Xe bánh lốp và xe bánh xích quân dụng có từng ưu, nhược điểm riêng biệt mà không thể bù đắp được cho nhau, chính vì vậy tới ngày nay người ta vẫn sản xuất cả hai loại phương tiện bánh lốp và bánh xích khác nhau để phù hợp với từng điều kiện chién đấu cụ thể. Nguồn ảnh: Pinterest.Các phương tiện bánh xích cơ ưu điểm cơ cơ động tốt trên địa hình xấu, khả năng vượt địa hình, địa vật tốt hơn, có thể trèo qua chiến hào rộng cả mét cũng không vấn đề gì do cơ cấu di chuyển đặc biệt. Những phương tiện bánh xích còn có khả năng độc nhất vô nhị mà không một phương tiện bánh lốp nào có thể "bắt chước" được đó chính là khả năng xoay vòng tại chỗ mà không cần di chuyển khi hai xích chuyển động theo hai hướng ngược nhau. Nguồn ảnh: Warfare.Điểm yếu của loại phương tiện bánh xích này đó là đòi hỏi hệ thống treo phức tạp, yêu cầu bảo dưỡng thường xuyên, do có nhiều mắt xích được nối với nhau nên nguy cơ "đứt xích" luôn hiện hữu rất cao. Ngoài ra, tùy theo địa hình di chuyển mà các loại xích sẽ được thiết kế khác nhau, đôi khi đòi hỏi phải mang theo xích dự phòng loại khác để tác chiến trong nhiều khu vực địa hình phức tạp. Một trong những điểm yếu lớn nhất của loại phương tiện này đó là một khi bị chết máy thì không thể... đẩy được do xích cần một lực rất lớn để chuyển động. Nguồn ảnh: Holli.Các loại phương tiện bánh xích thường được sử dụng vào các nhiệm vụ như chiến đấu đa địa hình, chiến đấu trong địa hình đô thị (khả năng quay đầu rất nhanh) và làm các nhiệm vụ của lực lượng công binh. Do sử dụng xích di chuyển sẽ khiến tiết diện tiếp xúc giữa phương tiện và mặt đường trở nên lớn hơn, đồng nghĩa với việc các loại phương tiện bánh xích có khả năng lội bùn đất tốt hơn mà không sợ bị lún xâu, phá nát đường như khi sử dụng phương tiện bánh lốp. Nguồn ảnh: Military.Các loại phương tiện bánh lốp lại có ưu điểm vượt trội hơn phương tiện bánh xích về giá thành và kỹ thuật chế tạo. Cụ thể, chế tạo các phương tiện bánh lốp sẽ đơn giản hơn phương tiện bánh xích rất nhiều do không yêu cầu hệ thống treo phức tạp. Việc không có hệ thống treo phức tạp cũng đồng nghĩa với việc các phương tiện bánh lốp sẽ có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều so với các phương tiện bánh xích. Nguồn ảnh: Military.Ngoài ra, những ưu điểm khác của phương tiện bánh lốp bao gồm việc dễ điều khiển, lái xe thiết giáp bánh lốp thực chất không khác gì lái ô-tô, người lính có khả năng sử dụng phương tiện được ngay mà không cần thời gian làm quen lại như xe bánh xích. Bên cạnh khả năng vận hành dễ dàng còn có việc bảo dưỡng không cần quá nhiều công sức, các hỏng hóc liên quan đến bộ phận truyền động như hộp số, giảm xóc, lốp,... đều có thể được xử lý dễ dàng hơn nhiều so với các loại xe bánh xích. Xe bánh lốp có thể được bộ binh đẩy đi trong trường hợp xe bị hỏng mà phải di chuyển gấp và còn có tốc độ cao hơn nhiều so với xe bánh xích. Nguồn ảnh: Military.Nhược điểm của các loại xe bánh lốp đó là phải mang theo... lốp dự phòng, dù rằng lốp xe quân dụng rất dầy, không thể bị thủng và bị xịt như lốp xe thông thương nhưng trong trường hợp lốp bị rách, bị cán mìn nát thì vẫn sẽ phải thay và việc mang theo hẳn một cái lốp xe sẽ cồng kềnh hơn nhiều so với việc mang theo vài mắt xích gọn gàng. Các nhược điêm khác bao gồm cơ động kém, quay đầu tốn diện tích,... Nguồn ảnh: Military.Trước đây, trong chiến tranh thế giới thứ hai, người ta đã cố kết hợp ưu điểm của cả hai phương tiện bánh lốp và bánh xích lại để cho ra đời loại xe "nửa xích" (Half-track) với khả năng cơ động tốt như xe bánh xích mà vẫn dễ điều khiển như xe ô-tô thông thường. Nguồn ảnh: Military.Đức và Mỹ là hai quốc gia sản xuất nhiều loại phương tiện này nhất trong thời chiến tranh thế giới thứ hai, các phương tiện nửa xích nửa lốp này có khả năng di chuyển rất tốt trên địa hình xấu, phù hợp với địa hình châu Âu với nhiều thảo nguyên, đất mềm, bùn nhão. Nguồn ảnh: Keyword.Dần dần, với sự cải tiến vượt trội của các phương tiện bánh lốp và các loại xe cứu hộ cỡ lớn, các loại phương tiện nửa lốp nửa xích đã được loại bỏ dần thay vào đó là các phương tiện bánh lốp với 6 bánh, 8 bánh có khả năng cơ động tương đương với xe half-track. Nguồn ảnh: Keyword.Phát xít Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai còn cho ra đời một loại xe máy bánh xích chuyên để thồ hàng, kéo pháo và tải thương như thế này. Ngày nay, bánh lốp là bánh lốp, bánh xích là bánh xích, các loại phương tiện "nửa nạc nửa mỡ" như thế này đã không còn được sản xuất, trang bị với số lượng lớn nữa. Nguồn ảnh: Pinterest.
Xe bánh lốp và xe bánh xích quân dụng có từng ưu, nhược điểm riêng biệt mà không thể bù đắp được cho nhau, chính vì vậy tới ngày nay người ta vẫn sản xuất cả hai loại phương tiện bánh lốp và bánh xích khác nhau để phù hợp với từng điều kiện chién đấu cụ thể. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các phương tiện bánh xích cơ ưu điểm cơ cơ động tốt trên địa hình xấu, khả năng vượt địa hình, địa vật tốt hơn, có thể trèo qua chiến hào rộng cả mét cũng không vấn đề gì do cơ cấu di chuyển đặc biệt. Những phương tiện bánh xích còn có khả năng độc nhất vô nhị mà không một phương tiện bánh lốp nào có thể "bắt chước" được đó chính là khả năng xoay vòng tại chỗ mà không cần di chuyển khi hai xích chuyển động theo hai hướng ngược nhau. Nguồn ảnh: Warfare.
Điểm yếu của loại phương tiện bánh xích này đó là đòi hỏi hệ thống treo phức tạp, yêu cầu bảo dưỡng thường xuyên, do có nhiều mắt xích được nối với nhau nên nguy cơ "đứt xích" luôn hiện hữu rất cao. Ngoài ra, tùy theo địa hình di chuyển mà các loại xích sẽ được thiết kế khác nhau, đôi khi đòi hỏi phải mang theo xích dự phòng loại khác để tác chiến trong nhiều khu vực địa hình phức tạp. Một trong những điểm yếu lớn nhất của loại phương tiện này đó là một khi bị chết máy thì không thể... đẩy được do xích cần một lực rất lớn để chuyển động. Nguồn ảnh: Holli.
Các loại phương tiện bánh xích thường được sử dụng vào các nhiệm vụ như chiến đấu đa địa hình, chiến đấu trong địa hình đô thị (khả năng quay đầu rất nhanh) và làm các nhiệm vụ của lực lượng công binh. Do sử dụng xích di chuyển sẽ khiến tiết diện tiếp xúc giữa phương tiện và mặt đường trở nên lớn hơn, đồng nghĩa với việc các loại phương tiện bánh xích có khả năng lội bùn đất tốt hơn mà không sợ bị lún xâu, phá nát đường như khi sử dụng phương tiện bánh lốp. Nguồn ảnh: Military.
Các loại phương tiện bánh lốp lại có ưu điểm vượt trội hơn phương tiện bánh xích về giá thành và kỹ thuật chế tạo. Cụ thể, chế tạo các phương tiện bánh lốp sẽ đơn giản hơn phương tiện bánh xích rất nhiều do không yêu cầu hệ thống treo phức tạp. Việc không có hệ thống treo phức tạp cũng đồng nghĩa với việc các phương tiện bánh lốp sẽ có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều so với các phương tiện bánh xích. Nguồn ảnh: Military.
Ngoài ra, những ưu điểm khác của phương tiện bánh lốp bao gồm việc dễ điều khiển, lái xe thiết giáp bánh lốp thực chất không khác gì lái ô-tô, người lính có khả năng sử dụng phương tiện được ngay mà không cần thời gian làm quen lại như xe bánh xích. Bên cạnh khả năng vận hành dễ dàng còn có việc bảo dưỡng không cần quá nhiều công sức, các hỏng hóc liên quan đến bộ phận truyền động như hộp số, giảm xóc, lốp,... đều có thể được xử lý dễ dàng hơn nhiều so với các loại xe bánh xích. Xe bánh lốp có thể được bộ binh đẩy đi trong trường hợp xe bị hỏng mà phải di chuyển gấp và còn có tốc độ cao hơn nhiều so với xe bánh xích. Nguồn ảnh: Military.
Nhược điểm của các loại xe bánh lốp đó là phải mang theo... lốp dự phòng, dù rằng lốp xe quân dụng rất dầy, không thể bị thủng và bị xịt như lốp xe thông thương nhưng trong trường hợp lốp bị rách, bị cán mìn nát thì vẫn sẽ phải thay và việc mang theo hẳn một cái lốp xe sẽ cồng kềnh hơn nhiều so với việc mang theo vài mắt xích gọn gàng. Các nhược điêm khác bao gồm cơ động kém, quay đầu tốn diện tích,... Nguồn ảnh: Military.
Trước đây, trong chiến tranh thế giới thứ hai, người ta đã cố kết hợp ưu điểm của cả hai phương tiện bánh lốp và bánh xích lại để cho ra đời loại xe "nửa xích" (Half-track) với khả năng cơ động tốt như xe bánh xích mà vẫn dễ điều khiển như xe ô-tô thông thường. Nguồn ảnh: Military.
Đức và Mỹ là hai quốc gia sản xuất nhiều loại phương tiện này nhất trong thời chiến tranh thế giới thứ hai, các phương tiện nửa xích nửa lốp này có khả năng di chuyển rất tốt trên địa hình xấu, phù hợp với địa hình châu Âu với nhiều thảo nguyên, đất mềm, bùn nhão. Nguồn ảnh: Keyword.
Dần dần, với sự cải tiến vượt trội của các phương tiện bánh lốp và các loại xe cứu hộ cỡ lớn, các loại phương tiện nửa lốp nửa xích đã được loại bỏ dần thay vào đó là các phương tiện bánh lốp với 6 bánh, 8 bánh có khả năng cơ động tương đương với xe half-track. Nguồn ảnh: Keyword.
Phát xít Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai còn cho ra đời một loại xe máy bánh xích chuyên để thồ hàng, kéo pháo và tải thương như thế này. Ngày nay, bánh lốp là bánh lốp, bánh xích là bánh xích, các loại phương tiện "nửa nạc nửa mỡ" như thế này đã không còn được sản xuất, trang bị với số lượng lớn nữa. Nguồn ảnh: Pinterest.