Nga luôn là đối tác quốc phòng số một của Ấn Độ, mối quan hệ bền chặt này có lịch sử từ Liên Xô; khi đó Ấn Độ đã nhập khẩu một số lượng lớn máy bay chiến đấu, xe tăng, tàu chiến, tàu ngầm và các thiết bị quốc phòng khác từ Liên Xô và sau này là Nga. Ảnh: Máy bay Su-30MKI của Ấn Độ do Nga phát triển - Nguồn: Wikipedia.Khi Ấn Độ nhận thấy cần phải phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầu tiên của họ, để chống lại lực lượng không quân ngày càng lớn mạnh của hai kình địch là Pakistan và Trung Quốc, New Delhi đã quyết định hợp tác với Nga để phát triển một loại máy bay chiến đấu tiên tiến nhất. Ảnh: Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.Sau dự án liên doanh phát triển tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos cực kỳ thành công giữa Ấn Độ và Nga, vào năm 2007, hai quốc gia đã quyết định "chơi lớn" một lần nữa; Công ty hàng không Hindustan Aeronautics Limited (HAL) của Ấn Độ hợp tác với Công ty Sukhoi có trụ sở tại Moscow để sản xuất một loại "Máy bay chiến đấu đa năng (PMF)" thế hệ thứ năm. Ảnh: Tên lửa hành trình BrahMos - Nguồn: Wikipedia.Yêu cầu của Ấn Độ cần một biến thể hai chỗ ngồi với tính năng tàng hình tiên tiến, động cơ siêu vượt âm và radar AESA 360 độ mạnh hơn; vì vậy cả Nga và Ấn Độ đã quyết định lựa chọn Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm (FGFA) của Nga, khi đó vẫn đang trong giai đoạn chế thử, nhằm mục đích phát triển một biến thể cải tiến cho Ấn Độ. Ảnh: Tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga - Nguồn: Wikipedia.Theo kế hoạch hợp tác được ký giữa hai bên, Ấn Độ cam kết cung cấp 6 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển; trong đó 295 triệu USD sẽ được thanh toán trực tiếp trong năm 2010. Ấn Độ ước tính sẽ chi 30 tỷ USD để mua 144 máy bay chiến đấu tàng hình. Ảnh: Máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của Nga - Nguồn: Wikipedia.Tuy nhiên, mọi thứ đã không diễn ra như dự kiến của cả New Delhi và Moscow. Cuối cùng hai nước quyết định hủy bỏ dự án phát triển chung tiêm kích FGFA, Ấn Độ thất vọng với tiến độ dự án cũng như khả năng tác chiến của tiêm kích Su-57, nên quyết định chấm dứt hợp tác với Nga. Ảnh: Máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của Nga - Nguồn: Wikipedia.Sau đó Ấn Độ quyết định phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của riêng mình theo sáng kiến “Make in India - Sản xuất tại Ấn Độ” và khởi động chương trình Máy bay chiến đấu hạng trung tiên tiến (AMCA). Ảnh: Máy bay chiến đấu Tejas do Ấn Độ tự phát triển - Nguồn: Scramble.Cùng lúc đó, truyền thông Ấn Độ đưa tin “lãnh đạo cao nhất” của nước này đã đưa ra quyết định “tránh lặp lại sai lầm khi mua máy bay chiến đấu Su-30MKI từ Nga”, khi Ấn Độ tốn cả vài chục tỷ USD, nhưng không được Nga hỗ trợ bất cứ điều gì trong việc phát triển máy bay chiến đấu nội địa của Ấn Độ. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Ấn Độ do Nga sản xuất - Nguồn: Wikipedia.Ngay từ khi Ấn Độ và Nga đặt bút ký phát triển máy bay thế hệ 5 FGFA, Ấn Độ đã đặt ra hai điều kiện tiên quyết cho dự án. Thứ nhất là Nga phải thực hiện chuyển giao công nghệ sâu rộng, bao gồm cung cấp "mã nguồn", để đảm bảo rằng Ấn Độ có thể nâng cấp độc lập thông qua các vũ khí mới tích hợp trong tương lai; thứ hai là Dự án này có thể cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho dự án "Máy bay chiến đấu hạng trung tiên tiến (AMCA)" của Ấn Độ. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ấn Độ - Nguồn: PTIBan đầu quan hệ đối tác giữa Nga và Ấn Độ được coi là triển vọng tốt, nhưng sau khi hoàn tất thỏa thuận mua máy bay chiến đấu Rafale của Pháp vào năm 2016, Ấn Độ đã quyết định tăng cường hợp tác với Nga để phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 do Ấn Độ sản xuất, dựa trên nền máy bay chiến đấu Su-57 của Nga, như một sự bổ sung cho máy bay chiến đấu Rafale. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-57 của Nga - Nguồn: TopwarTheo kế hoạch, máy bay chiến đấu Su-57 sẽ có 43 sửa đổi, bao gồm các điều chỉnh về cảm biến, thiết bị mạng và thiết bị chiến đấu điện tử hàng không. Tuy nhiên Ấn Độ một lần nữa quyết định gác lại kế hoạch này vào năm 2017 để thúc đẩy nội địa hóa và giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-57 của Nga - Nguồn: TopwarVề khả năng tàng hình, các đặc điểm của Su-57 rõ ràng không phù hợp với kế hoạch mục tiêu của Ấn Độ. Ấn Độ hy vọng có được khả năng răn đe chiến lược bằng cách mua một máy bay chiến đấu "tàng hình hoàn toàn" và có thể xâm nhập mạng lưới phòng không của đối phương mà hoàn toàn không bị phát hiện. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-57 của Nga - Nguồn: TopwarTheo những báo cáo được công khai, Không quân Ấn Độ không hài lòng với hiệu suất của Su-57 và nghi ngờ liệu loại máy bay này có thể được cải tiến với chi phí mà Ấn Độ có thể chi trả hay không? Cùng với đó là độ tin cậy và khả năng tìm kiếm đa hướng 360 độ của radar mảng pha quét mảng pha điện tử chủ động N036 của Su-57. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-57 của Nga - Nguồn: TopwarNgoài ra Ấn Độ cũng không hài lòng với việc thiếu khả năng bảo dưỡng động cơ theo kiểu mô-đun. Điều này khiến Ấn Độ lo ngại rằng những động cơ này cần được chuyển tới Nga để bảo dưỡng. Ảnh: Máy bay MiG-29K của hải quân Ấn Độ - Nguồn: TopwarCác máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-30 của Không quân và Hải quân Ấn Độ đang phải đối mặt với vấn đề chi phí bảo dưỡng tăng cao. Ấn Độ đã bắt đầu cảnh giác rằng, Su-57 sẽ đi vào vệt "xe đổ" này. Ảnh: Lắp ráp máy bay Su-57 của Nga - Nguồn: Topwar Video Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 = T-50 PAK FA - Nguồn: QPVN
Nga luôn là đối tác quốc phòng số một của Ấn Độ, mối quan hệ bền chặt này có lịch sử từ Liên Xô; khi đó Ấn Độ đã nhập khẩu một số lượng lớn máy bay chiến đấu, xe tăng, tàu chiến, tàu ngầm và các thiết bị quốc phòng khác từ Liên Xô và sau này là Nga. Ảnh: Máy bay Su-30MKI của Ấn Độ do Nga phát triển - Nguồn: Wikipedia.
Khi Ấn Độ nhận thấy cần phải phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầu tiên của họ, để chống lại lực lượng không quân ngày càng lớn mạnh của hai kình địch là Pakistan và Trung Quốc, New Delhi đã quyết định hợp tác với Nga để phát triển một loại máy bay chiến đấu tiên tiến nhất. Ảnh: Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.
Sau dự án liên doanh phát triển tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos cực kỳ thành công giữa Ấn Độ và Nga, vào năm 2007, hai quốc gia đã quyết định "chơi lớn" một lần nữa; Công ty hàng không Hindustan Aeronautics Limited (HAL) của Ấn Độ hợp tác với Công ty Sukhoi có trụ sở tại Moscow để sản xuất một loại "Máy bay chiến đấu đa năng (PMF)" thế hệ thứ năm. Ảnh: Tên lửa hành trình BrahMos - Nguồn: Wikipedia.
Yêu cầu của Ấn Độ cần một biến thể hai chỗ ngồi với tính năng tàng hình tiên tiến, động cơ siêu vượt âm và radar AESA 360 độ mạnh hơn; vì vậy cả Nga và Ấn Độ đã quyết định lựa chọn Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm (FGFA) của Nga, khi đó vẫn đang trong giai đoạn chế thử, nhằm mục đích phát triển một biến thể cải tiến cho Ấn Độ. Ảnh: Tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga - Nguồn: Wikipedia.
Theo kế hoạch hợp tác được ký giữa hai bên, Ấn Độ cam kết cung cấp 6 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển; trong đó 295 triệu USD sẽ được thanh toán trực tiếp trong năm 2010. Ấn Độ ước tính sẽ chi 30 tỷ USD để mua 144 máy bay chiến đấu tàng hình. Ảnh: Máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của Nga - Nguồn: Wikipedia.
Tuy nhiên, mọi thứ đã không diễn ra như dự kiến của cả New Delhi và Moscow. Cuối cùng hai nước quyết định hủy bỏ dự án phát triển chung tiêm kích FGFA, Ấn Độ thất vọng với tiến độ dự án cũng như khả năng tác chiến của tiêm kích Su-57, nên quyết định chấm dứt hợp tác với Nga. Ảnh: Máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của Nga - Nguồn: Wikipedia.
Sau đó Ấn Độ quyết định phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của riêng mình theo sáng kiến “Make in India - Sản xuất tại Ấn Độ” và khởi động chương trình Máy bay chiến đấu hạng trung tiên tiến (AMCA). Ảnh: Máy bay chiến đấu Tejas do Ấn Độ tự phát triển - Nguồn: Scramble.
Cùng lúc đó, truyền thông Ấn Độ đưa tin “lãnh đạo cao nhất” của nước này đã đưa ra quyết định “tránh lặp lại sai lầm khi mua máy bay chiến đấu Su-30MKI từ Nga”, khi Ấn Độ tốn cả vài chục tỷ USD, nhưng không được Nga hỗ trợ bất cứ điều gì trong việc phát triển máy bay chiến đấu nội địa của Ấn Độ. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Ấn Độ do Nga sản xuất - Nguồn: Wikipedia.
Ngay từ khi Ấn Độ và Nga đặt bút ký phát triển máy bay thế hệ 5 FGFA, Ấn Độ đã đặt ra hai điều kiện tiên quyết cho dự án. Thứ nhất là Nga phải thực hiện chuyển giao công nghệ sâu rộng, bao gồm cung cấp "mã nguồn", để đảm bảo rằng Ấn Độ có thể nâng cấp độc lập thông qua các vũ khí mới tích hợp trong tương lai; thứ hai là Dự án này có thể cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho dự án "Máy bay chiến đấu hạng trung tiên tiến (AMCA)" của Ấn Độ. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ấn Độ - Nguồn: PTI
Ban đầu quan hệ đối tác giữa Nga và Ấn Độ được coi là triển vọng tốt, nhưng sau khi hoàn tất thỏa thuận mua máy bay chiến đấu Rafale của Pháp vào năm 2016, Ấn Độ đã quyết định tăng cường hợp tác với Nga để phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 do Ấn Độ sản xuất, dựa trên nền máy bay chiến đấu Su-57 của Nga, như một sự bổ sung cho máy bay chiến đấu Rafale. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-57 của Nga - Nguồn: Topwar
Theo kế hoạch, máy bay chiến đấu Su-57 sẽ có 43 sửa đổi, bao gồm các điều chỉnh về cảm biến, thiết bị mạng và thiết bị chiến đấu điện tử hàng không. Tuy nhiên Ấn Độ một lần nữa quyết định gác lại kế hoạch này vào năm 2017 để thúc đẩy nội địa hóa và giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-57 của Nga - Nguồn: Topwar
Về khả năng tàng hình, các đặc điểm của Su-57 rõ ràng không phù hợp với kế hoạch mục tiêu của Ấn Độ. Ấn Độ hy vọng có được khả năng răn đe chiến lược bằng cách mua một máy bay chiến đấu "tàng hình hoàn toàn" và có thể xâm nhập mạng lưới phòng không của đối phương mà hoàn toàn không bị phát hiện. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-57 của Nga - Nguồn: Topwar
Theo những báo cáo được công khai, Không quân Ấn Độ không hài lòng với hiệu suất của Su-57 và nghi ngờ liệu loại máy bay này có thể được cải tiến với chi phí mà Ấn Độ có thể chi trả hay không? Cùng với đó là độ tin cậy và khả năng tìm kiếm đa hướng 360 độ của radar mảng pha quét mảng pha điện tử chủ động N036 của Su-57. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-57 của Nga - Nguồn: Topwar
Ngoài ra Ấn Độ cũng không hài lòng với việc thiếu khả năng bảo dưỡng động cơ theo kiểu mô-đun. Điều này khiến Ấn Độ lo ngại rằng những động cơ này cần được chuyển tới Nga để bảo dưỡng. Ảnh: Máy bay MiG-29K của hải quân Ấn Độ - Nguồn: Topwar
Các máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-30 của Không quân và Hải quân Ấn Độ đang phải đối mặt với vấn đề chi phí bảo dưỡng tăng cao. Ấn Độ đã bắt đầu cảnh giác rằng, Su-57 sẽ đi vào vệt "xe đổ" này. Ảnh: Lắp ráp máy bay Su-57 của Nga - Nguồn: Topwar
Video Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 = T-50 PAK FA - Nguồn: QPVN