Trận đấu bán kết nghẹt thở của Đội tuyển xe tăng Việt Nam với Myanmar tối 1/9 để lại nhiều cảm xúc cho hàng vạn khán giả Việt Nam theo dõi trực tiếp. Trận đấu không chỉ cho chúng ta thấy tinh thần kiên cường của người lính Việt Nam mà cả chất lượng vũ khí hiện đại của Nga. Một trong những hình ảnh mà được chính đài Nga quay đi quay lại là cảnh xe tăng Việt Nam bị toạc vỏ nòng pháo 2A46M 125mm.Tình huống này xảy ra trong bài bắn pháo 125mm vào 3 mục tiêu xe tăng (bia số 12) của kíp lái Việt Nam 2. Thời điểm đó, pháo thủ Trần Ngọc Bình bắn tốt phát đầu tiên và hạ gọn mục tiêu, nhưng tháp pháo sau đó quay ngang liên tục, chỉ huy trên đài quan sát ra lệnh tắt hệ thống ổn định, nhiều khả năng do hệ thống ổn định nòng pháo gặp trục trặc.Pháo thủ bắn thứ hai mà không có hệ thống ổn định nòng pháo, khiến viên đạn không trúng đích. Xe tăng Việt Nam sau đó khựng lại, nòng pháo quay ra phía sau, phần bọc đầu nòng bị bung ra, khiến pháo thủ không thể lấy được đường ngắm và quyết định không bắn phát thứ ba. Kíp VN2 phải chạy phạt hai vòng, đánh mất lợi thế trước kíp Myanmar 2.Lớp bọc đầu nòng này được gọi là vỏ cách nhiệt của khẩu pháo 125mm 2A46M. Bộ phận này giúp bảo đảm nhiệt độ ổn định cho nòng pháo khi vận hành, ngăn tác động đến nòng pháo do thay đổi nhiệt độ bên ngoài và duy trì độ chính xác.Pháo xe tăng vẫn có thể khai hỏa tốt ngay cả khi không có bọc nòng, nhưng độ chính xác sẽ bị ảnh hưởng nếu hoạt động dưới trời nắng nóng hoặc giá lạnh.Dẫu vậy, điều cần nói ở đây là rất hiếm hình ảnh hay đoạn video được ghi lại về việc lớp bọc vỏ nòng có thể bung ra trong chiến đấu. Và trong các kỳ Army Games đã diễn ra thì đây là lần đầu tiên xe tăng bị bung vỏ ốp cách nhiệt nòng pháo.Ốp cách nhiệt vốn là bộ phận tách rời, được cuộn vào quanh nòng pháo thì việc bung ra là không tránh khỏi, nhưng không có nghĩa nó lại bung một cách dễ dàng chỉ sau 1 phát bắn của trận thi đấu ngày 1/9. Trước đó, kể cả ta có sử dụng cùng chiếc xe này cho 3 trận vòng lại thì tổng chỉ có 10 phát bắn. Vậy vì sao vỏ cách nhiệt lại bung được ngay?Điều gì đã xảy ra? Liệu đó có phải là một lỗi kỹ thuật với xe tăng Nga. Trong vòng có 2 phát bắn mà áp suất xung quanh đầu nòng khiến vỏ bọc bung ngay lập tức.Bởi sau khi bị bung vỏ bọc cách nhiệt nòng pháo, kíp lái Việt Nam 3 phải đổi xe tăng dự phòng để tiếp tục thi đấu. Ngoài vấn đề toạc vỏ, như đã đề cập ở trên, chiếc xe tăng ngày hôm đó còn gặp sự cố với hệ thống ổn định tầm hướng để khai hỏa trong điều kiện xe hành tiến – bắn.Đáng chú ý, vấn đề tương tự toạc vỏ ốp cách nhiệt nòng pháo cũng bất ngờ xảy ra với đội xe tăng Lào trong trận bán kết 2 ngày 2/9. Xem ra chúng ta cần một câu trả lời từ Ban tổ chức. Vì rõ ràng việc này ảnh hưởng tới thành tích các đội thi đấu.Hi vọng, ban tổ chức sẽ có sự hỗ trợ kỹ thuật giúp các xe đội tuyển Việt Nam có tình trạng tốt nhất để bước vào trận chung kết ngày 4/9 gặp Lào, Myanmar và Tajikistan.
Video Bán kết Tank Biathlon 2020: Cuộc đua nghẹt thở Việt Nam vs. Myanmar - Nguồn: VTC Now
Trận đấu bán kết nghẹt thở của Đội tuyển xe tăng Việt Nam với Myanmar tối 1/9 để lại nhiều cảm xúc cho hàng vạn khán giả Việt Nam theo dõi trực tiếp. Trận đấu không chỉ cho chúng ta thấy tinh thần kiên cường của người lính Việt Nam mà cả chất lượng vũ khí hiện đại của Nga. Một trong những hình ảnh mà được chính đài Nga quay đi quay lại là cảnh xe tăng Việt Nam bị toạc vỏ nòng pháo 2A46M 125mm.
Tình huống này xảy ra trong bài bắn pháo 125mm vào 3 mục tiêu xe tăng (bia số 12) của kíp lái Việt Nam 2. Thời điểm đó, pháo thủ Trần Ngọc Bình bắn tốt phát đầu tiên và hạ gọn mục tiêu, nhưng tháp pháo sau đó quay ngang liên tục, chỉ huy trên đài quan sát ra lệnh tắt hệ thống ổn định, nhiều khả năng do hệ thống ổn định nòng pháo gặp trục trặc.
Pháo thủ bắn thứ hai mà không có hệ thống ổn định nòng pháo, khiến viên đạn không trúng đích. Xe tăng Việt Nam sau đó khựng lại, nòng pháo quay ra phía sau, phần bọc đầu nòng bị bung ra, khiến pháo thủ không thể lấy được đường ngắm và quyết định không bắn phát thứ ba. Kíp VN2 phải chạy phạt hai vòng, đánh mất lợi thế trước kíp Myanmar 2.
Lớp bọc đầu nòng này được gọi là vỏ cách nhiệt của khẩu pháo 125mm 2A46M. Bộ phận này giúp bảo đảm nhiệt độ ổn định cho nòng pháo khi vận hành, ngăn tác động đến nòng pháo do thay đổi nhiệt độ bên ngoài và duy trì độ chính xác.
Pháo xe tăng vẫn có thể khai hỏa tốt ngay cả khi không có bọc nòng, nhưng độ chính xác sẽ bị ảnh hưởng nếu hoạt động dưới trời nắng nóng hoặc giá lạnh.
Dẫu vậy, điều cần nói ở đây là rất hiếm hình ảnh hay đoạn video được ghi lại về việc lớp bọc vỏ nòng có thể bung ra trong chiến đấu. Và trong các kỳ Army Games đã diễn ra thì đây là lần đầu tiên xe tăng bị bung vỏ ốp cách nhiệt nòng pháo.
Ốp cách nhiệt vốn là bộ phận tách rời, được cuộn vào quanh nòng pháo thì việc bung ra là không tránh khỏi, nhưng không có nghĩa nó lại bung một cách dễ dàng chỉ sau 1 phát bắn của trận thi đấu ngày 1/9. Trước đó, kể cả ta có sử dụng cùng chiếc xe này cho 3 trận vòng lại thì tổng chỉ có 10 phát bắn. Vậy vì sao vỏ cách nhiệt lại bung được ngay?
Điều gì đã xảy ra? Liệu đó có phải là một lỗi kỹ thuật với xe tăng Nga. Trong vòng có 2 phát bắn mà áp suất xung quanh đầu nòng khiến vỏ bọc bung ngay lập tức.
Bởi sau khi bị bung vỏ bọc cách nhiệt nòng pháo, kíp lái Việt Nam 3 phải đổi xe tăng dự phòng để tiếp tục thi đấu. Ngoài vấn đề toạc vỏ, như đã đề cập ở trên, chiếc xe tăng ngày hôm đó còn gặp sự cố với hệ thống ổn định tầm hướng để khai hỏa trong điều kiện xe hành tiến – bắn.
Đáng chú ý, vấn đề tương tự toạc vỏ ốp cách nhiệt nòng pháo cũng bất ngờ xảy ra với đội xe tăng Lào trong trận bán kết 2 ngày 2/9. Xem ra chúng ta cần một câu trả lời từ Ban tổ chức. Vì rõ ràng việc này ảnh hưởng tới thành tích các đội thi đấu.
Hi vọng, ban tổ chức sẽ có sự hỗ trợ kỹ thuật giúp các xe đội tuyển Việt Nam có tình trạng tốt nhất để bước vào trận chung kết ngày 4/9 gặp Lào, Myanmar và Tajikistan.
Video Bán kết Tank Biathlon 2020: Cuộc đua nghẹt thở Việt Nam vs. Myanmar - Nguồn: VTC Now