Không quân Mỹ và Nga có trong biên chế số lượng lớn máy bay ném bom chiến lược cả cận âm và siêu âm, với khả năng mang vũ khí hạt nhân đi xa hàng ngàn dặm.Tuy nhiên theo cổng thông tin WeChat của Trung Quốc, những oanh tạc cơ hiện đại không thể so sánh với chiếc máy bay ném bom duy nhất từng được chế tạo ở Liên Xô, chiếc Tu-119.Theo chuyên gia quân sự Trung Quốc, Liên Xô đã có thể sở hữu chiếc máy bay ném bom duy nhất trên thế giới mà ngay cả Mỹ cũng sợ việc bắn hạ nó.Các công trình sư lỗi lạc của Liên Xô đã tạo ra Tu-119, oanh tạc cơ có lò phản ứng hạt nhân tích hợp trong khoang."Một phương tiện chiến đấu có thể bay vòng quanh trái đất, điều đó nghĩa là Tu-119 đủ sức công phá toàn cầu"."Chiếc máy bay ném bom này sẽ không thể bị bắn hạ bởi bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, kể cả Mỹ do lo ngại hậu quả của vụ nổ hạt nhân - việc Tu-119 bị phá hủy trên không sẽ tương đương với quả bom nguyên tử cỡ lớn phát nổ”.Việc phá hủy chiếc máy bay này trong không phận Liên Xô hoặc đồng minh sẽ dẫn đến ô nhiễm phóng xạ nghiêm trọng, còn nếu trong không phận của kẻ thù sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân.Tuy nhiên thực tế là chiếc máy bay ném bom bất khả chiến bại này chưa bao giờ được đưa vào hoạt động trong không quân Liên Xô vì một số lý do liên quan đến lò phản ứng hạt nhân.Các nhà khoa học Liên Xô chưa thành công trong việc giảm kích thước của lò phản ứng. Nhiệm vụ bảo vệ phi hành đoàn không được giải quyết, vì lớp phủ bảo vệ bằng kim loại nặng làm tăng đáng kể trọng lượng của máy bay.Trong khi nếu loại bỏ chi tiết này thì sẽ dẫn đến cái chết của kíp điều khiểu do phóng xạ. Ngoài ra, không thể giải quyết vấn đề làm mát lò phản ứng."Liên Xô không tung Tu-119 ra chiến trường nếu chưa thể đảm bảo an toàn cho nó. Ngoài ra nền kinh tế Nga trong suy thoái hậu Xô Viết đã dẫn đến việc kế hoạch tiếp nhận chiếc oanh tạc cơ này tạm thời bị hoãn lại", tác giả nói thêm.Mặc dù vậy, chuyên gia quân sự Trung Quốc chắc chắn rằng ý tưởng về máy bay ném bom trang bị lò phản ứng hạt nhân vẫn còn phù hợp cho đến ngày nay.Bất chấp trình độ khoa học kỹ thuật hiện chưa cho phép phát triển phương tiện như vậy, nhưng vẫn có hy vọng rằng trong tương lai thế giới sẽ được chứng kiến "một chiếc Tu-119 khác".Hiện tại ý tưởng trên đã được manh nha thực hiện, mở đầu bằng tên lửa hành trình trang bị động cơ hạt nhân Burevestnik, Nga có tham vọng nếu dự án trên thành công sẽ mở rộng sang máy bay ném bom.Đáng tiếc là cho đến thời điểm gần đây, tiến độ hoàn thành tên lửa Burevestnik vẫn tỏ ra vô cùng chậm trễ, thậm chí vụ nổ khi thử nghiệm làm thiệt mạng nhiều nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Nga đang khiến Moskva cân nhắc hủy bỏ vũ khí trên.
Không quân Mỹ và Nga có trong biên chế số lượng lớn máy bay ném bom chiến lược cả cận âm và siêu âm, với khả năng mang vũ khí hạt nhân đi xa hàng ngàn dặm.
Tuy nhiên theo cổng thông tin WeChat của Trung Quốc, những oanh tạc cơ hiện đại không thể so sánh với chiếc máy bay ném bom duy nhất từng được chế tạo ở Liên Xô, chiếc Tu-119.
Theo chuyên gia quân sự Trung Quốc, Liên Xô đã có thể sở hữu chiếc máy bay ném bom duy nhất trên thế giới mà ngay cả Mỹ cũng sợ việc bắn hạ nó.
Các công trình sư lỗi lạc của Liên Xô đã tạo ra Tu-119, oanh tạc cơ có lò phản ứng hạt nhân tích hợp trong khoang.
"Một phương tiện chiến đấu có thể bay vòng quanh trái đất, điều đó nghĩa là Tu-119 đủ sức công phá toàn cầu".
"Chiếc máy bay ném bom này sẽ không thể bị bắn hạ bởi bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, kể cả Mỹ do lo ngại hậu quả của vụ nổ hạt nhân - việc Tu-119 bị phá hủy trên không sẽ tương đương với quả bom nguyên tử cỡ lớn phát nổ”.
Việc phá hủy chiếc máy bay này trong không phận Liên Xô hoặc đồng minh sẽ dẫn đến ô nhiễm phóng xạ nghiêm trọng, còn nếu trong không phận của kẻ thù sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Tuy nhiên thực tế là chiếc máy bay ném bom bất khả chiến bại này chưa bao giờ được đưa vào hoạt động trong không quân Liên Xô vì một số lý do liên quan đến lò phản ứng hạt nhân.
Các nhà khoa học Liên Xô chưa thành công trong việc giảm kích thước của lò phản ứng. Nhiệm vụ bảo vệ phi hành đoàn không được giải quyết, vì lớp phủ bảo vệ bằng kim loại nặng làm tăng đáng kể trọng lượng của máy bay.
Trong khi nếu loại bỏ chi tiết này thì sẽ dẫn đến cái chết của kíp điều khiểu do phóng xạ. Ngoài ra, không thể giải quyết vấn đề làm mát lò phản ứng.
"Liên Xô không tung Tu-119 ra chiến trường nếu chưa thể đảm bảo an toàn cho nó. Ngoài ra nền kinh tế Nga trong suy thoái hậu Xô Viết đã dẫn đến việc kế hoạch tiếp nhận chiếc oanh tạc cơ này tạm thời bị hoãn lại", tác giả nói thêm.
Mặc dù vậy, chuyên gia quân sự Trung Quốc chắc chắn rằng ý tưởng về máy bay ném bom trang bị lò phản ứng hạt nhân vẫn còn phù hợp cho đến ngày nay.
Bất chấp trình độ khoa học kỹ thuật hiện chưa cho phép phát triển phương tiện như vậy, nhưng vẫn có hy vọng rằng trong tương lai thế giới sẽ được chứng kiến "một chiếc Tu-119 khác".
Hiện tại ý tưởng trên đã được manh nha thực hiện, mở đầu bằng tên lửa hành trình trang bị động cơ hạt nhân Burevestnik, Nga có tham vọng nếu dự án trên thành công sẽ mở rộng sang máy bay ném bom.
Đáng tiếc là cho đến thời điểm gần đây, tiến độ hoàn thành tên lửa Burevestnik vẫn tỏ ra vô cùng chậm trễ, thậm chí vụ nổ khi thử nghiệm làm thiệt mạng nhiều nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Nga đang khiến Moskva cân nhắc hủy bỏ vũ khí trên.