Lực lượng Houthi tại Yemen ngày 31/1 tuyên bố đã phóng hàng loạt tên lửa hành trình vào tàu khu trục USS Gravely của Mỹ ở Biển Đỏ, nhằm thể hiện sự ủng hộ với Palestine và "bảo vệ đất nước, người dân Yemen".Ngay sau đó Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) cho biết đã đánh chặn một tên lửa diệt hạm của Houthi, không ghi nhận thương vong hay thiệt hại.Hãng tin CNN cùng ngày dẫn lời 4 quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ một quả tên lửa của Houthi đã lọt qua hai lớp phòng thủ vòng ngoài và áp sát được tàu USS Gravely trong phạm vi hơn 1,5 km, khiến con tàu phải kích hoạt Tổ hợp Vũ khí Phòng thủ Tầm gần (Phalanx CIWS) để bắn hạ tên lửa.Các cuộc tập kích bằng tên lửa, máy bay không người lái (UAV) trước đó của nhóm vũ trang đều bị đánh chặn ở khoảng cách từ 12 km trở lên.Tom Karako, giám đốc Dự án Phòng thủ Tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho rằng việc tên lửa Houthi có thể áp sát được tàu chiến Mỹ là dấu hiệu đáng lo ngại.Ngay cả các tên lửa hành trình loại chậm cũng có thể bay hơn một km chỉ trong vài giây, nên chỉ huy trên tàu chiến Mỹ sẽ không có nhiều thời gian để phản ứng nếu phải đối mặt với đòn đánh ở cự ly gần như vậy.Tuy nhiên chuyên gia Karako cũng nhận định nguyên nhân khiến chiến hạm Mỹ phải dùng Phalanx CIWS có thể là do nó đã cạn tên lửa đánh chặn, sau khi đã sử dụng lượng lớn để đối phó các đòn tập kích liên tục gần đây của Houthi.Tuy nhiên dù sao hệ thống này cũng đã làm tốt nhiệm vụ được giao. Hiện Phalanx CIWS vẫn là hệ thống pháo phòng không bắn nhanh tiêu chuẩn trên hầu hết chiến hạm của Mỹ.Tổ hợp pháo cao tốc nổi tiếng Phalanx CIWS của Mỹ là một trong những tổ hợp phòng thủ tầm gần hiện đại nhất thế giới hiện nay.Phalanx CIWS lần đầu tiên được biên chế trên tàu sân bay USS Coral Sea vào năm 1978. Từ đó đến nay hệ thống MK-15 Phalanx đã trở thành loại vũ khí tiêu chuẩn trên hầu hết các loại chiến hạm của Mỹ.Loại pháo cao tốc này sử dụng khẩu súng máy M61 Vulcan 20mm trứ danh.Chúng có thể bắn với tốc độ khủng khiếp lên đến 4.500 phát/ phút.Pháo được kết nối với một radar điều khiển hỏa lực băng sóng Ku để theo dõi các mục tiêu đang tiếp cận.Một hệ thống kiểm soát hỏa lực tự động cho phép nó tự động tìm kiếm, phát hiện, theo dõi, và xác nhận tiêu diệt mục tiêu.Không như AK-630 của Nga, khi khai hỏa, tổ hợp pháo cao tốc Phalanx CIWS với 6 nòng cỡ 20mm không tạo ra quá nhiều chớp lửa.Theo giới thiệu của Hải quân Mỹ, Phalanx CIWS chuyên dùng để bắn hạ những tên lửa do chiến hạm hay máy bay địch tấn công, đã xuyên qua được hàng rào phòng thủ bên ngoài của hạm đội, đang bay đến gần chiến hạm.Khi phát hiện tên lửa địch tới gần, Phalanx CIWS sẽ tự động điều khiển hệ thống khai hỏa nhắm vào mục tiêu.Do tốc độ bắn quá cao nên nó phát ra tiếng "zitttt" rất đặc trưng, đây cũng là lý do khẩu pháo này còn có tên gọi "sea-whiz" có nghĩa là "tiếng rít của đại dương".Mỗi tổ hợp Phalanx CIWS được trang bị 1.550 viên đạn mỗi lần nạp. Trong trường hợp bắn hết tốc lực, khẩu pháo này chỉ bắn được vỏn vẹn có... 15 giây trước khi phải tái nạp đạn.Tốc độ bắn nhanh kinh hoàng của Phalanx CIWS tạo thành màn mưa đạn, đánh chặn các tên lửa tầm gần.Phalanx CIWS là lớp phòng thủ cuối cùng trên các tàu chiến khi phải đối đầu với các tên lửa đối hạm của đối phương.
Lực lượng Houthi tại Yemen ngày 31/1 tuyên bố đã phóng hàng loạt tên lửa hành trình vào tàu khu trục USS Gravely của Mỹ ở Biển Đỏ, nhằm thể hiện sự ủng hộ với Palestine và "bảo vệ đất nước, người dân Yemen".
Ngay sau đó Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) cho biết đã đánh chặn một tên lửa diệt hạm của Houthi, không ghi nhận thương vong hay thiệt hại.
Hãng tin CNN cùng ngày dẫn lời 4 quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ một quả tên lửa của Houthi đã lọt qua hai lớp phòng thủ vòng ngoài và áp sát được tàu USS Gravely trong phạm vi hơn 1,5 km, khiến con tàu phải kích hoạt Tổ hợp Vũ khí Phòng thủ Tầm gần (Phalanx CIWS) để bắn hạ tên lửa.
Các cuộc tập kích bằng tên lửa, máy bay không người lái (UAV) trước đó của nhóm vũ trang đều bị đánh chặn ở khoảng cách từ 12 km trở lên.
Tom Karako, giám đốc Dự án Phòng thủ Tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho rằng việc tên lửa Houthi có thể áp sát được tàu chiến Mỹ là dấu hiệu đáng lo ngại.
Ngay cả các tên lửa hành trình loại chậm cũng có thể bay hơn một km chỉ trong vài giây, nên chỉ huy trên tàu chiến Mỹ sẽ không có nhiều thời gian để phản ứng nếu phải đối mặt với đòn đánh ở cự ly gần như vậy.
Tuy nhiên chuyên gia Karako cũng nhận định nguyên nhân khiến chiến hạm Mỹ phải dùng Phalanx CIWS có thể là do nó đã cạn tên lửa đánh chặn, sau khi đã sử dụng lượng lớn để đối phó các đòn tập kích liên tục gần đây của Houthi.
Tuy nhiên dù sao hệ thống này cũng đã làm tốt nhiệm vụ được giao. Hiện Phalanx CIWS vẫn là hệ thống pháo phòng không bắn nhanh tiêu chuẩn trên hầu hết chiến hạm của Mỹ.
Tổ hợp pháo cao tốc nổi tiếng Phalanx CIWS của Mỹ là một trong những tổ hợp phòng thủ tầm gần hiện đại nhất thế giới hiện nay.
Phalanx CIWS lần đầu tiên được biên chế trên tàu sân bay USS Coral Sea vào năm 1978. Từ đó đến nay hệ thống MK-15 Phalanx đã trở thành loại vũ khí tiêu chuẩn trên hầu hết các loại chiến hạm của Mỹ.
Loại pháo cao tốc này sử dụng khẩu súng máy M61 Vulcan 20mm trứ danh.
Chúng có thể bắn với tốc độ khủng khiếp lên đến 4.500 phát/ phút.
Pháo được kết nối với một radar điều khiển hỏa lực băng sóng Ku để theo dõi các mục tiêu đang tiếp cận.
Một hệ thống kiểm soát hỏa lực tự động cho phép nó tự động tìm kiếm, phát hiện, theo dõi, và xác nhận tiêu diệt mục tiêu.
Không như AK-630 của Nga, khi khai hỏa, tổ hợp pháo cao tốc Phalanx CIWS với 6 nòng cỡ 20mm không tạo ra quá nhiều chớp lửa.
Theo giới thiệu của Hải quân Mỹ, Phalanx CIWS chuyên dùng để bắn hạ những tên lửa do chiến hạm hay máy bay địch tấn công, đã xuyên qua được hàng rào phòng thủ bên ngoài của hạm đội, đang bay đến gần chiến hạm.
Khi phát hiện tên lửa địch tới gần, Phalanx CIWS sẽ tự động điều khiển hệ thống khai hỏa nhắm vào mục tiêu.
Do tốc độ bắn quá cao nên nó phát ra tiếng "zitttt" rất đặc trưng, đây cũng là lý do khẩu pháo này còn có tên gọi "sea-whiz" có nghĩa là "tiếng rít của đại dương".
Mỗi tổ hợp Phalanx CIWS được trang bị 1.550 viên đạn mỗi lần nạp. Trong trường hợp bắn hết tốc lực, khẩu pháo này chỉ bắn được vỏn vẹn có... 15 giây trước khi phải tái nạp đạn.
Tốc độ bắn nhanh kinh hoàng của Phalanx CIWS tạo thành màn mưa đạn, đánh chặn các tên lửa tầm gần.
Phalanx CIWS là lớp phòng thủ cuối cùng trên các tàu chiến khi phải đối đầu với các tên lửa đối hạm của đối phương.