Cánh cụp cánh xoè đã từng được coi là kiểu thiết kế hàng không vượt bậc dành cho các loại chiến đấu cơ. Từng có thời kỳ, các cường quốc quân sự như Liên Xô và Mỹ chạy đua thiết kế cánh cụp cánh xoè cho chiến đấu cơ của mình. Tuy nhiên ngày nay, kiểu thiết kế này đã dần lỗi thời và gần như không còn bất cứ loại máy bay nào được thiết kế trong thế kỷ 21 mang kiểu cánh đặc biệt này. Nguồn ảnh: Eurofighter.Ưu điểm vượt trội của kiểu cánh cụp cánh xoè này đó là nó có thể tăng - giảm diện tích mặt cánh tuỳ tình huống sử dụng, cho phép phi cơ có lực nâng lớn hơn khi cần. Nguồn ảnh: USAF.Đặc biệt, khi ở tốc độ siêu âm, cánh của các chiến đấu cơ cánh cụp cánh xoè sẽ cụp vào và giảm diện tích cản trước, cho phép máy bay giảm được ma sát với không khí giúp nó tăng tốc vượt trội. Đây cũng chính là lý do mọi máy bay cánh cụp cánh xoè đều có khả năng bay siêu âm. Nguồn ảnh: Mechanic.Tuy vậy, những ưu điểm của máy bay cánh cụp cánh xoè đã dần bị quên lãng khi các thiết kế sư hàng không lo ngại về những nhược điểm của thiết kế này. Chính những nhược điểm này đã khiến cho cánh cụp cánh xoè không còn là kiểu thiết kế "thời thượng" của hiện tại nữa. Nguồn ảnh: Meseum.Một trong những nhược điểm lớn nhất đó chính là cơ chế "cụp - xoè" của loại cánh này đòi hỏi nó cần có một hệ thống cơ khí riêng biệt, làm tăng trọng lượng máy bay, gây khó khăn cho bảo dưỡng và đặc biệt là hệ thống này phải chịu lực rất lớn khi bay ở tốc độ cao nên rất... dễ hỏng. Nguồn ảnh: Wiki.Nhược điểm này cũng kéo theo một vấn đề nữa đó là khoảng trống đáng lẽ ra có thể được sử dụng để chứa nhiên liệu như trên các loại chiến đấu cơ khác thì nay lại trở thành nơi đặt các thiết bị cơ khí phức tạp và chiếm diện tích. Có nghĩa là, chiến đấu cơ cánh cụp cánh xoè sẽ vừa nặng, vừa mang được ít nhiên liệu hơn so với kiểu thiết kế thông thường. Nguồn ảnh: USAF.Cận cảnh hệ thống cụp - xoè cánh bên trong chiến đấu cơ Panavia Tornado. Việc đặt hệ thống này ở cánh khiến máy bay có thêm một chỗ hiểm nữa khi bị dính đạn. Nguồn ảnh: Mechanic.Nhược điểm tiếp theo đó là với kiểu cánh cụp - cánh xoè, các nhà thiết kế sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thiết kế các giá treo vũ khí bên dưới cánh máy bay. Ảnh: Máy bay ném bom tốc độ siêu âm loại Thiên Nga Trắng của Liên Xô - Nga. Nguồn ảnh: Sovietairforce.Các ưu điểm mà cánh cụp cánh xoè mang lại ngày nay cũng không còn là điều quá khác biệt. Ví dụ như tốc độ cao - điều này đã có thể dễ dàng đạt được bởi thiết kế sức mạnh vượt trội của động cơ và kiểu dáng khí động học ngày càng tiên tiến. Ảnh: Cơ chế cụp xoè bằng thuỷ lực của MiG-23. Nguồn ảnh: Wiki.Ngoài ra, các chiến đấu cơ ngày nay cũng không coi tốc độ là một yếu tố để nhắm tới mà thay vào đó là các yếu tố khác được cho là quan trọng hơn nhiều tốc độ ví dụ như hệ thống kiểm soát hoả lực, kiểm soát bay, tàng hình,... Nguồn ảnh: Aviation.Chiến đấu cơ Su-22 của Việt Nam vừa mới bị rơi tại Nghệ An ngày hôm qua, 26/7/2018 cũng là một chiến đấu cơ có thiết kế kiểu cánh cụp cánh xoè. Kiểu thiết kế này giúp Su-22 bay được với tốc độ tối đa lên tới Mach 1.1. Nguồn ảnh: Jetphoto.Su-22 cũng là một trong số ít các loại chiến đấu cơ ngày nay còn sử dụng kiểu thiết kế cánh cụp cánh xoè này. Với không quân Mỹ, B-1B Lancer là máy bay cuối cùng được sản xuất với kiểu cánh cụp cánh xoè, còn với Không quân Nga, đó là loại Tu-160 được ra đời vào năm 1981. Nguồn ảnh: Aviation. Mời độc giả xem Video: Su-22 thể hiện khả năng cơ động ở tốc độ cực cao với thiết kế cánh cụp cánh xoè.
Cánh cụp cánh xoè đã từng được coi là kiểu thiết kế hàng không vượt bậc dành cho các loại chiến đấu cơ. Từng có thời kỳ, các cường quốc quân sự như Liên Xô và Mỹ chạy đua thiết kế cánh cụp cánh xoè cho chiến đấu cơ của mình. Tuy nhiên ngày nay, kiểu thiết kế này đã dần lỗi thời và gần như không còn bất cứ loại máy bay nào được thiết kế trong thế kỷ 21 mang kiểu cánh đặc biệt này. Nguồn ảnh: Eurofighter.
Ưu điểm vượt trội của kiểu cánh cụp cánh xoè này đó là nó có thể tăng - giảm diện tích mặt cánh tuỳ tình huống sử dụng, cho phép phi cơ có lực nâng lớn hơn khi cần. Nguồn ảnh: USAF.
Đặc biệt, khi ở tốc độ siêu âm, cánh của các chiến đấu cơ cánh cụp cánh xoè sẽ cụp vào và giảm diện tích cản trước, cho phép máy bay giảm được ma sát với không khí giúp nó tăng tốc vượt trội. Đây cũng chính là lý do mọi máy bay cánh cụp cánh xoè đều có khả năng bay siêu âm. Nguồn ảnh: Mechanic.
Tuy vậy, những ưu điểm của máy bay cánh cụp cánh xoè đã dần bị quên lãng khi các thiết kế sư hàng không lo ngại về những nhược điểm của thiết kế này. Chính những nhược điểm này đã khiến cho cánh cụp cánh xoè không còn là kiểu thiết kế "thời thượng" của hiện tại nữa. Nguồn ảnh: Meseum.
Một trong những nhược điểm lớn nhất đó chính là cơ chế "cụp - xoè" của loại cánh này đòi hỏi nó cần có một hệ thống cơ khí riêng biệt, làm tăng trọng lượng máy bay, gây khó khăn cho bảo dưỡng và đặc biệt là hệ thống này phải chịu lực rất lớn khi bay ở tốc độ cao nên rất... dễ hỏng. Nguồn ảnh: Wiki.
Nhược điểm này cũng kéo theo một vấn đề nữa đó là khoảng trống đáng lẽ ra có thể được sử dụng để chứa nhiên liệu như trên các loại chiến đấu cơ khác thì nay lại trở thành nơi đặt các thiết bị cơ khí phức tạp và chiếm diện tích. Có nghĩa là, chiến đấu cơ cánh cụp cánh xoè sẽ vừa nặng, vừa mang được ít nhiên liệu hơn so với kiểu thiết kế thông thường. Nguồn ảnh: USAF.
Cận cảnh hệ thống cụp - xoè cánh bên trong chiến đấu cơ Panavia Tornado. Việc đặt hệ thống này ở cánh khiến máy bay có thêm một chỗ hiểm nữa khi bị dính đạn. Nguồn ảnh: Mechanic.
Nhược điểm tiếp theo đó là với kiểu cánh cụp - cánh xoè, các nhà thiết kế sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thiết kế các giá treo vũ khí bên dưới cánh máy bay. Ảnh: Máy bay ném bom tốc độ siêu âm loại Thiên Nga Trắng của Liên Xô - Nga. Nguồn ảnh: Sovietairforce.
Các ưu điểm mà cánh cụp cánh xoè mang lại ngày nay cũng không còn là điều quá khác biệt. Ví dụ như tốc độ cao - điều này đã có thể dễ dàng đạt được bởi thiết kế sức mạnh vượt trội của động cơ và kiểu dáng khí động học ngày càng tiên tiến. Ảnh: Cơ chế cụp xoè bằng thuỷ lực của MiG-23. Nguồn ảnh: Wiki.
Ngoài ra, các chiến đấu cơ ngày nay cũng không coi tốc độ là một yếu tố để nhắm tới mà thay vào đó là các yếu tố khác được cho là quan trọng hơn nhiều tốc độ ví dụ như hệ thống kiểm soát hoả lực, kiểm soát bay, tàng hình,... Nguồn ảnh: Aviation.
Chiến đấu cơ Su-22 của Việt Nam vừa mới bị rơi tại Nghệ An ngày hôm qua, 26/7/2018 cũng là một chiến đấu cơ có thiết kế kiểu cánh cụp cánh xoè. Kiểu thiết kế này giúp Su-22 bay được với tốc độ tối đa lên tới Mach 1.1. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Su-22 cũng là một trong số ít các loại chiến đấu cơ ngày nay còn sử dụng kiểu thiết kế cánh cụp cánh xoè này. Với không quân Mỹ, B-1B Lancer là máy bay cuối cùng được sản xuất với kiểu cánh cụp cánh xoè, còn với Không quân Nga, đó là loại Tu-160 được ra đời vào năm 1981. Nguồn ảnh: Aviation.
Mời độc giả xem Video: Su-22 thể hiện khả năng cơ động ở tốc độ cực cao với thiết kế cánh cụp cánh xoè.