13 chiếc tàu tuần tra lớp Cyclone của Hải quân Mỹ còn được gọi là "PC", dùng để tuần tra ven biển, mỗi chiếc Cyclone chỉ có lượng giãn nước 330 tấn. Ngược lại, một tàu khu trục lớp Arleigh Burke có lượng giãn nước hơn 9.000 tấn. Thủy thủ đoàn tiêu chuẩn trên tàu Cyclone chỉ có 28 sĩ quan và thủy thủ. Ảnh: Tàu tuần tra lớp Cyclone - Nguồn: Hải quân Mỹ.Những chiếc tàu Cyclone đóng quân tại một căn cứ hải quân Mỹ ở Bahrain, đây là căn cứ cho những tàu chiến Mỹ thường xuyên hoạt động ở Vùng Vịnh; và những chiếc Cyclone là loại tàu chiến duy nhất của Mỹ thường xuyên hoạt động ngoài khơi bờ biển Iran. Các tàu chiến lớn hơn thì triển khai định kỳ đến khu vực. Ảnh: Tàu tuần tra lớp Cyclone - Nguồn: Hải quân Mỹ.Những chiếc tàu tuần tra lớp Cyclone không được biết đến rộng rãi, ngay cả Hải quân Mỹ cũng không đánh giá cao những con tàu dài chỉ 55 m và có lượng giãn nước nhỏ, chúng có thể gặp nguy hiểm trong chiến đấu. Ảnh: Tàu tuần tra lớp Cyclone - Nguồn: Hải quân Mỹ.Quốc hội Mỹ vào năm 2015 đã đề nghị loại bỏ tàu Cyclone ra khỏi số 280 tàu chiến, mà Hải quân Mỹ kỳ vọng sẽ đóng vai trò chính trong một cuộc xung đột hải quân quy mô lớn. Ảnh: Tàu tuần tra lớp Cyclone - Nguồn: Hải quân Mỹ.Với lượng giãn nước nhỏ, nên mỗi chiếc tàu Cyclone chỉ được trang bị hai khẩu pháo 25 mm cùng với súng máy, súng phóng lựu và cụm ống phóng (8 ống) tên lửa chống hạm Griffin tầm ngắn; tuy nhiên tàu Cyclone được cho là loại tàu chiến được trang bị vũ khí mạnh nhất so với kích thước của chúng hiện có trong biên chế hải quân Mỹ. Ảnh: Tàu tuần tra lớp Cyclone - Nguồn: Hải quân Mỹ.Với tâm lý sùng bái tàu lớn, hiện nay các hạm đội của Mỹ phần lớn được trang bị các tàu sân bay, tàu tuần dương và tàu khu trục loại lớn. Do vậy Hải quân Mỹ rất khó khăn để có thể tìm một tàu tuần tra vừa có tầm hoạt động vừa phải, vừa có khả năng tự bảo vệ. Ảnh: Tàu khu trục USS Ross của Hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ. Ảnh: Tàu tuần tra lớp Cyclone - Nguồn: Hải quân Mỹ.Khu vực Vùng Vịnh, nơi vận chuyển phần lớn lượng dầu mỏ của thế giới, nhưng quá nông để triển khai các tàu khu trục và tàu tuần dương. Vì vậy, để bảo vệ cơ sở dầu khí chiến lược, Hải quân Mỹ đã phải triển khai tàu tuần tra lớp Cyclone. Ảnh: Tàu tuần tra lớp Cyclone - Nguồn: Hải quân Mỹ.Hóa ra những chiếc tàu nhỏ bé, nhưng cứng cáp tỏ ra thành thạo trong việc tuần tra vùng nước nông. Sau khi hải quân Iraq phục hồi việc bảo vệ các bến dầu vào giữa những năm 2000, Cyclone đã chuyển sang các nhiệm vụ chung hơn ở vùng biển ngăn cách Iraq và Iran. Ảnh: Pháo 25 mm trên tàu tuần tra lớp Cyclone - Nguồn: Hải quân Mỹ.Để tăng cường hỏa lực cho các tàu tuần tra Cyclone khi chiến đấu ở những khu vực đông tàu chiến, xen kẽ tàu ta và tàu địch cũng như các tàu vận tải, vào năm 2013, Hải quân Mỹ đã bắt đầu nâng cấp tàu Cyclone bằng tên lửa Griffin, giúp tăng cường đáng kể hỏa lực của tàu. Ảnh: Tên lửa Griffin phóng từ tàu tuần tra Cyclone – Nguồn: RaytheonNhững chiếc Cyclone có thể thắng trong cuộc đối đầu với những chiếc “tàu muỗi” của hải quân Iran. Nhưng bất kỳ tàu tuần tra nào thiếu hệ thống phòng không, đều dễ bị tấn công bởi các tên lửa chống hạm hạng nặng, phóng từ bờ và trên không. Ảnh: Hình ảnh tàu Iran bủa vây tàu Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.Hải quân Mỹ có kế hoạch duy trì hoạt động của tàu tuần tra Cyclone đến hết năm 2024; rất có thể sau đó, hải quân Mỹ sẽ thay thế tàu tuần tra lớp Cyclone bằng các tàu tuần tra không người lái. Ảnh: Hải quân Mỹ thử nghiệm tàu tuần tra không người lái - Nguồn: Hải quân Mỹ.Việc Hải quân Mỹ lên kế hoạch loại bỏ tàu tuần tra lớp Cyclone và thay bằng bằng các tàu tuần tra không người lái hạng trung là một chủ trương đúng; nhưng thay khi nào, bằng cách nào và vai trò của chúng sẽ là những câu hỏi mở. Ảnh: Mô hình tàu tuần tra không người lái - Nguồn: Lockheed Martin.Về lý thuyết, một chiếc tàu tuần tra robot có thể thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm tương tự như những chiếc Cyclones; nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng của thủy thủ Mỹ. Nhất là nhiệm vụ tuần tra trên vùng biển có tàu của Iran, nhưng tính linh hoạt chắc chắn không bằng những chiếc tàu tuần tra có người điều khiển. Ảnh: Tàu tuần tra lớp Cyclone - Nguồn: Hải quân Mỹ. Video Hải quân Iran tự bắn nhau, 19 người thiệt mạng - Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp
13 chiếc tàu tuần tra lớp Cyclone của Hải quân Mỹ còn được gọi là "PC", dùng để tuần tra ven biển, mỗi chiếc Cyclone chỉ có lượng giãn nước 330 tấn. Ngược lại, một tàu khu trục lớp Arleigh Burke có lượng giãn nước hơn 9.000 tấn. Thủy thủ đoàn tiêu chuẩn trên tàu Cyclone chỉ có 28 sĩ quan và thủy thủ. Ảnh: Tàu tuần tra lớp Cyclone - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Những chiếc tàu Cyclone đóng quân tại một căn cứ hải quân Mỹ ở Bahrain, đây là căn cứ cho những tàu chiến Mỹ thường xuyên hoạt động ở Vùng Vịnh; và những chiếc Cyclone là loại tàu chiến duy nhất của Mỹ thường xuyên hoạt động ngoài khơi bờ biển Iran. Các tàu chiến lớn hơn thì triển khai định kỳ đến khu vực. Ảnh: Tàu tuần tra lớp Cyclone - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Những chiếc tàu tuần tra lớp Cyclone không được biết đến rộng rãi, ngay cả Hải quân Mỹ cũng không đánh giá cao những con tàu dài chỉ 55 m và có lượng giãn nước nhỏ, chúng có thể gặp nguy hiểm trong chiến đấu. Ảnh: Tàu tuần tra lớp Cyclone - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Quốc hội Mỹ vào năm 2015 đã đề nghị loại bỏ tàu Cyclone ra khỏi số 280 tàu chiến, mà Hải quân Mỹ kỳ vọng sẽ đóng vai trò chính trong một cuộc xung đột hải quân quy mô lớn. Ảnh: Tàu tuần tra lớp Cyclone - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Với lượng giãn nước nhỏ, nên mỗi chiếc tàu Cyclone chỉ được trang bị hai khẩu pháo 25 mm cùng với súng máy, súng phóng lựu và cụm ống phóng (8 ống) tên lửa chống hạm Griffin tầm ngắn; tuy nhiên tàu Cyclone được cho là loại tàu chiến được trang bị vũ khí mạnh nhất so với kích thước của chúng hiện có trong biên chế hải quân Mỹ. Ảnh: Tàu tuần tra lớp Cyclone - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Với tâm lý sùng bái tàu lớn, hiện nay các hạm đội của Mỹ phần lớn được trang bị các tàu sân bay, tàu tuần dương và tàu khu trục loại lớn. Do vậy Hải quân Mỹ rất khó khăn để có thể tìm một tàu tuần tra vừa có tầm hoạt động vừa phải, vừa có khả năng tự bảo vệ. Ảnh: Tàu khu trục USS Ross của Hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ. Ảnh: Tàu tuần tra lớp Cyclone - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Khu vực Vùng Vịnh, nơi vận chuyển phần lớn lượng dầu mỏ của thế giới, nhưng quá nông để triển khai các tàu khu trục và tàu tuần dương. Vì vậy, để bảo vệ cơ sở dầu khí chiến lược, Hải quân Mỹ đã phải triển khai tàu tuần tra lớp Cyclone. Ảnh: Tàu tuần tra lớp Cyclone - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Hóa ra những chiếc tàu nhỏ bé, nhưng cứng cáp tỏ ra thành thạo trong việc tuần tra vùng nước nông. Sau khi hải quân Iraq phục hồi việc bảo vệ các bến dầu vào giữa những năm 2000, Cyclone đã chuyển sang các nhiệm vụ chung hơn ở vùng biển ngăn cách Iraq và Iran. Ảnh: Pháo 25 mm trên tàu tuần tra lớp Cyclone - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Để tăng cường hỏa lực cho các tàu tuần tra Cyclone khi chiến đấu ở những khu vực đông tàu chiến, xen kẽ tàu ta và tàu địch cũng như các tàu vận tải, vào năm 2013, Hải quân Mỹ đã bắt đầu nâng cấp tàu Cyclone bằng tên lửa Griffin, giúp tăng cường đáng kể hỏa lực của tàu. Ảnh: Tên lửa Griffin phóng từ tàu tuần tra Cyclone – Nguồn: Raytheon
Những chiếc Cyclone có thể thắng trong cuộc đối đầu với những chiếc “tàu muỗi” của hải quân Iran. Nhưng bất kỳ tàu tuần tra nào thiếu hệ thống phòng không, đều dễ bị tấn công bởi các tên lửa chống hạm hạng nặng, phóng từ bờ và trên không. Ảnh: Hình ảnh tàu Iran bủa vây tàu Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Hải quân Mỹ có kế hoạch duy trì hoạt động của tàu tuần tra Cyclone đến hết năm 2024; rất có thể sau đó, hải quân Mỹ sẽ thay thế tàu tuần tra lớp Cyclone bằng các tàu tuần tra không người lái. Ảnh: Hải quân Mỹ thử nghiệm tàu tuần tra không người lái - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Việc Hải quân Mỹ lên kế hoạch loại bỏ tàu tuần tra lớp Cyclone và thay bằng bằng các tàu tuần tra không người lái hạng trung là một chủ trương đúng; nhưng thay khi nào, bằng cách nào và vai trò của chúng sẽ là những câu hỏi mở. Ảnh: Mô hình tàu tuần tra không người lái - Nguồn: Lockheed Martin.
Về lý thuyết, một chiếc tàu tuần tra robot có thể thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm tương tự như những chiếc Cyclones; nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng của thủy thủ Mỹ. Nhất là nhiệm vụ tuần tra trên vùng biển có tàu của Iran, nhưng tính linh hoạt chắc chắn không bằng những chiếc tàu tuần tra có người điều khiển. Ảnh: Tàu tuần tra lớp Cyclone - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Video Hải quân Iran tự bắn nhau, 19 người thiệt mạng - Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp