Nga tiếp tục tích cực phát triển hệ thống vũ khí không gian của mình, điều này gây lo ngại cho các nước phương Tây. Một ví dụ nổi bật là vụ phóng tàu vệ tinh Cosmos-2553 đầy bí ấn vào quỹ đạo tầm thấp của Trái đất vào ngày 5 tháng 2 năm 2022.Tạp chí Wall Street Journal (WSJ) của Mỹ dẫn lời các quan chức nước này cho rằng thiết bị vũ trụ nói trên nhằm mục đích phát triển vũ khí chống vệ tinh mới của Nga.Ấn phẩm WSJ chỉ ra rằng Nga cần Cosmos-2553 để thử nghiệm các thành phần của vũ khí chống vệ tinh tiềm năng có khả năng mang thiết bị hạt nhân.Mặc dù bản thân vệ tinh này không được trang bị đầu đạn hạt nhân nhưng một số quan chức Mỹ tin rằng nó "chắc chắn có liên quan đến chương trình chống vệ tinh hạt nhân của Nga".Điều này đã làm dấy lên mối lo ngại ngày càng tăng trong chính quyền Tổng thống Joe Biden, các chuyên gia quân sự - chính trị và Quốc hội Mỹ.Loại vũ khí này nếu được triển khai sẽ giúp Moskva có khả năng phá hủy hàng trăm vệ tinh ở quỹ đạo Trái đất tầm thấp bằng một vụ nổ hạt nhân.Một bước đi như vậy có thể làm gián đoạn đáng kể hoạt động của chính phủ Mỹ và các nhóm vệ tinh thương mại, bao gồm cả "chòm sao" Starlink thuộc sở hữu Công ty SpaceX.Tuy nhiên không phải tất cả quan chức Mỹ đều tin rằng Cosmos 2553 chỉ nhằm mục đích phát triển vũ khí hạt nhân chống vệ tinh.Một bộ phận chuyên gia khác cho rằng vệ tinh này được sử dụng để nghiên cứu và phát triển các thành phần phi hạt nhân của hệ thống vũ khí mới mà Nga vẫn chưa triển khai.Bất chấp sự đảm bảo của Moskva rằng thiết bị này nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, các quan chức Mỹ cho rằng tuyên bố nói trên hoàn toàn không hợp lý.Giới chức Mỹ từ lâu đã nghi ngờ Nga đang tìm cách phát triển khả năng chống vệ tinh bằng đầu đạn hạt nhân. Nhưng chỉ đến gần đây họ mới có thể bắt đầu theo dõi tiến độ nghiên cứu của Nga trong lĩnh vực này.Nếu Nga thực hiện dự án của mình và triển khai vũ khí hạt nhân trên quỹ đạo, nước này sẽ có đủ khả năng phá hủy mạng lưới vệ tinh ở những khu vực mà từ trước đến nay Mỹ vẫn chiếm ưu thế.Sự đề phòng của Washington đối với vệ tinh Nga càng gia tăng, vào tháng 2 năm 2024, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ - ông Mike Turner tuyên bố mối đe dọa an ninh quốc gia nghiêm trọng đối với Mỹ và kêu gọi tổng thống giải mật thông tin.Mặc dù vậy, Moskva phủ nhận cáo buộc phát triển hệ thống chống vệ tinh hạt nhân, nói rằng họ chỉ tiến hành nghiên cứu khoa học về tác động của bức xạ và các hạt tích điện nặng trên quỹ đạo Trái đất tầm thấp.Bất chấp sự đảm bảo của Nga, Cosmos-2553 vẫn ở trên quỹ đạo khiến các nước phương Tây lo ngại. Theo ông Mike Turner, tình hình có thể so sánh với Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, nhưng hiện đã xảy ra trong không gian.Điều quan trọng cần lưu ý là Nga luôn tuyên bố ủng hộ việc sử dụng không gian vũ trụ một cách hòa bình và chống lại việc quân sự hóa không gian vũ trụ, tuy nhiên họ cũng luôn để ngỏ khả năng thay đổi, nếu phát sinh "tình huống cấp bách".
Nga tiếp tục tích cực phát triển hệ thống vũ khí không gian của mình, điều này gây lo ngại cho các nước phương Tây. Một ví dụ nổi bật là vụ phóng tàu vệ tinh Cosmos-2553 đầy bí ấn vào quỹ đạo tầm thấp của Trái đất vào ngày 5 tháng 2 năm 2022.
Tạp chí Wall Street Journal (WSJ) của Mỹ dẫn lời các quan chức nước này cho rằng thiết bị vũ trụ nói trên nhằm mục đích phát triển vũ khí chống vệ tinh mới của Nga.
Ấn phẩm WSJ chỉ ra rằng Nga cần Cosmos-2553 để thử nghiệm các thành phần của vũ khí chống vệ tinh tiềm năng có khả năng mang thiết bị hạt nhân.
Mặc dù bản thân vệ tinh này không được trang bị đầu đạn hạt nhân nhưng một số quan chức Mỹ tin rằng nó "chắc chắn có liên quan đến chương trình chống vệ tinh hạt nhân của Nga".
Điều này đã làm dấy lên mối lo ngại ngày càng tăng trong chính quyền Tổng thống Joe Biden, các chuyên gia quân sự - chính trị và Quốc hội Mỹ.
Loại vũ khí này nếu được triển khai sẽ giúp Moskva có khả năng phá hủy hàng trăm vệ tinh ở quỹ đạo Trái đất tầm thấp bằng một vụ nổ hạt nhân.
Một bước đi như vậy có thể làm gián đoạn đáng kể hoạt động của chính phủ Mỹ và các nhóm vệ tinh thương mại, bao gồm cả "chòm sao" Starlink thuộc sở hữu Công ty SpaceX.
Tuy nhiên không phải tất cả quan chức Mỹ đều tin rằng Cosmos 2553 chỉ nhằm mục đích phát triển vũ khí hạt nhân chống vệ tinh.
Một bộ phận chuyên gia khác cho rằng vệ tinh này được sử dụng để nghiên cứu và phát triển các thành phần phi hạt nhân của hệ thống vũ khí mới mà Nga vẫn chưa triển khai.
Bất chấp sự đảm bảo của Moskva rằng thiết bị này nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, các quan chức Mỹ cho rằng tuyên bố nói trên hoàn toàn không hợp lý.
Giới chức Mỹ từ lâu đã nghi ngờ Nga đang tìm cách phát triển khả năng chống vệ tinh bằng đầu đạn hạt nhân. Nhưng chỉ đến gần đây họ mới có thể bắt đầu theo dõi tiến độ nghiên cứu của Nga trong lĩnh vực này.
Nếu Nga thực hiện dự án của mình và triển khai vũ khí hạt nhân trên quỹ đạo, nước này sẽ có đủ khả năng phá hủy mạng lưới vệ tinh ở những khu vực mà từ trước đến nay Mỹ vẫn chiếm ưu thế.
Sự đề phòng của Washington đối với vệ tinh Nga càng gia tăng, vào tháng 2 năm 2024, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ - ông Mike Turner tuyên bố mối đe dọa an ninh quốc gia nghiêm trọng đối với Mỹ và kêu gọi tổng thống giải mật thông tin.
Mặc dù vậy, Moskva phủ nhận cáo buộc phát triển hệ thống chống vệ tinh hạt nhân, nói rằng họ chỉ tiến hành nghiên cứu khoa học về tác động của bức xạ và các hạt tích điện nặng trên quỹ đạo Trái đất tầm thấp.
Bất chấp sự đảm bảo của Nga, Cosmos-2553 vẫn ở trên quỹ đạo khiến các nước phương Tây lo ngại. Theo ông Mike Turner, tình hình có thể so sánh với Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, nhưng hiện đã xảy ra trong không gian.
Điều quan trọng cần lưu ý là Nga luôn tuyên bố ủng hộ việc sử dụng không gian vũ trụ một cách hòa bình và chống lại việc quân sự hóa không gian vũ trụ, tuy nhiên họ cũng luôn để ngỏ khả năng thay đổi, nếu phát sinh "tình huống cấp bách".