Theo thông cáo của chương trình Make in India tại triển lãm công nghiệp quốc tế "Innoprom" ở Ekaterinburg, Ấn Độ dự định mua một loạt vũ khí tối tân mới từ Nga với số lượng lên tới hàng trăm đơn vị. Đây là thông tin đang gây sốc cho giới quân sự thế giới mà đặc biệt là Trung Quốc trong vài ngày trở lại đây.Bởi trong số các loại vũ khí mà Ấn Độ đặt mua bao gồm cả những loại vũ khí “hạn chế xuất khẩu” như máy bay ném bom chiến lược và tàu ngầm hạt nhân tấn công. Đó là những thứ vũ khí thường xếp vào danh mục cấm xuất khẩu, tuy nhiên luôn có ngoại lệ với những đối tác đặc biệt.Đầu tiên, Ấn Độ đang mong muốn Nga có thể cung cấp cho nước này 4 máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 – vũ khí tấn công tầm xa, toàn cầu đặc biệt nguy hiểm trên thế giới. Đồng thời sẽ giúp Ấn Độ tạo thế cân bằng với Trung Quốc – khi nước này sở hữu nhiều sư đoàn trang bị máy bay ném bom chiến lược tầm xa.Đáng lưu ý, Trung Quốc từng có ý định mua các máy bay ném bom Tu-22M3 nhưng không thành. Nhưng với Ấn Độ, đối tác tin cậy, tuân thủ vấn đề bản quyền nghiêm ngặt thì có thể khác. Không loại trừ khả năng Nga sẽ gật đầu cung cấp loại máy bay ném bom siêu thanh, bay nhanh thứ 2 thế giới cho Ấn Độ.Tu-22M3 ngoài tốc độ siêu thanh, có khả năng đột kích hệ thống phòng không phức tạp thì còn được trang bị kho vũ khí “khủng” gồm bom, tên lửa hành trình đối đất và tên lửa hành trình chống hạm. Tên lửa chống hạm tốc độ cao Kh-22 trên Tu-22M3 được thiết kế để tiêu diệt các nhóm tàu sân bay.Ấn Độ cũng muốn mua thêm 80 trực thăng vận tải đa năng Mi-17 từ Nga. Đây thực sự là thương vụ béo bở với Mil Moscow và Kazan Helicopter.Các trực thăng Mi-17 đáp ứng yêu cầu không vận tầm gần cho Ấn Độ cũng như nhiệm vụ chi viện hỏa lực khi cần.Đặc biệt, Ấn Độ muốn mua thêm 6 máy bay vận tải Il-76 hoặc có thể là loại Il-476 thế hệ mới với tải trọng lớn hơn, độ tin cậy cao hơn so với mẫu Il-76MD trước đây.Ấn Độ dự định sẽ trang bị cho các máy bay Il-76 hệ thống radar EL/M-2090 của Israel để biến chúng thành máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không. Trước đó, nước này đã nhập khẩu 3 hệ thống radar EL/M-2090 cho ba chiếc Il-76.Đặc biệt nhất, Ấn Độ muốn mua 12 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-400 Triumph – tổ hợp vũ khí đất đối không mạnh nhất thế giới hiện nay, có tầm bắn vượt xa tổ hợp Patriot PAC-2/3 của Mỹ.Với S-400, không phận Ấn Độ sẽ được đảm bảo an toàn trước mọi mối đe dọa tiềm tàng từ Pakistan hay từ Trung Quốc. S-400 có khả năng phát hiện mục tiêu cách xa 600km, cao 40-50km, theo dõi đồng thời 300 mục tiêu, tiêu diệt đồng thời nhiều mục tiêu ở cách 400km, riêng tên lửa đạn đạo cách 60km.So với hệ thống đối thủ MIM-104 Patriot PAC-3 của Mỹ, S-400 vượt trội về mọi thông số: Thời gian triển khai chiến đấu nhanh hơn (5 phút so với 30 phút), tầm bắn xa hơn (400 km so với 240 km), số mục tiêu có thể theo dõi cao hơn (300 so với 100), cự ly phát hiện mục tiêu lớn hơn (600 km so với 350 km) cũng như có thể đánh chặn mục tiêu bay nhanh hơn (4,8 km/giây so với 2 km/giây).Ngoài ra, Ấn Độ cũng mong muốn thuê hai tàu ngầm hạt nhân tấn công Project 971U Akula II và cũng muốn được mua chúng luôn sau khi hết hạn thuê. Đáng lưu ý, trước đó năm 2012 Ấn Độ đã thuê một tàu Akula II để huấn luyện thủy thủ, thời hạn thuê sẽ kết thúc vào năm 2022.Tàu ngầm hạt nhân Project 971U Akula II có lượng giãn nước khi lặn 13.400 tấn, dài 113,3m, trang bị một lò phản ứng hạt nhân 190MW, dự trữ hành trình 100 ngày, lặn sâu 520m. Tàu được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533mm và 4 ống cỡ 650mm cho phép mang phóng ngư lôi, thủy lôi, tên lửa chống ngầm và tên lửa hành trình Kalibr.
Theo thông cáo của chương trình Make in India tại triển lãm công nghiệp quốc tế "Innoprom" ở Ekaterinburg, Ấn Độ dự định mua một loạt vũ khí tối tân mới từ Nga với số lượng lên tới hàng trăm đơn vị. Đây là thông tin đang gây sốc cho giới quân sự thế giới mà đặc biệt là Trung Quốc trong vài ngày trở lại đây.
Bởi trong số các loại vũ khí mà Ấn Độ đặt mua bao gồm cả những loại vũ khí “hạn chế xuất khẩu” như máy bay ném bom chiến lược và tàu ngầm hạt nhân tấn công. Đó là những thứ vũ khí thường xếp vào danh mục cấm xuất khẩu, tuy nhiên luôn có ngoại lệ với những đối tác đặc biệt.
Đầu tiên, Ấn Độ đang mong muốn Nga có thể cung cấp cho nước này 4 máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 – vũ khí tấn công tầm xa, toàn cầu đặc biệt nguy hiểm trên thế giới. Đồng thời sẽ giúp Ấn Độ tạo thế cân bằng với Trung Quốc – khi nước này sở hữu nhiều sư đoàn trang bị máy bay ném bom chiến lược tầm xa.
Đáng lưu ý, Trung Quốc từng có ý định mua các máy bay ném bom Tu-22M3 nhưng không thành. Nhưng với Ấn Độ, đối tác tin cậy, tuân thủ vấn đề bản quyền nghiêm ngặt thì có thể khác. Không loại trừ khả năng Nga sẽ gật đầu cung cấp loại máy bay ném bom siêu thanh, bay nhanh thứ 2 thế giới cho Ấn Độ.
Tu-22M3 ngoài tốc độ siêu thanh, có khả năng đột kích hệ thống phòng không phức tạp thì còn được trang bị kho vũ khí “khủng” gồm bom, tên lửa hành trình đối đất và tên lửa hành trình chống hạm. Tên lửa chống hạm tốc độ cao Kh-22 trên Tu-22M3 được thiết kế để tiêu diệt các nhóm tàu sân bay.
Ấn Độ cũng muốn mua thêm 80 trực thăng vận tải đa năng Mi-17 từ Nga. Đây thực sự là thương vụ béo bở với Mil Moscow và Kazan Helicopter.
Các trực thăng Mi-17 đáp ứng yêu cầu không vận tầm gần cho Ấn Độ cũng như nhiệm vụ chi viện hỏa lực khi cần.
Đặc biệt, Ấn Độ muốn mua thêm 6 máy bay vận tải Il-76 hoặc có thể là loại Il-476 thế hệ mới với tải trọng lớn hơn, độ tin cậy cao hơn so với mẫu Il-76MD trước đây.
Ấn Độ dự định sẽ trang bị cho các máy bay Il-76 hệ thống radar EL/M-2090 của Israel để biến chúng thành máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không. Trước đó, nước này đã nhập khẩu 3 hệ thống radar EL/M-2090 cho ba chiếc Il-76.
Đặc biệt nhất, Ấn Độ muốn mua 12 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-400 Triumph – tổ hợp vũ khí đất đối không mạnh nhất thế giới hiện nay, có tầm bắn vượt xa tổ hợp Patriot PAC-2/3 của Mỹ.
Với S-400, không phận Ấn Độ sẽ được đảm bảo an toàn trước mọi mối đe dọa tiềm tàng từ Pakistan hay từ Trung Quốc. S-400 có khả năng phát hiện mục tiêu cách xa 600km, cao 40-50km, theo dõi đồng thời 300 mục tiêu, tiêu diệt đồng thời nhiều mục tiêu ở cách 400km, riêng tên lửa đạn đạo cách 60km.
So với hệ thống đối thủ MIM-104 Patriot PAC-3 của Mỹ, S-400 vượt trội về mọi thông số: Thời gian triển khai chiến đấu nhanh hơn (5 phút so với 30 phút), tầm bắn xa hơn (400 km so với 240 km), số mục tiêu có thể theo dõi cao hơn (300 so với 100), cự ly phát hiện mục tiêu lớn hơn (600 km so với 350 km) cũng như có thể đánh chặn mục tiêu bay nhanh hơn (4,8 km/giây so với 2 km/giây).
Ngoài ra, Ấn Độ cũng mong muốn thuê hai tàu ngầm hạt nhân tấn công Project 971U Akula II và cũng muốn được mua chúng luôn sau khi hết hạn thuê. Đáng lưu ý, trước đó năm 2012 Ấn Độ đã thuê một tàu Akula II để huấn luyện thủy thủ, thời hạn thuê sẽ kết thúc vào năm 2022.
Tàu ngầm hạt nhân Project 971U Akula II có lượng giãn nước khi lặn 13.400 tấn, dài 113,3m, trang bị một lò phản ứng hạt nhân 190MW, dự trữ hành trình 100 ngày, lặn sâu 520m. Tàu được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533mm và 4 ống cỡ 650mm cho phép mang phóng ngư lôi, thủy lôi, tên lửa chống ngầm và tên lửa hành trình Kalibr.