“Lần đầu tiên với tư cách là Tổng thống Hàn Quốc, hôm nay tôi đã lượn qua bầu trời trên một tiêm kích nội địa. Tôi có thể cảm nhận “sự rạng ngời” của tiêm kích TA-50, thứ mà chúng ta đã tự phát triển”, hãng tin Yonhap trích lời Tổng thống Moon phát biểu tại Triển lãm ADEX 2021.KAI FA-50 là một máy bay chiến đấu đa năng được thiết kế bởi sự hợp tác của Hàn Quốc với Mỹ vào đầu thế kỷ 21 như một máy bay huấn luyện cao cấp/ chiến đấu hạng nhẹ siêu âm. Tiêm kích này được phát triển bởi Korean Aerospace Industries của Hàn Quốc cùng với sự hỗ trợ từ Lockheed Martin của Mỹ, nằm trong khuôn khổ chương trình T-50. Với chương trình chiến đấu cơ T-50 này, Hàn Quốc cũng đã chính thức góp mặt với tư cách là quốc gia thứ 12 có thể tự sản xuất máy bay phản lực chiến đấu trên thế giới.Và KAI FA-50 chính là phiên bản được tiên tiến nhất của chương trình T-50 của Hàn Quốc, sở hữu dung tích nhiên liệu bên trong lớn hơn, hệ thống điện tử hàng không tăng cường, radome dài hơn và liên kết dữ liệu chiến thuật.Về thông số của chiếc tiêm kích hạng nhẹ “Đại bàng vàng” này, FA-50 sở hữu chiều dài thân là 13.1m, sải cánh 9.45m và chiều cao đạt 4.94m. Trọng lượng cất cánh của TA-50 là 12,3 tấn và có kíp phi công bao gồm 2 phi hành đoàn.Tuy chỉ là một chiến đấu cơ hạng nhẹ, nhưng vũ trang của FA-50 có sức mạnh hoả lực tương đối tốt, tiêm kích này có khả năng mang theo mình tới trên 3,7 tấn vũ khí với 7 giá treo (gồm 4 dưới cánh, 2 đầu mút cách cánh và 1 dưới thân). Đối với việc tác chiến trên không, FA-50 được trang bị 2 loại tên lửa mạnh mẽ, bao gồm tên lửa hồng ngoại không đối không AIM-9 và tên lửa tầm xa dẫn đường radar AIM-120.Với các cuộc oanh tạc mặt đất, FA-50 được trang bị tên lửa không đối đất tầm gần AGM-65 Maverick uy lực, đi kèm với đó là sức mạnh của hệ thống bom các loại, bao gồm cả bom thông minh do Mỹ hoặc Israel chế tạo. Cùng với các loại bom và tên lửa, để hỗ trợ công tác trên mặt trận và tự vệ, FA-50 cũng được trang bị cho mình một pháo xoay 3 nòng tự động General Dynamics A-50 với 205 viên đạn, cỡ nòng 20mm. Đi kèm với hoả lực tương đối “khủng”, đảm bảo hoàn toàn về nhu cầu khi làm nhiệm vụ, FA-50 cũng sở hữu cho mình rất nhiều công nghệ hiện đại đi kèm để hỗ trợ nó khi tác chiến như thiết bị cảm biến tấn công tự chủ tân tiến, mang khả năng tập trung đa mục tiêu cùng lúc. Đặc biệt, trong các công nghệ hiện đại xuất hiện trên tiêm kích hạng nhẹ này, không thể không kể đến sự xuất hiện của radar EL/M-2032 được Israel sản xuất. Nhờ hệ thống radar này, FA-50 có thể phát hiện, săn đuổi mục tiêu từ khoảng cách có thể lên tối đa 150km.Ngoài ra, FA-50 cũng là một chiến đấu cơ siêu âm, với việc trang bị động cơ đẩy sau mạnh mẽ General Electric F404, FA-50 có gia tốc cực đại tương đối lớn, đạt tới Mach 1.5.Mang lại cho chiếc chiến đấu cơ này khả năng cơ động tối ưu, kết hợp với phạm vi hoạt động là 1.851km và trần bay tương đối cao, hơn 14.000m.Với những tính năng xuất hiện trên FA-50, có thể nói chiếc chiến đấu cơ hạng nhẹ siêu âm này của Hàn Quốc có thể đảm nhận tốt các nhiệm vụ bảo vệ không phận cũng như đất liền của quốc gia.Và tình đến nay, ngoài Hàn Quốc, còn 4 quốc gia khác đang sở hữu và khai tác các máy bay siêu âm thuộc khuôn khổ chương trình T-50 này, trong đó có cả các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như Philippines và Thái Lan. Nguồn ảnh: Pinterest. Hình ảnh tiêm kích đa năng hạng nhẹ KAI FA-50 bay tầm thấp tại Philippine. Nguồn: Bim Sarmiento.
“Lần đầu tiên với tư cách là Tổng thống Hàn Quốc, hôm nay tôi đã lượn qua bầu trời trên một tiêm kích nội địa. Tôi có thể cảm nhận “sự rạng ngời” của tiêm kích TA-50, thứ mà chúng ta đã tự phát triển”, hãng tin Yonhap trích lời Tổng thống Moon phát biểu tại Triển lãm ADEX 2021.
KAI FA-50 là một máy bay chiến đấu đa năng được thiết kế bởi sự hợp tác của Hàn Quốc với Mỹ vào đầu thế kỷ 21 như một máy bay huấn luyện cao cấp/ chiến đấu hạng nhẹ siêu âm. Tiêm kích này được phát triển bởi Korean Aerospace Industries của Hàn Quốc cùng với sự hỗ trợ từ Lockheed Martin của Mỹ, nằm trong khuôn khổ chương trình T-50.
Với chương trình chiến đấu cơ T-50 này, Hàn Quốc cũng đã chính thức góp mặt với tư cách là quốc gia thứ 12 có thể tự sản xuất máy bay phản lực chiến đấu trên thế giới.
Và KAI FA-50 chính là phiên bản được tiên tiến nhất của chương trình T-50 của Hàn Quốc, sở hữu dung tích nhiên liệu bên trong lớn hơn, hệ thống điện tử hàng không tăng cường, radome dài hơn và liên kết dữ liệu chiến thuật.
Về thông số của chiếc tiêm kích hạng nhẹ “Đại bàng vàng” này, FA-50 sở hữu chiều dài thân là 13.1m, sải cánh 9.45m và chiều cao đạt 4.94m. Trọng lượng cất cánh của TA-50 là 12,3 tấn và có kíp phi công bao gồm 2 phi hành đoàn.
Tuy chỉ là một chiến đấu cơ hạng nhẹ, nhưng vũ trang của FA-50 có sức mạnh hoả lực tương đối tốt, tiêm kích này có khả năng mang theo mình tới trên 3,7 tấn vũ khí với 7 giá treo (gồm 4 dưới cánh, 2 đầu mút cách cánh và 1 dưới thân).
Đối với việc tác chiến trên không, FA-50 được trang bị 2 loại tên lửa mạnh mẽ, bao gồm tên lửa hồng ngoại không đối không AIM-9 và tên lửa tầm xa dẫn đường radar AIM-120.
Với các cuộc oanh tạc mặt đất, FA-50 được trang bị tên lửa không đối đất tầm gần AGM-65 Maverick uy lực, đi kèm với đó là sức mạnh của hệ thống bom các loại, bao gồm cả bom thông minh do Mỹ hoặc Israel chế tạo.
Cùng với các loại bom và tên lửa, để hỗ trợ công tác trên mặt trận và tự vệ, FA-50 cũng được trang bị cho mình một pháo xoay 3 nòng tự động General Dynamics A-50 với 205 viên đạn, cỡ nòng 20mm.
Đi kèm với hoả lực tương đối “khủng”, đảm bảo hoàn toàn về nhu cầu khi làm nhiệm vụ, FA-50 cũng sở hữu cho mình rất nhiều công nghệ hiện đại đi kèm để hỗ trợ nó khi tác chiến như thiết bị cảm biến tấn công tự chủ tân tiến, mang khả năng tập trung đa mục tiêu cùng lúc.
Đặc biệt, trong các công nghệ hiện đại xuất hiện trên tiêm kích hạng nhẹ này, không thể không kể đến sự xuất hiện của radar EL/M-2032 được Israel sản xuất. Nhờ hệ thống radar này, FA-50 có thể phát hiện, săn đuổi mục tiêu từ khoảng cách có thể lên tối đa 150km.
Ngoài ra, FA-50 cũng là một chiến đấu cơ siêu âm, với việc trang bị động cơ đẩy sau mạnh mẽ General Electric F404, FA-50 có gia tốc cực đại tương đối lớn, đạt tới Mach 1.5.
Mang lại cho chiếc chiến đấu cơ này khả năng cơ động tối ưu, kết hợp với phạm vi hoạt động là 1.851km và trần bay tương đối cao, hơn 14.000m.
Với những tính năng xuất hiện trên FA-50, có thể nói chiếc chiến đấu cơ hạng nhẹ siêu âm này của Hàn Quốc có thể đảm nhận tốt các nhiệm vụ bảo vệ không phận cũng như đất liền của quốc gia.
Và tình đến nay, ngoài Hàn Quốc, còn 4 quốc gia khác đang sở hữu và khai tác các máy bay siêu âm thuộc khuôn khổ chương trình T-50 này, trong đó có cả các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như Philippines và Thái Lan. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hình ảnh tiêm kích đa năng hạng nhẹ KAI FA-50 bay tầm thấp tại Philippine. Nguồn: Bim Sarmiento.