Việc Phần Lan xin gia nhập NATO, đã gây sốc cho Moscow, khi một quốc gia láng giềng của Nga tiếp tục “rơi vào vòng tay của NATO”. Như vậy, bước chân của NATO tiến gần hơn một bước tới Moscow. Trên thực tế, Phần Lan chỉ cách St.Petersburg, thành phố lớn thứ hai của Nga có 170 km.Phần Lan luôn là một quốc gia trung lập, ngay cả trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Phần Lan cũng không “thay lòng” trước những “cám dỗ” của NATO; tại sao họ lại tham gia ngay bây giờ? Lập luận của Phần Lan là xung đột Nga-Ukraine đã làm thay đổi môi trường an ninh và "Phần Lan đã phải đưa ra quyết định" .Phần Lan sẽ chính thức nộp đơn đăng ký thành viên sớm nhất vào ngày 15/5. NATO đã nói rõ rằng thủ tục gia nhập sẽ được nhanh chóng khởi động. Mỹ và Anh thậm chí còn hứa sẽ hỗ trợ Phần Lan và Thụy Điển, nếu họ bị quân đội Nga tấn công; kể cả khi hai nước này chưa gia nhập NATO. Sau Phần Lan là Thụy Điển. Người ta thường kỳ vọng rằng, nếu Phần Lan gia nhập NATO, Thụy Điển chắc chắn sẽ theo sau, hoặc thậm chí tham gia liên minh cùng lúc.Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (viết tắt là NATO), được thành lập vào năm 1949, hiện có tổng cộng 30 quốc gia; nếu thêm Phần Lan và Thụy Điển, con số sẽ tăng lên 32. Như vậy, dấu chân của NATO ngày càng dày đặc trước ngưỡng cửa của Nga.Nếu nhìn vào bản đồ, bạn sẽ thấy rằng chỉ theo hướng châu Âu, các quốc gia tiếp giáp với Nga, ngoại trừ Belarus, Ukraine và Moldova, đều là các quốc gia NATO. Bây giờ Phần Lan và Thụy Điển sẽ được thêm vào.Trong các quốc gia NATO, Phần Lan thậm chí còn khác biệt hơn, khi biên giới giữa Phần Lan và Nga dài 1.300 km. Năm 1939, khi Liên Xô và Phần Lan chiến tranh, Phần Lan buộc phải nhượng lại một phần lãnh thổ của mình. Nếu Phần Lan được đưa vào NATO, đồng nghĩa với việc NATO và Nga sẽ có thêm 1.300 km đường biên giới.Điều khiến Nga tức giận hơn cả, đó là NATO là sản phẩm của Chiến tranh Lạnh; và đối địch với nó là khối Hiệp ước Warsaw đã tan rã từ lâu, nhưng NATO không những tiếp tục tồn tại mà còn đang ngày càng mở rộng. Các đối tượng của sự mở rộng về phía đông của NATO, hoặc là các thành viên của Hiệp ước Warsaw năm đó, hoặc là các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước kia. Kẻ thù số một của NATO là Nga. Sự bành trướng về phía đông như vậy không chỉ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của Nga, mà còn là một sự uy hiếp lớn về mặt tinh thần đối với Moscow.Theo Nga, sự bùng nổ của cuộc chiến giữa họ với Ukraine là do NATO từng bước thúc ép, thậm chí khiến Ukraine phải đối d với Nga. Nhưng điều có thể khiến Nga ngạc nhiên, đó là trong khi cuộc chiến vẫn đang diễn ra quyết liệt, NATO vẫn tiếp tục bành trướng về phía đông. Hơn nữa, tốc độ còn nhanh hơn cả thế giới bên ngoài mong đợi.Ngoại trưởng Mỹ Blinken trước đây đã nói rõ rằng, Mỹ kiên quyết ủng hộ Phần Lan và Thụy Điển có thể gia nhập NATO. Trên thực tế, dù trong hay sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ đều cố gắng thúc đẩy Phần Lan và Thụy Điển vào NATO, nhưng hai nước này vẫn giữ thái độ trung lập vì sợ Liên Xô (Nga) tức giận. Nhưng bây giờ, tình hình đã hoàn toàn thay đổi.Và như một phản xạ tự nhiên, ngày 12/5, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, tuyên bố của lãnh đạo Phần Lan về việc nước này gia nhập NATO, là một sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại của nước này, và Nga sẽ có phản ứng tùy theo tình hình. Điều khiến Nga tức giận hơn cả, đó là việc Phần Lan phá bỏ những hiệp ước trung lập mà họ đã ký trước kia. Bởi vì theo Hiệp ước Hòa bình Paris năm 1947, không bên nào có thể thành lập liên minh hoặc tham gia vào một liên minh chống lại bên kia. Ngoài ra, Hiệp ước về các nguyên tắc cơ bản của quan hệ Nga-Phần Lan năm 1992 cũng quy định rằng, hai bên không được đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập của nhau. Ảnh: Cuộc chiến tranh Liên Xô - Phần Lan năm 1939.Bây giờ, nếu Phần Lan muốn gia nhập NATO, họ sẽ phải xé bỏ hai hiệp ước và chắc chắn các nhà lãnh đạo Phần Lan đã nhận thức được trách nhiệm và hậu quả của việc làm đó. Ảnh: Cuộc chiến tranh Liên Xô - Phần Lan năm 1939.Ông Peskov, phát ngôn viên Văn phòng Tổng thống Nga cho biết: Động thái của Phần Lan là đáng tiếc, và Nga có lý do để đáp trả thích đáng. Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo rằng, Nga sẽ phải dùng đến sức mạnh quân sự hoặc các biện pháp khác, để loại bỏ mối đe dọa do Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO.NATO vẫn đang mở rộng về phía đông, việc mở rộng lãnh thổ bao gồm cả các quốc gia thuộc Liên Xô trước kia. Hiện Phần Lan và Thụy Điển đã gia nhập liên minh để tìm kiếm an ninh; nhưng tại thời điểm này, liệu một động thái như vậy có thực sự giúp khu vực an toàn hơn?Phần Lan và Thụy Điển vào NATO gần như là điều chắc chắn. Nga dù có “cực lực phản đối”, nhưng phản đối là không hợp lệ, và hậu quả chỉ có thể là việc đối đầu quân sự gay gắt. Nga sẽ đưa thêm quân đội, đặc biệt là vũ khí hạt nhân, sẽ được triển khai ở biên giới Nga-Phần Lan.Không loại trừ những trò chơi cực đoan và đối đầu gần; và nếu có va chạm máy bay hoặc xung đột biên giới, thế giới cũng không phải ngạc nhiên. Đồng thời việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, đã càng kích thích thêm quyết tâm của Ukraine gia nhập NATO; ngoài ra còn có Moldova, Georgia. Bây giờ Nga và Belarus là một liên minh, nhưng không thể loại trừ rằng, một khi cách mạng màu thành công, Belarus sẽ trở mặt và sẽ quay lại chống Nga. Nếu Nga không có khả năng chống trả, thì khả năng cao Ukraine cũng sẽ được đưa vào NATO. NATO đang tiếp tục mở rộng, và thậm chí theo tuyên bố của Anh, NATO muốn trở thành “NATO của thế giới”, và nó sẽ tiếp tục mở rộng về phía đông ...Nhưng mọi sự vật hiện tượng, có sự khởi đầu, thì cũng có kết thúc.Tình hình an ninh châu Âu hiện tồi tệ chưa từng có; NATO từng bước dồn ép, vậy liệu nước Nga có ngồi yên? Đừng quên rằng, ngoài việc có quân đội quy ước lớn nhất châu Âu, Nga còn có số lượng vũ khí hạt nhân, đủ để hủy diệt trái đất nhiều lần.Việc NATO mở rộng, thực sự là một trò chơi cực đoan, và hiện NATO đang vui trên niềm vui chiến thắng. Nhưng nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng của một cuộc chiến tranh hạt nhân hủy diệt, điều này khiến những cái đầu dù nóng nhất, cũng phải “hít thở sâu”.
Việc Phần Lan xin gia nhập NATO, đã gây sốc cho Moscow, khi một quốc gia láng giềng của Nga tiếp tục “rơi vào vòng tay của NATO”. Như vậy, bước chân của NATO tiến gần hơn một bước tới Moscow. Trên thực tế, Phần Lan chỉ cách St.Petersburg, thành phố lớn thứ hai của Nga có 170 km.
Phần Lan luôn là một quốc gia trung lập, ngay cả trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Phần Lan cũng không “thay lòng” trước những “cám dỗ” của NATO; tại sao họ lại tham gia ngay bây giờ? Lập luận của Phần Lan là xung đột Nga-Ukraine đã làm thay đổi môi trường an ninh và "Phần Lan đã phải đưa ra quyết định" .
Phần Lan sẽ chính thức nộp đơn đăng ký thành viên sớm nhất vào ngày 15/5. NATO đã nói rõ rằng thủ tục gia nhập sẽ được nhanh chóng khởi động. Mỹ và Anh thậm chí còn hứa sẽ hỗ trợ Phần Lan và Thụy Điển, nếu họ bị quân đội Nga tấn công; kể cả khi hai nước này chưa gia nhập NATO.
Sau Phần Lan là Thụy Điển. Người ta thường kỳ vọng rằng, nếu Phần Lan gia nhập NATO, Thụy Điển chắc chắn sẽ theo sau, hoặc thậm chí tham gia liên minh cùng lúc.
Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (viết tắt là NATO), được thành lập vào năm 1949, hiện có tổng cộng 30 quốc gia; nếu thêm Phần Lan và Thụy Điển, con số sẽ tăng lên 32. Như vậy, dấu chân của NATO ngày càng dày đặc trước ngưỡng cửa của Nga.
Nếu nhìn vào bản đồ, bạn sẽ thấy rằng chỉ theo hướng châu Âu, các quốc gia tiếp giáp với Nga, ngoại trừ Belarus, Ukraine và Moldova, đều là các quốc gia NATO. Bây giờ Phần Lan và Thụy Điển sẽ được thêm vào.
Trong các quốc gia NATO, Phần Lan thậm chí còn khác biệt hơn, khi biên giới giữa Phần Lan và Nga dài 1.300 km. Năm 1939, khi Liên Xô và Phần Lan chiến tranh, Phần Lan buộc phải nhượng lại một phần lãnh thổ của mình. Nếu Phần Lan được đưa vào NATO, đồng nghĩa với việc NATO và Nga sẽ có thêm 1.300 km đường biên giới.
Điều khiến Nga tức giận hơn cả, đó là NATO là sản phẩm của Chiến tranh Lạnh; và đối địch với nó là khối Hiệp ước Warsaw đã tan rã từ lâu, nhưng NATO không những tiếp tục tồn tại mà còn đang ngày càng mở rộng. Các đối tượng của sự mở rộng về phía đông của NATO, hoặc là các thành viên của Hiệp ước Warsaw năm đó, hoặc là các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước kia.
Kẻ thù số một của NATO là Nga. Sự bành trướng về phía đông như vậy không chỉ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của Nga, mà còn là một sự uy hiếp lớn về mặt tinh thần đối với Moscow.
Theo Nga, sự bùng nổ của cuộc chiến giữa họ với Ukraine là do NATO từng bước thúc ép, thậm chí khiến Ukraine phải đối d với Nga. Nhưng điều có thể khiến Nga ngạc nhiên, đó là trong khi cuộc chiến vẫn đang diễn ra quyết liệt, NATO vẫn tiếp tục bành trướng về phía đông. Hơn nữa, tốc độ còn nhanh hơn cả thế giới bên ngoài mong đợi.
Ngoại trưởng Mỹ Blinken trước đây đã nói rõ rằng, Mỹ kiên quyết ủng hộ Phần Lan và Thụy Điển có thể gia nhập NATO. Trên thực tế, dù trong hay sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ đều cố gắng thúc đẩy Phần Lan và Thụy Điển vào NATO, nhưng hai nước này vẫn giữ thái độ trung lập vì sợ Liên Xô (Nga) tức giận. Nhưng bây giờ, tình hình đã hoàn toàn thay đổi.
Và như một phản xạ tự nhiên, ngày 12/5, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, tuyên bố của lãnh đạo Phần Lan về việc nước này gia nhập NATO, là một sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại của nước này, và Nga sẽ có phản ứng tùy theo tình hình. Điều khiến Nga tức giận hơn cả, đó là việc Phần Lan phá bỏ những hiệp ước trung lập mà họ đã ký trước kia.
Bởi vì theo Hiệp ước Hòa bình Paris năm 1947, không bên nào có thể thành lập liên minh hoặc tham gia vào một liên minh chống lại bên kia. Ngoài ra, Hiệp ước về các nguyên tắc cơ bản của quan hệ Nga-Phần Lan năm 1992 cũng quy định rằng, hai bên không được đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập của nhau. Ảnh: Cuộc chiến tranh Liên Xô - Phần Lan năm 1939.
Bây giờ, nếu Phần Lan muốn gia nhập NATO, họ sẽ phải xé bỏ hai hiệp ước và chắc chắn các nhà lãnh đạo Phần Lan đã nhận thức được trách nhiệm và hậu quả của việc làm đó. Ảnh: Cuộc chiến tranh Liên Xô - Phần Lan năm 1939.
Ông Peskov, phát ngôn viên Văn phòng Tổng thống Nga cho biết: Động thái của Phần Lan là đáng tiếc, và Nga có lý do để đáp trả thích đáng. Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo rằng, Nga sẽ phải dùng đến sức mạnh quân sự hoặc các biện pháp khác, để loại bỏ mối đe dọa do Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO.
NATO vẫn đang mở rộng về phía đông, việc mở rộng lãnh thổ bao gồm cả các quốc gia thuộc Liên Xô trước kia. Hiện Phần Lan và Thụy Điển đã gia nhập liên minh để tìm kiếm an ninh; nhưng tại thời điểm này, liệu một động thái như vậy có thực sự giúp khu vực an toàn hơn?
Phần Lan và Thụy Điển vào NATO gần như là điều chắc chắn. Nga dù có “cực lực phản đối”, nhưng phản đối là không hợp lệ, và hậu quả chỉ có thể là việc đối đầu quân sự gay gắt. Nga sẽ đưa thêm quân đội, đặc biệt là vũ khí hạt nhân, sẽ được triển khai ở biên giới Nga-Phần Lan.
Không loại trừ những trò chơi cực đoan và đối đầu gần; và nếu có va chạm máy bay hoặc xung đột biên giới, thế giới cũng không phải ngạc nhiên. Đồng thời việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, đã càng kích thích thêm quyết tâm của Ukraine gia nhập NATO; ngoài ra còn có Moldova, Georgia.
Bây giờ Nga và Belarus là một liên minh, nhưng không thể loại trừ rằng, một khi cách mạng màu thành công, Belarus sẽ trở mặt và sẽ quay lại chống Nga. Nếu Nga không có khả năng chống trả, thì khả năng cao Ukraine cũng sẽ được đưa vào NATO.
NATO đang tiếp tục mở rộng, và thậm chí theo tuyên bố của Anh, NATO muốn trở thành “NATO của thế giới”, và nó sẽ tiếp tục mở rộng về phía đông ...Nhưng mọi sự vật hiện tượng, có sự khởi đầu, thì cũng có kết thúc.
Tình hình an ninh châu Âu hiện tồi tệ chưa từng có; NATO từng bước dồn ép, vậy liệu nước Nga có ngồi yên? Đừng quên rằng, ngoài việc có quân đội quy ước lớn nhất châu Âu, Nga còn có số lượng vũ khí hạt nhân, đủ để hủy diệt trái đất nhiều lần.
Việc NATO mở rộng, thực sự là một trò chơi cực đoan, và hiện NATO đang vui trên niềm vui chiến thắng. Nhưng nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng của một cuộc chiến tranh hạt nhân hủy diệt, điều này khiến những cái đầu dù nóng nhất, cũng phải “hít thở sâu”.