Máy bay ném bom là loại máy bay được phi công sử dụng để thực hiện các cuộc không kích trên chiến trường; máy bay ném bom chiến lược là những máy bay có tầm bay xa, không chỉ có thể thả bom thông thường mà còn có thể ném bom hạt nhân và phóng tên lửa không đối đất. Ảnh: Máy bay ném bom Tu-95 của Liên Xô - Nguồn: WikipediaMục đích chính của máy bay ném bom chiến lược là tấn công các mục tiêu nằm sâu trong hậu phương địch, phá hủy các sân bay, căn cứ quân sự; hoặc thực hiện ném bom hủy diệt, cắt đứt đường vận chuyển của địch. Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Liên Xô - Nguồn: WikipediaTrong thời kỳ chiến tranh lạnh, việc chạy đua vũ trang giữa hai cường quốc Xô-Mỹ diễn ra rất quyết liệt; hai bên liên tục đưa ra những mẫu máy bay mới, tầm bay xa hơn, mang được nhiều bom đạn hơn. Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ - Nguồn: WikipediaVào ngày 12/8/1955, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã ban hành chỉ thị nghiên cứu máy bay bay bằng năng lượng hạt nhân. Các phòng thiết kế của Andrei Tupolev, Vladimir Myasishchev trở thành đơn vị chịu trách nhiệm chính, trong khi N. D. Kuznetsov và A. M. Lyulka được chỉ định để phát triển động cơ. Ảnh: Bản vẽ máy bay ném bom chiến lược Tu-119 - Nguồn: WikipediaĐể tiết kiệm kinh phí phát triển, Văn phòng Tupolev đề xuất xây dựng một nền tảng thử nghiệm bay càng sớm càng tốt, lắp đặt một lò phản ứng nhỏ trong một chiếc Tupolev Tu-95 để tạo ra biến thể Tu-119. Ảnh: Máy bay ném bom Tu-119 - Nguồn: WikipediaTính đến thời điểm hiện tại, đây là chiếc máy bay ném bom chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất trên thế giới. Vì tính chất đặc biệt của nguyên liệu hạt nhân, chỉ cần máy bay được khởi động là có thể bay liên tục với quãng đường gấp hàng trăm lần máy bay chạy bằng nhiên liệu phản lực thông thường. Ảnh: Máy bay ném bom Tu-119 - Nguồn: WikipediaMáy bay ném bom chiến lược Tu-119 có chiều dài 46,17 m, cao 12,5 m; tốc độ bay tối đa có thể đạt 800 km/h và có thể chở 9 phi công. Ảnh: Bản vẽ của Tu-119 thấy lò phản ứng đặt ở giữa thân máy bay, cung cấp hơi nước làm quay các turbine cánh quạt - Nguồn: WikipediaTừ tháng 3 đến tháng 8/1961, chiếc Tu-119 đã thực hiện tổng cộng 34 chuyến bay thử nghiệm. Tuy nhiên, các thành viên phi hành đoàn trong chiếc Tu-119 thử nghiệm đã bị ảnh hưởng về sức khỏe, do tiếp xúc lâu dài với bức xạ hạt nhân. Ảnh: Máy bay ném bom Tu-119 - Nguồn: WikipediaLiên Xô cũng xem xét tác động của bức xạ hạt nhân đối với các phi công; đồng thời lúc này, tên lửa đạn đạo liên lục địa cho thấy được tiềm năng của nó, nên chương trình máy bay sử dụng năng lượng hạt nhân không còn cần thiết nữa và đã bị hủy bỏ. Ảnh: Lò phản ứng VVRL-LOO lắp trong khoang chứa bom của Tu-119 - Nguồn: WikipediaTrong khi đó ở Mỹ, công việc phát triển máy bay bay bằng năng lượng hạt nhân Convair XB-36H Crusader cũng bị hủy do chi phí và vấn đề môi trường. Và Mỹ cũng tập trung phát triển các loại tên lửa liên lục địa để đối trọng với Liên Xô, thay vì phát triển các loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa. Ảnh: Máy bay ném bom Convair XB-36H Crusader của Mỹ - Nguồn: WikipediaNgoài ra giá thành của chiếc máy bay máy bay sử dụng năng lượng hạt nhân quá đắt, và Liên Xô cũng không kham nổi khi nền kinh tế đang trong tình trạng bấp bênh vào thời điểm đó. Ảnh: Máy bay ném bom Tu-119 - Nguồn: WikipediaMặc dù biết rằng, máy bay ném bom Tu-119 có tính năng mạnh hơn, nhưng vẫn không được ủng hộ; cùng với đó, môi trường bức xạ hạt nhân của máy bay ném bom này rất có hại cho con người, và chắc hẳn không có phi công nào muốn bay trên chiếc Tu-119.Với năng lượng hạt nhân, chiếc Tu-119 có thể bay hàng chục vòng quanh trái đất mà không cần phải tiếp nhiên liệu; tầm bay có lẽ chỉ phụ thuộc vào sức khỏe của phi công. Ảnh: Tên lửa đạn đạo liên lục địa ra đời đã góp phần dừng chương trình máy bay chạy bằng năng lượng hạt nhân - Nguồn: WikipediaTu-119 không bao giờ được hoàn thành vì lý do chi phí và rủi ro tác động đến môi trường nghiêm trọng nếu xảy ra tai nạn. Tuy nhiên Tu-119 cũng khẳng định thành tựu của các nhà khoa học Liên Xô khi đã chế tạo thành công một chiếc máy bay chạy bằng năng lượng hạt nhân. Ảnh: Máy bay ném bom Tu-119 trên báo chí phương Tây - Nguồn: Wikipedia Video Máy bay ném bom Tu-160, con át chủ bài của Không quân Nga - Nguồn: Báo Nghệ An
Máy bay ném bom là loại máy bay được phi công sử dụng để thực hiện các cuộc không kích trên chiến trường; máy bay ném bom chiến lược là những máy bay có tầm bay xa, không chỉ có thể thả bom thông thường mà còn có thể ném bom hạt nhân và phóng tên lửa không đối đất. Ảnh: Máy bay ném bom Tu-95 của Liên Xô - Nguồn: Wikipedia
Mục đích chính của máy bay ném bom chiến lược là tấn công các mục tiêu nằm sâu trong hậu phương địch, phá hủy các sân bay, căn cứ quân sự; hoặc thực hiện ném bom hủy diệt, cắt đứt đường vận chuyển của địch. Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Liên Xô - Nguồn: Wikipedia
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, việc chạy đua vũ trang giữa hai cường quốc Xô-Mỹ diễn ra rất quyết liệt; hai bên liên tục đưa ra những mẫu máy bay mới, tầm bay xa hơn, mang được nhiều bom đạn hơn. Ảnh: Máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ - Nguồn: Wikipedia
Vào ngày 12/8/1955, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã ban hành chỉ thị nghiên cứu máy bay bay bằng năng lượng hạt nhân. Các phòng thiết kế của Andrei Tupolev, Vladimir Myasishchev trở thành đơn vị chịu trách nhiệm chính, trong khi N. D. Kuznetsov và A. M. Lyulka được chỉ định để phát triển động cơ. Ảnh: Bản vẽ máy bay ném bom chiến lược Tu-119 - Nguồn: Wikipedia
Để tiết kiệm kinh phí phát triển, Văn phòng Tupolev đề xuất xây dựng một nền tảng thử nghiệm bay càng sớm càng tốt, lắp đặt một lò phản ứng nhỏ trong một chiếc Tupolev Tu-95 để tạo ra biến thể Tu-119. Ảnh: Máy bay ném bom Tu-119 - Nguồn: Wikipedia
Tính đến thời điểm hiện tại, đây là chiếc máy bay ném bom chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất trên thế giới. Vì tính chất đặc biệt của nguyên liệu hạt nhân, chỉ cần máy bay được khởi động là có thể bay liên tục với quãng đường gấp hàng trăm lần máy bay chạy bằng nhiên liệu phản lực thông thường. Ảnh: Máy bay ném bom Tu-119 - Nguồn: Wikipedia
Máy bay ném bom chiến lược Tu-119 có chiều dài 46,17 m, cao 12,5 m; tốc độ bay tối đa có thể đạt 800 km/h và có thể chở 9 phi công. Ảnh: Bản vẽ của Tu-119 thấy lò phản ứng đặt ở giữa thân máy bay, cung cấp hơi nước làm quay các turbine cánh quạt - Nguồn: Wikipedia
Từ tháng 3 đến tháng 8/1961, chiếc Tu-119 đã thực hiện tổng cộng 34 chuyến bay thử nghiệm. Tuy nhiên, các thành viên phi hành đoàn trong chiếc Tu-119 thử nghiệm đã bị ảnh hưởng về sức khỏe, do tiếp xúc lâu dài với bức xạ hạt nhân. Ảnh: Máy bay ném bom Tu-119 - Nguồn: Wikipedia
Liên Xô cũng xem xét tác động của bức xạ hạt nhân đối với các phi công; đồng thời lúc này, tên lửa đạn đạo liên lục địa cho thấy được tiềm năng của nó, nên chương trình máy bay sử dụng năng lượng hạt nhân không còn cần thiết nữa và đã bị hủy bỏ. Ảnh: Lò phản ứng VVRL-LOO lắp trong khoang chứa bom của Tu-119 - Nguồn: Wikipedia
Trong khi đó ở Mỹ, công việc phát triển máy bay bay bằng năng lượng hạt nhân Convair XB-36H Crusader cũng bị hủy do chi phí và vấn đề môi trường. Và Mỹ cũng tập trung phát triển các loại tên lửa liên lục địa để đối trọng với Liên Xô, thay vì phát triển các loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa. Ảnh: Máy bay ném bom Convair XB-36H Crusader của Mỹ - Nguồn: Wikipedia
Ngoài ra giá thành của chiếc máy bay máy bay sử dụng năng lượng hạt nhân quá đắt, và Liên Xô cũng không kham nổi khi nền kinh tế đang trong tình trạng bấp bênh vào thời điểm đó. Ảnh: Máy bay ném bom Tu-119 - Nguồn: Wikipedia
Mặc dù biết rằng, máy bay ném bom Tu-119 có tính năng mạnh hơn, nhưng vẫn không được ủng hộ; cùng với đó, môi trường bức xạ hạt nhân của máy bay ném bom này rất có hại cho con người, và chắc hẳn không có phi công nào muốn bay trên chiếc Tu-119.
Với năng lượng hạt nhân, chiếc Tu-119 có thể bay hàng chục vòng quanh trái đất mà không cần phải tiếp nhiên liệu; tầm bay có lẽ chỉ phụ thuộc vào sức khỏe của phi công. Ảnh: Tên lửa đạn đạo liên lục địa ra đời đã góp phần dừng chương trình máy bay chạy bằng năng lượng hạt nhân - Nguồn: Wikipedia
Tu-119 không bao giờ được hoàn thành vì lý do chi phí và rủi ro tác động đến môi trường nghiêm trọng nếu xảy ra tai nạn. Tuy nhiên Tu-119 cũng khẳng định thành tựu của các nhà khoa học Liên Xô khi đã chế tạo thành công một chiếc máy bay chạy bằng năng lượng hạt nhân. Ảnh: Máy bay ném bom Tu-119 trên báo chí phương Tây - Nguồn: Wikipedia
Video Máy bay ném bom Tu-160, con át chủ bài của Không quân Nga - Nguồn: Báo Nghệ An