Nhiệm vụ cốt lõi của Không quân Singapore (RSAF) là phòng không, chiếm ưu thế trên không và khả năng ngăn chặn thông thường. Đội máy bay chiến đấu bao gồm 30 máy bay chiến đấu F-16C/D Block-50/52, 15 chiếc F-5E/F Tiger-II và 24 chiếc F15SG Eagle. Ảnh: Tiêm kích F-15SG của RSAF - Nguồn: RSAFTới năm 2030, Không quân Singapore sẽ thay thế phi đội máy bay chiến đấu F-16C và 40 chiếc F-16D Block 52/52 mua của Hãng Lockheed Martin từ những năm 1990 bằng máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35. Ảnh: Tiêm kích F-35B của Mỹ - Nguồn: ReutersĐể bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu, số F-16 hiện đang trải qua chương trình nâng cấp giữa vòng đời (MLU) và sẽ được trang bị thêm nhiều tính năng mới gồm ra-đa mạng pha quét điện tử chủ động (AESA) của Hãng Northrop Grumman; trang bị đường truyền dữ liệu Link-16. Ảnh: Một chiếc F-16C của RSAF - Nguồn: RSAFVừa qua Singapore đã ký hợp đồng mua 4 chiếc F-35B của Mỹ; đây là loại máy bay cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, rất phù hợp với điều kiện của Singapore là một đất nước diện tích nhỏ; số 4 chiếc bước đầu để huấn luyện làm quen và tiếp sau đó sẽ mua thêm 8 chiếc, với tổng trị giá khoảng 2,75 tỉ USD. Ảnh: Một chiếc F-35B của Mỹ đang hạ cánh thẳng đứng - Nguồn: Không quân Mỹ.Bộ trưởng quốc phòng Singapore Dr Ng Eng Hen nhấn mạnh: “Chúng tôi đã công bố các kế hoạch thay thế máy bay F-16 bằng các máy bay F-35 do chúng sẽ trở nên lạc hậu sau năm 2030". Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16 của RSAF - Nguồn: Nguồn: Wikipedia.Tuyên bố của Bộ trưởng D. Eng Hen, điều đó có nghĩa phi đội máy bay chiến đấu của Không quân Singapore sẽ chỉ còn các máy bay F-35 và F-15SG. Ảnh: Một chiếc F-15SG của RSAF, thuộc Phi đội tiêm kích thứ 430 đóng tại căn cứ không quân Mountain Home - Nguồn: RSAFMặc dù là một quốc gia có diện tích nhỏ hẹp, nhưng quân đội Singapore cũng xây dựng một đội máy bay vận tải quân sự hùng hậu gồm 5 chiếc máy bay vận tải quân sự hạng trung C-130H Hercules. Ảnh: Một chiếc C-130 Hercules của RSAF trên sân bay quốc tế Darwin - Nguồn: Wikipedia.Chưa dừng lại ở đó, Singapore tiếp tục đặt mua máy bay vận tải A-400M Grizzly của Airbus Military hoặc C-17 Globemaster-3 do hãng Boeing chế tạo; đưa năng lực vận tải quân sự của Singapore đứng tốp đầu của châu Á. Ảnh: Máy bay vận tải C-130 Hercules của RSAF - Nguồn: Wikipedia.Để đảm bảo cân bằng sức mạnh trong khu vực khi các nước láng giềng tăng cường mua sắm tàu ngầm mới, Singapore đang có ý định thay thế 9 máy bay tuần tra hải quân Fokker 50 bằng các dòng máy bay ATR-42MP (hãng Alenia), P-8A Poseidon (Hãng Boeing) và Q400 Bombardier (công ty Israel Aerospace Industries/Elta Systems) để thay thế. Ảnh: Máy bay tuần tra hải quân Fokker 50 của RSAF - Nguồn: Wikipedia.Về phi đội máy bay trực thăng, RSAF hiện có 32 chiếc trực thăng AS-332/532 Super Puma /Cougar. Tuy nhiên sau 30 năm khai thác, RSAF thông báo họ sẽ được thay thế trong vòng một thập kỷ tới bằng những chiếc máy bay vận tải đổ bộ cánh quạt xoay hướng MV-22 Osprey của Mỹ. Ảnh: Trực thăng AS-332/532 của RSAF đang hạ cánh trên tàu đổ bộ - Nguồn: Wikipedia.Hiện nay RSAF cũng có 16 trực thăng vận tải hạng nặng Chinook CH-47SD của Boeing, và phi đội trực thăng tấn công AH-64D Apache Longbow. Riêng những chiếc AH-64D Apache sẽ được Công ty Boeing hiện đại hóa lên chuẩn mới. Ảnh: Phi đội trực thăng AH-64D Apache của RSAF - Nguồn: Wikipedia.Singapore cũng là quốc gia duy nhất trong ASEAN hiện nay có đội máy bay tiếp dầu. RSAF đang vận hành bốn máy bay tiếp dầu KC-135R, một chiếc KC-130H và bốn chiếc KC-130B. Singapore cũng vừa đưa vào trang bị máy bay tiếp dầu đầu tiên trong lô 6 chiếc A-330-200 của công ty Airbus Military. Ảnh: Máy bay tiếp dầu đa năng Airbus A330 (MRTT) của RSAF tại Triển lãm hàng không và vũ trụ quốc tế Langkawi (LIMA) 2019 - Nguồn: Wikipedia.Hiện nay RSAF đang sử dụng nhiều các phương tiện máy bay không người lái trên không bao gồm Elbit Systems Hermes-450, được đưa vào sử dụng từ tháng 3/2015 và có thể bay liên tục tới 14 giờ. Trong vài năm tới, chúng sẽ được thay thế bằng các phương tiện bay không người lái mới. Ảnh: Một chiếc Hermes-450 của RSAF tại Sân bay quân sự Henry Post, Mỹ - Nguồn: Wikipedia.Ngoài ra RSAF tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào nâng cao mạng lưới phòng không tích hợp (IAD), đưa vào trang bị một số hệ thông radar mới như radar đa nhiệm (MMR) bố trí trên mặt đất E/LM-2084 mua của Tập đoàn IAI Elta của Israel và hệ thống radar Ground Master 200 sản phẩm hợp tác giữa Thales và Raytheon Systems, cũng như radar cảnh báo sớm trên không E/LM 2083 Aerostat trang bị trên 2 khí cầu TCOM 55 m. Ảnh: Radar E/LM-2084 của Singapore - Nguồn: AIA.Những radar này được quản lý bằng hệ thống quản lý chiến đấu do chính Singapore phát triển, hệ thống không chỉ xử lý thông tin từ nhiều thiết bị khác nhau, để đưa ra một bức tranh tình huống có độ chi tiết cao, mà còn được thiết kế để tăng cường độ linh hoạt và chính xác, để đối phó với tất cả các mối đe dọa trên không. Ảnh: Radar đa nhiệm GM200 của RSAF - Nguồn: Thales MEMND Master Video Trình diễn máy bay tại Singapore Airshow 2014 - Nguồn: Tinh Tế
Nhiệm vụ cốt lõi của Không quân Singapore (RSAF) là phòng không, chiếm ưu thế trên không và khả năng ngăn chặn thông thường. Đội máy bay chiến đấu bao gồm 30 máy bay chiến đấu F-16C/D Block-50/52, 15 chiếc F-5E/F Tiger-II và 24 chiếc F15SG Eagle. Ảnh: Tiêm kích F-15SG của RSAF - Nguồn: RSAF
Tới năm 2030, Không quân Singapore sẽ thay thế phi đội máy bay chiến đấu F-16C và 40 chiếc F-16D Block 52/52 mua của Hãng Lockheed Martin từ những năm 1990 bằng máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35. Ảnh: Tiêm kích F-35B của Mỹ - Nguồn: Reuters
Để bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu, số F-16 hiện đang trải qua chương trình nâng cấp giữa vòng đời (MLU) và sẽ được trang bị thêm nhiều tính năng mới gồm ra-đa mạng pha quét điện tử chủ động (AESA) của Hãng Northrop Grumman; trang bị đường truyền dữ liệu Link-16. Ảnh: Một chiếc F-16C của RSAF - Nguồn: RSAF
Vừa qua Singapore đã ký hợp đồng mua 4 chiếc F-35B của Mỹ; đây là loại máy bay cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, rất phù hợp với điều kiện của Singapore là một đất nước diện tích nhỏ; số 4 chiếc bước đầu để huấn luyện làm quen và tiếp sau đó sẽ mua thêm 8 chiếc, với tổng trị giá khoảng 2,75 tỉ USD. Ảnh: Một chiếc F-35B của Mỹ đang hạ cánh thẳng đứng - Nguồn: Không quân Mỹ.
Bộ trưởng quốc phòng Singapore Dr Ng Eng Hen nhấn mạnh: “Chúng tôi đã công bố các kế hoạch thay thế máy bay F-16 bằng các máy bay F-35 do chúng sẽ trở nên lạc hậu sau năm 2030". Ảnh: Máy bay chiến đấu F-16 của RSAF - Nguồn: Nguồn: Wikipedia.
Tuyên bố của Bộ trưởng D. Eng Hen, điều đó có nghĩa phi đội máy bay chiến đấu của Không quân Singapore sẽ chỉ còn các máy bay F-35 và F-15SG. Ảnh: Một chiếc F-15SG của RSAF, thuộc Phi đội tiêm kích thứ 430 đóng tại căn cứ không quân Mountain Home - Nguồn: RSAF
Mặc dù là một quốc gia có diện tích nhỏ hẹp, nhưng quân đội Singapore cũng xây dựng một đội máy bay vận tải quân sự hùng hậu gồm 5 chiếc máy bay vận tải quân sự hạng trung C-130H Hercules. Ảnh: Một chiếc C-130 Hercules của RSAF trên sân bay quốc tế Darwin - Nguồn: Wikipedia.
Chưa dừng lại ở đó, Singapore tiếp tục đặt mua máy bay vận tải A-400M Grizzly của Airbus Military hoặc C-17 Globemaster-3 do hãng Boeing chế tạo; đưa năng lực vận tải quân sự của Singapore đứng tốp đầu của châu Á. Ảnh: Máy bay vận tải C-130 Hercules của RSAF - Nguồn: Wikipedia.
Để đảm bảo cân bằng sức mạnh trong khu vực khi các nước láng giềng tăng cường mua sắm tàu ngầm mới, Singapore đang có ý định thay thế 9 máy bay tuần tra hải quân Fokker 50 bằng các dòng máy bay ATR-42MP (hãng Alenia), P-8A Poseidon (Hãng Boeing) và Q400 Bombardier (công ty Israel Aerospace Industries/Elta Systems) để thay thế. Ảnh: Máy bay tuần tra hải quân Fokker 50 của RSAF - Nguồn: Wikipedia.
Về phi đội máy bay trực thăng, RSAF hiện có 32 chiếc trực thăng AS-332/532 Super Puma /Cougar. Tuy nhiên sau 30 năm khai thác, RSAF thông báo họ sẽ được thay thế trong vòng một thập kỷ tới bằng những chiếc máy bay vận tải đổ bộ cánh quạt xoay hướng MV-22 Osprey của Mỹ. Ảnh: Trực thăng AS-332/532 của RSAF đang hạ cánh trên tàu đổ bộ - Nguồn: Wikipedia.
Hiện nay RSAF cũng có 16 trực thăng vận tải hạng nặng Chinook CH-47SD của Boeing, và phi đội trực thăng tấn công AH-64D Apache Longbow. Riêng những chiếc AH-64D Apache sẽ được Công ty Boeing hiện đại hóa lên chuẩn mới. Ảnh: Phi đội trực thăng AH-64D Apache của RSAF - Nguồn: Wikipedia.
Singapore cũng là quốc gia duy nhất trong ASEAN hiện nay có đội máy bay tiếp dầu. RSAF đang vận hành bốn máy bay tiếp dầu KC-135R, một chiếc KC-130H và bốn chiếc KC-130B. Singapore cũng vừa đưa vào trang bị máy bay tiếp dầu đầu tiên trong lô 6 chiếc A-330-200 của công ty Airbus Military. Ảnh: Máy bay tiếp dầu đa năng Airbus A330 (MRTT) của RSAF tại Triển lãm hàng không và vũ trụ quốc tế Langkawi (LIMA) 2019 - Nguồn: Wikipedia.
Hiện nay RSAF đang sử dụng nhiều các phương tiện máy bay không người lái trên không bao gồm Elbit Systems Hermes-450, được đưa vào sử dụng từ tháng 3/2015 và có thể bay liên tục tới 14 giờ. Trong vài năm tới, chúng sẽ được thay thế bằng các phương tiện bay không người lái mới. Ảnh: Một chiếc Hermes-450 của RSAF tại Sân bay quân sự Henry Post, Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Ngoài ra RSAF tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào nâng cao mạng lưới phòng không tích hợp (IAD), đưa vào trang bị một số hệ thông radar mới như radar đa nhiệm (MMR) bố trí trên mặt đất E/LM-2084 mua của Tập đoàn IAI Elta của Israel và hệ thống radar Ground Master 200 sản phẩm hợp tác giữa Thales và Raytheon Systems, cũng như radar cảnh báo sớm trên không E/LM 2083 Aerostat trang bị trên 2 khí cầu TCOM 55 m. Ảnh: Radar E/LM-2084 của Singapore - Nguồn: AIA.
Những radar này được quản lý bằng hệ thống quản lý chiến đấu do chính Singapore phát triển, hệ thống không chỉ xử lý thông tin từ nhiều thiết bị khác nhau, để đưa ra một bức tranh tình huống có độ chi tiết cao, mà còn được thiết kế để tăng cường độ linh hoạt và chính xác, để đối phó với tất cả các mối đe dọa trên không. Ảnh: Radar đa nhiệm GM200 của RSAF - Nguồn: Thales MEMND Master
Video Trình diễn máy bay tại Singapore Airshow 2014 - Nguồn: Tinh Tế