Theo tạp chí Jane's, Không quân Argentina (FAA) đã chính thức lựa chọn dòng tiêm kích FA-50 của Hàn Quốc làm máy bay chiến đấu tạm thời của nước này. Nguồn ảnh: WikipediaĐây là thông tin khá bất ngờ vì trước đó FA-50 phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều ứng viên khác như Kfir của Israel; Dassault Mirage F1 của Pháp; L-159 ALCA của Czech; JF-17 Thunder của Trung Quốc; thậm chí là Sukhoi Su-24 từ Nga. Nguồn ảnh: Airliners.netTheo một sĩ quan cao cấp của FAA, ước tính thỏa thuận ban đầu sẽ là 10 máy bay, hợp đồng sẽ ký kết chính thức trong tương lai gần và việc giao hàng gần như bắt đầu ngay sau đó. Các máy bay FA-50 sẽ thay thế cho dòng tiêm kích Mirage III và Mirage V đã nghỉ hưu vào cuối năm 2015. Nguồn ảnh: Airliners.netMột phái đoàn của Không quân Argentina đã đến thăm Không đoàn 16 Không quân Hàn Quốc ại Yecheon vào ngày 7/9/2016, tại đây một phi công Argentina đã bay thử phiên bản huấn luyện TA-50 - nền tảng tạo nên FA-50. Nguồn ảnh: Airliners.netFA-50 là phiên bản máy bay chiến đấu hai chỗ ngồi được phát triển trên cơ sở dòng máy bay huấn luyện chiến đấu đa năng T-50 "Đại bàng vàng" do Tập đoàn Công nghiệp hàng không không gian Hàn Quốc (KAI) phát triển dựa theo việc cải tiến thiết kế F-16 của Mỹ. Đơn giá một chiếc FA-50 rơi vào khoảng 30 triệu USD chưa bao gồm vũ khí. Nguồn ảnh: Airliners.netDù là máy bay chiến đấu nội địa của Hàn Quốc, tuy nhiên nước này bắt buộc phải nhập một số thành phần bên ngoài như động cơ và nhất là radar cho FA-50. Hiện nay, hầu hết các mẫu FA-50 phục vụ xuất khẩu đều sử dụng hệ thống radar xung doppler ELM-2032 của Israel và động cơ F414 của Mỹ. Trong ảnh, mô hình bảng điều khiển cabin lái của FA-50, trông các thiết bị đều rất hiện đại, tương đương với máy bay thế hệ 4-5. Nguồn ảnh: Airliners.netVì được phát triển từ máy bay huấn luyện nên tải trọng vũ khí của FA-50 ở mức trung bình với 3,7 tấn kèm 7 điểm treo trên cánh và thân cho phép triển khai các loại tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9; tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick; bom thông minh JDAM hoặc bom thông thường Mk82/83. Nguồn ảnh: WikipediaFA-50 đạt tốc độ tối đa 1.640km/h, tầm bay 1.851km, trần bay 14.630m, vận tốc leo cao 198m/s. Nguồn ảnh: WikipediaPhilippines dùng FA-50PH ném bom phiến quân IS. Nguồn: Youtube
Theo tạp chí Jane's, Không quân Argentina (FAA) đã chính thức lựa chọn dòng tiêm kích FA-50 của Hàn Quốc làm máy bay chiến đấu tạm thời của nước này. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đây là thông tin khá bất ngờ vì trước đó FA-50 phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều ứng viên khác như Kfir của Israel; Dassault Mirage F1 của Pháp; L-159 ALCA của Czech; JF-17 Thunder của Trung Quốc; thậm chí là Sukhoi Su-24 từ Nga. Nguồn ảnh: Airliners.net
Theo một sĩ quan cao cấp của FAA, ước tính thỏa thuận ban đầu sẽ là 10 máy bay, hợp đồng sẽ ký kết chính thức trong tương lai gần và việc giao hàng gần như bắt đầu ngay sau đó. Các máy bay FA-50 sẽ thay thế cho dòng tiêm kích Mirage III và Mirage V đã nghỉ hưu vào cuối năm 2015. Nguồn ảnh: Airliners.net
Một phái đoàn của Không quân Argentina đã đến thăm Không đoàn 16 Không quân Hàn Quốc ại Yecheon vào ngày 7/9/2016, tại đây một phi công Argentina đã bay thử phiên bản huấn luyện TA-50 - nền tảng tạo nên FA-50. Nguồn ảnh: Airliners.net
FA-50 là phiên bản máy bay chiến đấu hai chỗ ngồi được phát triển trên cơ sở dòng máy bay huấn luyện chiến đấu đa năng T-50 "Đại bàng vàng" do Tập đoàn Công nghiệp hàng không không gian Hàn Quốc (KAI) phát triển dựa theo việc cải tiến thiết kế F-16 của Mỹ. Đơn giá một chiếc FA-50 rơi vào khoảng 30 triệu USD chưa bao gồm vũ khí. Nguồn ảnh: Airliners.net
Dù là máy bay chiến đấu nội địa của Hàn Quốc, tuy nhiên nước này bắt buộc phải nhập một số thành phần bên ngoài như động cơ và nhất là radar cho FA-50. Hiện nay, hầu hết các mẫu FA-50 phục vụ xuất khẩu đều sử dụng hệ thống radar xung doppler ELM-2032 của Israel và động cơ F414 của Mỹ. Trong ảnh, mô hình bảng điều khiển cabin lái của FA-50, trông các thiết bị đều rất hiện đại, tương đương với máy bay thế hệ 4-5. Nguồn ảnh: Airliners.net
Vì được phát triển từ máy bay huấn luyện nên tải trọng vũ khí của FA-50 ở mức trung bình với 3,7 tấn kèm 7 điểm treo trên cánh và thân cho phép triển khai các loại tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9; tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick; bom thông minh JDAM hoặc bom thông thường Mk82/83. Nguồn ảnh: Wikipedia
FA-50 đạt tốc độ tối đa 1.640km/h, tầm bay 1.851km, trần bay 14.630m, vận tốc leo cao 198m/s. Nguồn ảnh: Wikipedia
Philippines dùng FA-50PH ném bom phiến quân IS. Nguồn: Youtube