất là vào mùa mưa. Chính vì vậy ATC-59G vẫn tiếp tục được phục vụ hạn chế tại một số đơn vị trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong quá khứ, đã từng có khoảng 30 nước trên thế giới cùng sử dụng loại phương tiện bánh xích kéo pháo này. Tuy nhiên tới nay, gần như các quốc gia từng sử dụng ATC-59G đều đã phải loại biên phương tiện này do không thể chủ động trong việc sản xuất được linh kiện thay thế. Nguồn ảnh: Tracktor. Mời độc giả xem Video: Việt Nam hồi sinh xe đặc chủng ATC-59. Nguồn: QPVN.
Ra đời từ cuối những năm 50, xe bánh xích ATC-59 hay còn gọi là ATS-59 được xếp vào loại xe kéo pháo bánh xích, do Liên Xô sản xuất và được sử dụng chuyên để kéo những khẩu pháo hạng nặng. Nguồn ảnh: Datviet.
Xe có hai phiên bản, bao gồm một phiên bản ATC-59 và một phiên bản nâng cấp là ATC-59G. Phiên bản được Việt Nam sử dụng là bản nâng cấp ATC-59G. Nguồn ảnh: Datviet.
Cá biệt, một vài mẫu ATC-59 do Liên Xô sản xuất còn được trang bị động cơ của xe tăng T-55. Nhiều nguồn tin của nước ngoài cũng cho rằng, phiên bản ATC-59G chính là phiên bản sử dụng động cơ của xe tăng T-55. Nguồn ảnh: Datviet.
Xe bánh xích ATC-59G có trọng lượng rỗng là 13,75 tấn, xe có chiều dài 6,3 mét, rộng 2,6 mét và có chiều cao 2,8 mét. Nguồn ảnh: Datviet.
Động cơ chuẩn của ATC-59G là loại V-55 12 xi-lanh 38,88 lít làm mát bằng dung dịch cho phép xe đạt công suất động cơ lên tới 520 mã lực. Nguồn ảnh: Datviet.
Tầm hoạt động của xe vào khoảng 600 km kèm theo đó là hệ thống treo và các bánh xích cho phép nó có thể di chuyển được trên nhiều loại địa hình khác nhau. Tuy nhiên, nhược điểm của hệ thống bánh xích này đó là xe ATC-59G sẽ không thể di chuyển nhanh được. Nguồn ảnh: Datviet.
Tốc độ tối đa của xe chỉ vào khoảng 40 km/h khi di chuyển trên đường bằng và khoảng 27 km/h khi di chuyển trên địa hình xấu. Nguồn ảnh: Datviet.
Hiện tại, các xe bánh xích kéo pháo loại ATC-59G của Việt Nam đang được nâng cấp và sửa chữa phần lớn tại Đoàn cơ động Kho K334, Xưởng X203, Cục Xe - Máy, Tổng cục Kỹ thuật. Nguồn ảnh: Datviet.
Do loại phương tiện này đã quá lâu đời và nước ngoài mà cụ thể là Liên Xô trước kia và Nga ngày nay không còn sử dụng nữa, vậy nên nguồn phụ tùng thay thế nhập khẩu gần như không còn. Nguồn ảnh: Datviet.
Do đó, phía Việt Nam phần lớn phải tự chủ động sản xuất hoặc sử dụng phụ tùng từ những phương tiện khác và cải biên lại để phù hợp với yêu cầu sử dụng của ATC-59G. Nguồn ảnh: Museum.
Thêm vào đó, đây cũng là loại phương tiện rất phù hợp để di chuyển trên địa hình của Việt Nam, nhất là vào mùa mưa. Chính vì vậy ATC-59G vẫn tiếp tục được phục vụ hạn chế tại một số đơn vị trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong quá khứ, đã từng có khoảng 30 nước trên thế giới cùng sử dụng loại phương tiện bánh xích kéo pháo này. Tuy nhiên tới nay, gần như các quốc gia từng sử dụng ATC-59G đều đã phải loại biên phương tiện này do không thể chủ động trong việc sản xuất được linh kiện thay thế. Nguồn ảnh: Tracktor.
Mời độc giả xem Video: Việt Nam hồi sinh xe đặc chủng ATC-59. Nguồn: QPVN.