Được đưa vào trang bị từ đầu năm 2020, xe tăng T-90M Breakthrough hiện đang được sản xuất ở Nga song song với xe tăng T-14 Armata, để loại bỏ dần các biến thể nâng cấp của xe tăng T-72 và T-80 thời Chiến tranh Lạnh.Xe tăng chủ lực T-90M cũng được trang bị pháo 2A46M-5 và hệ thống điều khiển hỏa lực Kalina như xe tăng T-14, hệ thống bảo vệ chủ động Afghanit và giáp phản ứng nổ Relikt mang lại khả năng sống sót cao hơn và hỏa lực vượt trội hơn nhiều.T-90 là loại xe tăng được xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới trong 25 năm qua, với 12 quốc gia đã đặt hàng loại xe này trong đó có Nga và có nhiều nước đã đặt hàng vài trăm chiếc.Là một cải tiến rõ rệt so với T-90 cũ hơn, xe tăng chủ lực T-90M được kỳ vọng sẽ đạt được thành công xuất khẩu đáng kể và hiện đã có hai khách hàng lớn là Ai Cập đặt hàng với 500 xe tăng và Ấn Độ là 460 xe tăng.Dựa trên nhu cầu quân sự của các nước và các mô hình mua hàng trước đây, các chuyên gia quân sự đã tìm ra năm khách hàng tiềm năng hàng đầu cho T-90MS, tên gọi cho biến thể xuất khẩu của T-90M.Đầu tiên là Việt Nam, mặc dù sở hữu lực lượng xe tăng hiện đại, nhưng phần lớn xe trong tổng số khoảng 1.900 xe tăng của Việt Nam là các thiết kế cũ. Bao gồm khoảng 1.200 chiếc T-54/55 của Liên Xô và Type 59 Trung Quốc, khoảng 300 chiếc xe tăng hạng nhẹ PT-76 và Type 62/63.Lực lượng chính của xe tăng Việt Nam bao gồm các xe tăng T-62, và loại xe tăng hiện đại duy nhất là T-90S/SK, trong đó có 64 chiếc đang được biên chế. Với việc Việt Nam tiếp tục đầu tư vào hiện đại hóa, khả năng mua thêm T-90, rất có thể là biến thể T-90MS mới tiên tiến hơn là rất cao.Thứ hai là Algeria, là khách hàng nước ngoài lớn thứ hai đối với xe tăng T-90, Algeria từ lâu đã là khách hàng lớn về thiết giáp của Nga và hiện đang sở hữu hơn 1.500 xe tăng Liên Xô và Nga.Bao gồm hơn 600 xe tăng T-90S, cũng như khoảng 300 xe tăng T-72M1/M1M, T-62 và T-55. Trong khi T-55 và T-62 dự kiến sẽ vẫn phục vụ bất chấp “tuổi tác” của chúng, phần lớn dành cho các đơn vị huấn luyện và dự bị. Ngoài ra khả năng thay thế T-72 bằng nhiều T-90 hơn hoặc bằng T-14 thế hệ tiếp theo là rất cao.Bên cạnh đó, những chiếc T-90 được đặt hàng trong tương lai có thể là biến thể T-90MS tiên tiến hơn, mang lại lợi thế hiệu suất tốt hơn so với M1 Abrams của các nước láng giềng như Morocco hoặc xe tăng NATO do các cường quốc châu Âu trang bị.Thứ ba là Belarus, mặc dù là đối tác quốc phòng lớn nhất của Nga ở châu Âu và được thừa hưởng một cơ sở công nghiệp quân sự lớn từ Liên Xô, các đơn vị thiết giáp của Belarus đáng chú ý nhất cũng chỉ là xe tăng T-72B3 và T-72B.Hiện nay dù T-72 đã có nhiều biến thể cải tiến hiện đại như T-72B3, nhưng vẫn kém xa so với các nền tảng NATO như K2 Black Panther đã được nước láng giềng Ba Lan nhập khẩu, hay các biến thể mới nhất của M1A2 Abrams do quân đội Mỹ triển khai ở châu Âu.Belarus đã nhiều lần nhấn mạnh rằng họ nhận thấy lực lượng NATO ngày càng tăng ở biên giới của mình và là mối đe dọa an ninh lớn. Vì vậy khả năng cao là nước này sẽ đầu tư mua thiết giáp mới từ Nga, có thể với các điều kiện hữu nghị hoặc được tài trợ bởi các khoản vay từ Moscow.Thứ tư là Syria, quốc gia từ lâu đã là khách hàng nước ngoài hàng đầu đối với các thiết kế xe tăng của Nga. Syria đã nhận được các đơn vị thiết giáp đáng kể được viện trợ từ Nga, kể từ khi quân đội Nga can thiệp vào nước này vào tháng 9/2015 để hỗ trợ chống nổi dậy.Các đơn vị tinh nhuệ hơn của Syria được trang bị xe tăng T-90A, một biến thể T-90 cũ hơn nhiều đã được phục vụ trong quân đội Nga từ năm 2004. Ngoài ra, Syria vẫn có thể tiếp tục được cung cấp các loại xe tăng cũ của Nga nếu nước này gặp phải tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.Nhưng Syria vẫn muốn tìm cách trang bị thêm cho các đơn vị tinh nhuệ của mình, với những chiếc xe tăng có khả năng hơn dưới dạng gói nâng cấp cho T-90 được mua từ Nga. Điều này được coi là cần thiết để mang lại lợi thế hơn khi đối đầu với xe tăng Leopard 2 của Thổ Nhĩ Kỳ.Cuối cùng là Iran, các đơn vị thiết giáp của Iran là một trong những đơn vị lâu đời nhất ở Trung Đông với hơn 1.500 xe tăng đang phục vụ, tất cả đều là thế hệ cũ và đã lỗi thời.Lực lượng xe tăng tinh nhuệ nhất của quân đội Iran có khoảng 500 xe tăng T-72S được sản xuất theo giấy phép trong nước và có khả năng cực kỳ hạn chế so với các biến thể T-72 hiện đại như T-72B3 được sử dụng trong quân đội Nga và được cung cấp dưới dạng viện trợ đến Syria trong những năm 2010.Mặc dù Iran đã tiết lộ xe tăng Karrar bản địa, dựa trên kinh nghiệm chế tạo xe tăng T-72 Liên Xô, nhưng khả năng của nó đã đặt ra một dấu hỏi nghiêm trọng, đặc biệt là do Iran thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và hiện đại hóa xe tăng.Khả năng Iran mua lại xe tăng T-90, có thể được sản xuất trong nước theo giấy phép đã từng được đưa ra trong quá khứ và nếu việc mua như vậy được thực hiện, nước này sẽ chọn biến thể mới nhất và hiện đại nhất như T-90MS. Nguồn ảnh: Pinterest/TL. Xe tăng T-90MS "Đột phá" sẽ sớm trở thành xương sống của lực lượng Lục quân Nga. Nguồn: QPVN.
Được đưa vào trang bị từ đầu năm 2020, xe tăng T-90M Breakthrough hiện đang được sản xuất ở Nga song song với xe tăng T-14 Armata, để loại bỏ dần các biến thể nâng cấp của xe tăng T-72 và T-80 thời Chiến tranh Lạnh.
Xe tăng chủ lực T-90M cũng được trang bị pháo 2A46M-5 và hệ thống điều khiển hỏa lực Kalina như xe tăng T-14, hệ thống bảo vệ chủ động Afghanit và giáp phản ứng nổ Relikt mang lại khả năng sống sót cao hơn và hỏa lực vượt trội hơn nhiều.
T-90 là loại xe tăng được xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới trong 25 năm qua, với 12 quốc gia đã đặt hàng loại xe này trong đó có Nga và có nhiều nước đã đặt hàng vài trăm chiếc.
Là một cải tiến rõ rệt so với T-90 cũ hơn, xe tăng chủ lực T-90M được kỳ vọng sẽ đạt được thành công xuất khẩu đáng kể và hiện đã có hai khách hàng lớn là Ai Cập đặt hàng với 500 xe tăng và Ấn Độ là 460 xe tăng.
Dựa trên nhu cầu quân sự của các nước và các mô hình mua hàng trước đây, các chuyên gia quân sự đã tìm ra năm khách hàng tiềm năng hàng đầu cho T-90MS, tên gọi cho biến thể xuất khẩu của T-90M.
Đầu tiên là Việt Nam, mặc dù sở hữu lực lượng xe tăng hiện đại, nhưng phần lớn xe trong tổng số khoảng 1.900 xe tăng của Việt Nam là các thiết kế cũ. Bao gồm khoảng 1.200 chiếc T-54/55 của Liên Xô và Type 59 Trung Quốc, khoảng 300 chiếc xe tăng hạng nhẹ PT-76 và Type 62/63.
Lực lượng chính của xe tăng Việt Nam bao gồm các xe tăng T-62, và loại xe tăng hiện đại duy nhất là T-90S/SK, trong đó có 64 chiếc đang được biên chế. Với việc Việt Nam tiếp tục đầu tư vào hiện đại hóa, khả năng mua thêm T-90, rất có thể là biến thể T-90MS mới tiên tiến hơn là rất cao.
Thứ hai là Algeria, là khách hàng nước ngoài lớn thứ hai đối với xe tăng T-90, Algeria từ lâu đã là khách hàng lớn về thiết giáp của Nga và hiện đang sở hữu hơn 1.500 xe tăng Liên Xô và Nga.
Bao gồm hơn 600 xe tăng T-90S, cũng như khoảng 300 xe tăng T-72M1/M1M, T-62 và T-55. Trong khi T-55 và T-62 dự kiến sẽ vẫn phục vụ bất chấp “tuổi tác” của chúng, phần lớn dành cho các đơn vị huấn luyện và dự bị. Ngoài ra khả năng thay thế T-72 bằng nhiều T-90 hơn hoặc bằng T-14 thế hệ tiếp theo là rất cao.
Bên cạnh đó, những chiếc T-90 được đặt hàng trong tương lai có thể là biến thể T-90MS tiên tiến hơn, mang lại lợi thế hiệu suất tốt hơn so với M1 Abrams của các nước láng giềng như Morocco hoặc xe tăng NATO do các cường quốc châu Âu trang bị.
Thứ ba là Belarus, mặc dù là đối tác quốc phòng lớn nhất của Nga ở châu Âu và được thừa hưởng một cơ sở công nghiệp quân sự lớn từ Liên Xô, các đơn vị thiết giáp của Belarus đáng chú ý nhất cũng chỉ là xe tăng T-72B3 và T-72B.
Hiện nay dù T-72 đã có nhiều biến thể cải tiến hiện đại như T-72B3, nhưng vẫn kém xa so với các nền tảng NATO như K2 Black Panther đã được nước láng giềng Ba Lan nhập khẩu, hay các biến thể mới nhất của M1A2 Abrams do quân đội Mỹ triển khai ở châu Âu.
Belarus đã nhiều lần nhấn mạnh rằng họ nhận thấy lực lượng NATO ngày càng tăng ở biên giới của mình và là mối đe dọa an ninh lớn. Vì vậy khả năng cao là nước này sẽ đầu tư mua thiết giáp mới từ Nga, có thể với các điều kiện hữu nghị hoặc được tài trợ bởi các khoản vay từ Moscow.
Thứ tư là Syria, quốc gia từ lâu đã là khách hàng nước ngoài hàng đầu đối với các thiết kế xe tăng của Nga. Syria đã nhận được các đơn vị thiết giáp đáng kể được viện trợ từ Nga, kể từ khi quân đội Nga can thiệp vào nước này vào tháng 9/2015 để hỗ trợ chống nổi dậy.
Các đơn vị tinh nhuệ hơn của Syria được trang bị xe tăng T-90A, một biến thể T-90 cũ hơn nhiều đã được phục vụ trong quân đội Nga từ năm 2004. Ngoài ra, Syria vẫn có thể tiếp tục được cung cấp các loại xe tăng cũ của Nga nếu nước này gặp phải tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.
Nhưng Syria vẫn muốn tìm cách trang bị thêm cho các đơn vị tinh nhuệ của mình, với những chiếc xe tăng có khả năng hơn dưới dạng gói nâng cấp cho T-90 được mua từ Nga. Điều này được coi là cần thiết để mang lại lợi thế hơn khi đối đầu với xe tăng Leopard 2 của Thổ Nhĩ Kỳ.
Cuối cùng là Iran, các đơn vị thiết giáp của Iran là một trong những đơn vị lâu đời nhất ở Trung Đông với hơn 1.500 xe tăng đang phục vụ, tất cả đều là thế hệ cũ và đã lỗi thời.
Lực lượng xe tăng tinh nhuệ nhất của quân đội Iran có khoảng 500 xe tăng T-72S được sản xuất theo giấy phép trong nước và có khả năng cực kỳ hạn chế so với các biến thể T-72 hiện đại như T-72B3 được sử dụng trong quân đội Nga và được cung cấp dưới dạng viện trợ đến Syria trong những năm 2010.
Mặc dù Iran đã tiết lộ xe tăng Karrar bản địa, dựa trên kinh nghiệm chế tạo xe tăng T-72 Liên Xô, nhưng khả năng của nó đã đặt ra một dấu hỏi nghiêm trọng, đặc biệt là do Iran thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và hiện đại hóa xe tăng.
Khả năng Iran mua lại xe tăng T-90, có thể được sản xuất trong nước theo giấy phép đã từng được đưa ra trong quá khứ và nếu việc mua như vậy được thực hiện, nước này sẽ chọn biến thể mới nhất và hiện đại nhất như T-90MS. Nguồn ảnh: Pinterest/TL.
Xe tăng T-90MS "Đột phá" sẽ sớm trở thành xương sống của lực lượng Lục quân Nga. Nguồn: QPVN.