Truyền thông Nga mới đây cho biết, những chiếc tiêm kích MiG-35S thuộc lô sản xuất hàng loạt đầu tiên đã hoàn thành đầy đủ các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước và được đưa vào biên chế trước thời hạn.Tuy nhiên tại sao Nga lại cần một máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++ khác, và chiến đấu cơ MiG-35S liệu có trở thành đối thủ cạnh tranh của Su-35S, các chuyên gia phân tích của tạp chí "Bình luận quân sự" đã đưa ra một vài lời giải thích.Đầu tiên, chiếc chiến đấu cơ thế hệ mới là sự phát triển tiếp theo dựa trên tiêm kích hạng nhẹ MiG-29. Đây là phiên bản xứng đáng được coi là tốt nhất trong lớp Fulcrum đã ra đời cách đây gần nửa thế kỷ.Cần lưu ý rằng phi cơ MiG-35S vẫn giữ được sự "nhẹ nhàng" của người tiền nhiệm khi chỉ nặng 17,5 tấn. Đồng thời về tốc độ, chỉ số này tăng thêm đáng kể: 1.400 km/h ở độ cao thấp và 2.400 km/h ở trần bay 17,5 km.Máy bay nhận được hệ thống điện tử hàng không hiện đại, thiết bị tác chiến điện tử tích hợp sẵn và 10 điểm treo vũ khí. Thêm khả năng siêu linh hoạt của động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều khiến máy bay chiến đấu MiG-35 trở thành tiêm kích đa năng tốt nhất thế giới cho tất cả các loại nhiệm vụ.Còn về cuộc cạnh tranh với Su-35 thì theo chuyên gia quân sự Nga, chiếc Flanker nặng nề là cần thiết để hộ tống máy bay ném bom tầm xa tấn công vào chiều sâu chiến lược của đối phương, cũng như đột phá khu vực phòng không kiên cố.Đổi lại, nhiệm vụ của tiêm kích như MiG-35S sẽ là nắm bắt và duy trì quyền kiểm soát bầu trời trên chiến trường, yểm trợ trên không khu vực tiền tuyến, cũng như tấn công các mục tiêu ở hậu phương gần.Tuy nhiên điều này không có nghĩa là MiG-35S thôi đối đầu máy bay chiến đấu hiện đại của phương Tây.Tiềm năng xuất khẩu của MiG-35S là rất lớn khi giá chào hàng chỉ là 45 triệu USD. Để so sánh, F-16 có cấu hình tương tự, F/A-18 Super Hornet, Eurofighter Typhoon và Dassault Rafale sẽ có giá lần lượt là 68, 75, 120 và 130 triệu USD.Mặc dù giới chức quân sự Nga đã đưa ra những lợi thế của MiG-35, nhưng theo nhiều chuyên gia quân sự độc lập khác thì họ đã cố tình nói sai hoặc che giấu bớt những khuyết điểm của chiếc tiêm kích này.Đầu tiên là trọng lượng cất cánh tối đa của MiG-35 không phải 17,5 tấn mà lên tới gần 30 tấn, tức là ngang với tiêm kích hạng nặng F-15C, trong khi tầm bay và tải trọng vũ khí đều thua xa.Giá thành khai thác theo từng giờ bay của MiG-35 cũng chẳng hề rẻ, trong khi các chỉ số về tính năng kỹ chiến thuật lại thua kém dòng tiêm kích hạng nặng Sukhoi, những gì MiG-35 làm được thì Su-35 cũng làm được, trong khi không có trường hợp theo chiều ngược lại.Giá thành rẻ của MiG-35 so với tiêm kích phương Tây cũng được giải thích là bởi độ bền khung thân vẫn còn có khoảng cách nhất định, hơn thế nữa yêu cầu bảo dưỡng, nhất là đối với động cơ cực kỳ đắt đỏ.Với thực tế trên, có thể giải thích vì sao bản thân Không quân Nga vẫn ưa chuộng Su-35 chứ chẳng phải MiG-35, họ chỉ đồng ý mua với số lượng hạn chế nhằm mục đích chính là "giải cứu" nhà sản xuất mà thôi.
Truyền thông Nga mới đây cho biết, những chiếc tiêm kích MiG-35S thuộc lô sản xuất hàng loạt đầu tiên đã hoàn thành đầy đủ các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước và được đưa vào biên chế trước thời hạn.
Tuy nhiên tại sao Nga lại cần một máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++ khác, và chiến đấu cơ MiG-35S liệu có trở thành đối thủ cạnh tranh của Su-35S, các chuyên gia phân tích của tạp chí "Bình luận quân sự" đã đưa ra một vài lời giải thích.
Đầu tiên, chiếc chiến đấu cơ thế hệ mới là sự phát triển tiếp theo dựa trên tiêm kích hạng nhẹ MiG-29. Đây là phiên bản xứng đáng được coi là tốt nhất trong lớp Fulcrum đã ra đời cách đây gần nửa thế kỷ.
Cần lưu ý rằng phi cơ MiG-35S vẫn giữ được sự "nhẹ nhàng" của người tiền nhiệm khi chỉ nặng 17,5 tấn. Đồng thời về tốc độ, chỉ số này tăng thêm đáng kể: 1.400 km/h ở độ cao thấp và 2.400 km/h ở trần bay 17,5 km.
Máy bay nhận được hệ thống điện tử hàng không hiện đại, thiết bị tác chiến điện tử tích hợp sẵn và 10 điểm treo vũ khí. Thêm khả năng siêu linh hoạt của động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều khiến máy bay chiến đấu MiG-35 trở thành tiêm kích đa năng tốt nhất thế giới cho tất cả các loại nhiệm vụ.
Còn về cuộc cạnh tranh với Su-35 thì theo chuyên gia quân sự Nga, chiếc Flanker nặng nề là cần thiết để hộ tống máy bay ném bom tầm xa tấn công vào chiều sâu chiến lược của đối phương, cũng như đột phá khu vực phòng không kiên cố.
Đổi lại, nhiệm vụ của tiêm kích như MiG-35S sẽ là nắm bắt và duy trì quyền kiểm soát bầu trời trên chiến trường, yểm trợ trên không khu vực tiền tuyến, cũng như tấn công các mục tiêu ở hậu phương gần.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là MiG-35S thôi đối đầu máy bay chiến đấu hiện đại của phương Tây.
Tiềm năng xuất khẩu của MiG-35S là rất lớn khi giá chào hàng chỉ là 45 triệu USD. Để so sánh, F-16 có cấu hình tương tự, F/A-18 Super Hornet, Eurofighter Typhoon và Dassault Rafale sẽ có giá lần lượt là 68, 75, 120 và 130 triệu USD.
Mặc dù giới chức quân sự Nga đã đưa ra những lợi thế của MiG-35, nhưng theo nhiều chuyên gia quân sự độc lập khác thì họ đã cố tình nói sai hoặc che giấu bớt những khuyết điểm của chiếc tiêm kích này.
Đầu tiên là trọng lượng cất cánh tối đa của MiG-35 không phải 17,5 tấn mà lên tới gần 30 tấn, tức là ngang với tiêm kích hạng nặng F-15C, trong khi tầm bay và tải trọng vũ khí đều thua xa.
Giá thành khai thác theo từng giờ bay của MiG-35 cũng chẳng hề rẻ, trong khi các chỉ số về tính năng kỹ chiến thuật lại thua kém dòng tiêm kích hạng nặng Sukhoi, những gì MiG-35 làm được thì Su-35 cũng làm được, trong khi không có trường hợp theo chiều ngược lại.
Giá thành rẻ của MiG-35 so với tiêm kích phương Tây cũng được giải thích là bởi độ bền khung thân vẫn còn có khoảng cách nhất định, hơn thế nữa yêu cầu bảo dưỡng, nhất là đối với động cơ cực kỳ đắt đỏ.
Với thực tế trên, có thể giải thích vì sao bản thân Không quân Nga vẫn ưa chuộng Su-35 chứ chẳng phải MiG-35, họ chỉ đồng ý mua với số lượng hạn chế nhằm mục đích chính là "giải cứu" nhà sản xuất mà thôi.