Hiện nay tại Trung Đông có Iraq, Jordan, Saudi Arabia và UAE đã mua UAV của Trung Quốc; Arab Saudi và UAE đã sử dụng UAV CH-4 với quy mô lớn trên chiến trường Yemen, Libya để làm phương tiện trinh sát - tiến công; nhưng trong hai năm trở lại đây, những UAV do Trung Quốc sản xuất liên tiếp bị bắn rơi tại các chiến trường này.Lý do UAV của Trung Quốc lại bị bắn hạ nhiều trên chiến trường Trung Đông, trước hết là UAV của Trung Quốc được sử dụng nhiều tại đây, do chính sách xuất khẩu không kèm điều kiện; ngoài ra trên bình diện kỹ thuật, các chuyên gia quân sự chỉ ra những nguyên nhân sau.Thứ nhất, UAV do Trung Quốc sản xuất không được trang bị hệ thống cảnh báo tên lửa phòng không, do tải trọng máy bay rất thấp và để cắt giảm chi phí. Hiện tại, dòng UAV xuất khẩu chính của Trung Quốc là Rainbow-4A/B và Pterizard trọng lượng cất cánh chỉ khoảng 1,5 tấn.Loại UAV Rainbow-4 hiện đang được sử dụng nhiều ở khu vực Trung Đông, tải trọng tối đa chỉ có 345 kg; khi mang đủ 100 kg nhiên liệu và không mang vũ khí, UAV này có thể bay liên tục 40 giờ; nhưng nếu mang đủ 245 kg vũ khí, thời gian hoạt động liên tục trên không chỉ còn 14 giờ.Do tải trọng hạn chế, nên các loại UAV xuất khẩu của Trung Quốc thường không lắp các thiết bị cảnh báo và mồi bẫy tên lửa phòng không; ví dụ hệ thống thiết bị báo động laser cực tím loại MILDS AN/AAR-60 cùng hệ thống cảnh báo radar ALR-90 (V) có hiệu suất tương đối tốt, nhưng trọng lượng của toàn bộ hệ thống hơn 80 kg, xấp xỉ bằng trọng lượng của hai tên lửa dẫn đường laser AR-1 hoặc ba tên lửa AR-2.Nếu thiết bị trên được gắn trên UAV, không chỉ chiếm không gian hẹp bên trong máy bay, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ bền cũng như khả năng lắp vũ khí của UAV. Quan trọng hơn, giá cao của hệ thống tự vệ này sẽ làm giảm nghiêm trọng lợi thế chi phí thấp của UAV Trung Quốc.Thứ hai là trần bay và tốc độ của các loại UAV do Trung Quốc rất thấp, do vẫn sử dụng động cơ pít-tông; loại UAV Rainbow-5 (CH-5) mới nhất, trang bị động cơ pít-tông 300 hp, nên tốc độ bay tối đa chỉ giới hạn ở ngưỡng 310 km/h. Tốc độ hành trình từ 180-210 km/h. Độ cao bay tối đa 7.000 m.Nhưng các loại UAV Rainbow-4 (CH-4) hiện có nhiều tại Trung Đông chỉ có trần bay tối đa là 5.000 m, thông thường bay ở độ cao từ 3.000 đến 3.500 m; tốc độ hành trình từ 120-150 km/h; trần bay và tốc độ của CH-4 nằm trong tầm bắn hiệu quả của hầu hết các loại tên lửa phòng không vác vai hiện nay; đây là lý do UAV của Trung Quốc bị bắn rơi nhiều nhất.Thứ ba là các thiết bị trinh sát gắn trên UAV của Trung Quốc thường có độ phân giải thấp hơn của phương Tây; do vậy khi trinh sát các mục tiêu trong điều kiện thời tiết xấu, hoặc muốn quan sát rõ hơn khu vực mục tiêu thì những UAV này phải hạ thấp độ cao; do vậy cũng rất dễ bị bắn hạ.Đánh giá chung là do tải trọng thấp và để tiết giảm chi phí, nên các UAV của Trung Quốc thường không được trang bị các hệ thống phòng vệ; cùng với đó, do các hệ thống trinh sát có độ phân giải thấp, để có thể trinh sát và tiêu diệt chính xác mục tiêu, nên UAV do Trung Quốc chế tạo phải hạ thấp độ cao, do vậy rất dễ bị bắn hạ.Nhìn nhận từ quan điểm phát triển vũ khí quân sự, cũng không thể có bất kỳ loại vũ khí nào có thể thống trị tuyệt đối trong một thời gian dài. Với hiệu quả của những UAV vũ trang (nhất là của Mỹ) trong thời gian đầu, để lại cho một số người về ảo ảnh sức mạnh vô đối của UAV; nhưng việc những UAV của Trung Quốc liên tiếp bị bắn hạ, giới quân sự cần có cách đánh giá lại hiệu quả của các loại UAV. Video UAV nhái Predator của Trung Quốc rơi tại Pakistan - Nguồn: QPVN
Hiện nay tại Trung Đông có Iraq, Jordan, Saudi Arabia và UAE đã mua UAV của Trung Quốc; Arab Saudi và UAE đã sử dụng UAV CH-4 với quy mô lớn trên chiến trường Yemen, Libya để làm phương tiện trinh sát - tiến công; nhưng trong hai năm trở lại đây, những UAV do Trung Quốc sản xuất liên tiếp bị bắn rơi tại các chiến trường này.
Lý do UAV của Trung Quốc lại bị bắn hạ nhiều trên chiến trường Trung Đông, trước hết là UAV của Trung Quốc được sử dụng nhiều tại đây, do chính sách xuất khẩu không kèm điều kiện; ngoài ra trên bình diện kỹ thuật, các chuyên gia quân sự chỉ ra những nguyên nhân sau.
Thứ nhất, UAV do Trung Quốc sản xuất không được trang bị hệ thống cảnh báo tên lửa phòng không, do tải trọng máy bay rất thấp và để cắt giảm chi phí. Hiện tại, dòng UAV xuất khẩu chính của Trung Quốc là Rainbow-4A/B và Pterizard trọng lượng cất cánh chỉ khoảng 1,5 tấn.
Loại UAV Rainbow-4 hiện đang được sử dụng nhiều ở khu vực Trung Đông, tải trọng tối đa chỉ có 345 kg; khi mang đủ 100 kg nhiên liệu và không mang vũ khí, UAV này có thể bay liên tục 40 giờ; nhưng nếu mang đủ 245 kg vũ khí, thời gian hoạt động liên tục trên không chỉ còn 14 giờ.
Do tải trọng hạn chế, nên các loại UAV xuất khẩu của Trung Quốc thường không lắp các thiết bị cảnh báo và mồi bẫy tên lửa phòng không; ví dụ hệ thống thiết bị báo động laser cực tím loại MILDS AN/AAR-60 cùng hệ thống cảnh báo radar ALR-90 (V) có hiệu suất tương đối tốt, nhưng trọng lượng của toàn bộ hệ thống hơn 80 kg, xấp xỉ bằng trọng lượng của hai tên lửa dẫn đường laser AR-1 hoặc ba tên lửa AR-2.
Nếu thiết bị trên được gắn trên UAV, không chỉ chiếm không gian hẹp bên trong máy bay, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ bền cũng như khả năng lắp vũ khí của UAV. Quan trọng hơn, giá cao của hệ thống tự vệ này sẽ làm giảm nghiêm trọng lợi thế chi phí thấp của UAV Trung Quốc.
Thứ hai là trần bay và tốc độ của các loại UAV do Trung Quốc rất thấp, do vẫn sử dụng động cơ pít-tông; loại UAV Rainbow-5 (CH-5) mới nhất, trang bị động cơ pít-tông 300 hp, nên tốc độ bay tối đa chỉ giới hạn ở ngưỡng 310 km/h. Tốc độ hành trình từ 180-210 km/h. Độ cao bay tối đa 7.000 m.
Nhưng các loại UAV Rainbow-4 (CH-4) hiện có nhiều tại Trung Đông chỉ có trần bay tối đa là 5.000 m, thông thường bay ở độ cao từ 3.000 đến 3.500 m; tốc độ hành trình từ 120-150 km/h; trần bay và tốc độ của CH-4 nằm trong tầm bắn hiệu quả của hầu hết các loại tên lửa phòng không vác vai hiện nay; đây là lý do UAV của Trung Quốc bị bắn rơi nhiều nhất.
Thứ ba là các thiết bị trinh sát gắn trên UAV của Trung Quốc thường có độ phân giải thấp hơn của phương Tây; do vậy khi trinh sát các mục tiêu trong điều kiện thời tiết xấu, hoặc muốn quan sát rõ hơn khu vực mục tiêu thì những UAV này phải hạ thấp độ cao; do vậy cũng rất dễ bị bắn hạ.
Đánh giá chung là do tải trọng thấp và để tiết giảm chi phí, nên các UAV của Trung Quốc thường không được trang bị các hệ thống phòng vệ; cùng với đó, do các hệ thống trinh sát có độ phân giải thấp, để có thể trinh sát và tiêu diệt chính xác mục tiêu, nên UAV do Trung Quốc chế tạo phải hạ thấp độ cao, do vậy rất dễ bị bắn hạ.
Nhìn nhận từ quan điểm phát triển vũ khí quân sự, cũng không thể có bất kỳ loại vũ khí nào có thể thống trị tuyệt đối trong một thời gian dài. Với hiệu quả của những UAV vũ trang (nhất là của Mỹ) trong thời gian đầu, để lại cho một số người về ảo ảnh sức mạnh vô đối của UAV; nhưng việc những UAV của Trung Quốc liên tiếp bị bắn hạ, giới quân sự cần có cách đánh giá lại hiệu quả của các loại UAV.
Video UAV nhái Predator của Trung Quốc rơi tại Pakistan - Nguồn: QPVN