Theo tờ Bưu điện Hoa Nam, ngày 30/3 Không quân Trung Quốc (PLAAF) bắt đầu thực hiện các cuộc tập trận trên không phận eo biển Bashi nằm giữa vùng lãnh thổ Đài Loan và Philippines với mục đích tăng cường khả năng tác chiến của khối lực lượng này. Trong ảnh là dàn máy bay ném bom chiến lược H-6K tập trung chuẩn bị cho cuộc tập trận.Có thể nói, đây là lần đầu tiên Trung Quốc huy động số máy bay ném bom H-6K lớn tới như vậy tham gia cuộc tập trận trên không. “Việc tập luyện ở vùng không phận ngoài Trung Quốc là một cách hữu hiệu để PLAAF để nâng cao khả năng chiến đấu. Đó cũng là bài thực hành chung của lực lượng không quân các nước lớn”, PLA Daily dẫn lời quan chức Quân đội Trung Quốc cho biết.Hiện chưa rõ các khoa mục của cuộc tập trận của Không quân Trung Quốc tại Tây Thái Bình Dương. Trong ảnh, 2 chiếc H-6K đang được tiếp nhiên liệu.Phi công máy bay ném bom chiến lược H-6K.Hai chiếc máy bay ném bom H-6K bắt đầu lăn ra đường băng cất cánh. Đây là biến thể mới nhất của dòng máy bay ném bom H-6 do Trung Quốc sản xuất dựa theo mẫu Tu-16 của Liên Xô.Biến thể cải tiến H-6K có một số điểm khác so với biến thể trước đó gồm: đầu máy bay có mái che radar lớn (trước đây là mũi bọc kính), trang bị thêm tổ hợp ngắm quang học ở phía dưới đầu máy bay; cửa hút gió tăng lực động cơ được thiết kế mới, hẹp hơn và ngắn hơn; cánh được thiết kế lại, tăng sải cánh, tăng giá treo; khoang động cơ lớn hơn; bỏ tháp pháo đuôi máy bay và thay vào đó có thể là hệ thống điện tử.Cải tiến lớn nhất ở biến thể H-6K là trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy D30-KP-2 do Nga sản xuất thay vì động cơ nội địa như các biến thể trước đó. Với động cơ mới hiệu quả cao giúp tính năng máy bay cũng tăng theo đáng kể, đặc biệt là trong khả năng mang vác vũ khí (có thể mang 6 tên lửa hành trình tầm xa thay vì 4 như trước).Theo tạp chí Khán Hòa, máy bay ném bom H-6K có thể mang 6 tên lửa hành trình đối đất tầm siêu xa CJ-10A có tầm bắn lên tới 2.000km. Nhờ đó, H-6K có khả năng đe dọa các căn cứ Mỹ tại Thái Bình Dương đặt ở Guam, Nhật Bản, Hàn Quốc, và thậm chí là Trân Châu Cảng đều nằm trong phạm vi tấn công.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam, ngày 30/3 Không quân Trung Quốc (PLAAF) bắt đầu thực hiện các cuộc tập trận trên không phận eo biển Bashi nằm giữa vùng lãnh thổ Đài Loan và Philippines với mục đích tăng cường khả năng tác chiến của khối lực lượng này. Trong ảnh là dàn máy bay ném bom chiến lược H-6K tập trung chuẩn bị cho cuộc tập trận.
Có thể nói, đây là lần đầu tiên Trung Quốc huy động số máy bay ném bom H-6K lớn tới như vậy tham gia cuộc tập trận trên không. “Việc tập luyện ở vùng không phận ngoài Trung Quốc là một cách hữu hiệu để PLAAF để nâng cao khả năng chiến đấu. Đó cũng là bài thực hành chung của lực lượng không quân các nước lớn”, PLA Daily dẫn lời quan chức Quân đội Trung Quốc cho biết.
Hiện chưa rõ các khoa mục của cuộc tập trận của Không quân Trung Quốc tại Tây Thái Bình Dương. Trong ảnh, 2 chiếc H-6K đang được tiếp nhiên liệu.
Phi công máy bay ném bom chiến lược H-6K.
Hai chiếc máy bay ném bom H-6K bắt đầu lăn ra đường băng cất cánh. Đây là biến thể mới nhất của dòng máy bay ném bom H-6 do Trung Quốc sản xuất dựa theo mẫu Tu-16 của Liên Xô.
Biến thể cải tiến H-6K có một số điểm khác so với biến thể trước đó gồm: đầu máy bay có mái che radar lớn (trước đây là mũi bọc kính), trang bị thêm tổ hợp ngắm quang học ở phía dưới đầu máy bay; cửa hút gió tăng lực động cơ được thiết kế mới, hẹp hơn và ngắn hơn; cánh được thiết kế lại, tăng sải cánh, tăng giá treo; khoang động cơ lớn hơn; bỏ tháp pháo đuôi máy bay và thay vào đó có thể là hệ thống điện tử.
Cải tiến lớn nhất ở biến thể H-6K là trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy D30-KP-2 do Nga sản xuất thay vì động cơ nội địa như các biến thể trước đó. Với động cơ mới hiệu quả cao giúp tính năng máy bay cũng tăng theo đáng kể, đặc biệt là trong khả năng mang vác vũ khí (có thể mang 6 tên lửa hành trình tầm xa thay vì 4 như trước).
Theo tạp chí Khán Hòa, máy bay ném bom H-6K có thể mang 6 tên lửa hành trình đối đất tầm siêu xa CJ-10A có tầm bắn lên tới 2.000km. Nhờ đó, H-6K có khả năng đe dọa các căn cứ Mỹ tại Thái Bình Dương đặt ở Guam, Nhật Bản, Hàn Quốc, và thậm chí là Trân Châu Cảng đều nằm trong phạm vi tấn công.