Được biết trước đó, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc là ông John Kirby đã lưu ý rằng, Mỹ sẽ chuyển giao cho Quân đội Ukraine một lô hàng vũ khí nhỏ và đạn dược đầy đủ theo khoản viện trợ đã được phê duyệt. Nguồn ảnh: BGTT.Lô hàng quân sự này cũng chính là phần cuối cùng trong khuôn khổ khoản viện trợ của Mỹ cho Ukraine với tổng giá trị là 60 triệu USD, được phê duyệt bởi Tổng thống Mỹ Joe Biden trong năm nay. Nguồn ảnh: Getty Images.Tổng quan, Mỹ đã cung cấp cho Quân đội Ukraine nhiều loại vũ khí khác nhau và các thiết bị quân sự tân tiến, trong đó đã bao gồm cả các tàu tuần tra, hay cả hệ thống tên lửa chống tăng vác vai Javelin. Nguồn ảnh: thedefensepost.com.Tuy nhiên, riêng với loại tên lửa chống tăng Javelin kể trên, các tên lửa này đã nhận một thất bại ê chề khi được sử dụng tại Ukraine và đem lại kết quả không mấy khả thi. Nguồn ảnh: defense.gov.Cụ thể, cả 2 lần “thủ lửa” của loại tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin hiện đại của Mỹ thậm chí còn không trúng được mục tiêu chỉ định, chứ chưa bàn đến vấn đề hoả lực có tốt hay không. Nguồn ảnh: military.wikia.org.Còn ở lần này, các quan chức Ukraine hiện đang yêu cầu Mỹ gửi cho mình các hệ thống phòng không tối tân của Mỹ, ví dụ như tổ hợp SAM Patriot. Nguồn ảnh: keywordbasket.com.Nếu Mỹ đồng ý chuyển các hệ thống phòng không tên lửa Patriot này cho Ukraine, các hệ thống phòng không tối tân này sẽ phục vụ cho Chiến dịch Donbass tại đây cùng các vũ khí đã chuyển trước đây từ Mỹ và các nước phương Tây NATO. Nguồn ảnh: gettyimages.Còn về chi tiết, hệ thống phòng không tên lửa MIM-104 Patriot là một hệ thống tên lửa đất đối không của Mỹ (SAM), hệ thống phòng không này đã đưa vào biên chế Quân đội Mỹ từ năm 1981. Nguồn ảnh: militaryleak.com.Hệ thống Patriot đã được Công ty Ratheon của Mỹ phát triển một cách đầy tinh vi trên nền tảng khung gầm bánh lốp, chúng mang trọng tải tương đối vừa phải, tạo điều kiện cho chúng có thể di chuyển một cách đơn giản khắp thế giới chỉ với chiếc vận tải cơ C-5 B/C/M Galaxy. Nguồn ảnh: patriotfiles.com.Các hệ thống phòng không Patriot này được phát triển với 4 tổ hợp chính, bao gồm hệ thống thông tin liên lạc tân tiến có thể truyền tin một cách nhanh chóng, hệ thống chỉ huy điều khiển với trang thiết bị điện tử tối tân, hệ thống radar cảnh giới hiện đại, và hệ thống dẫn đường thông minh. Nguồn ảnh: Pinterest.Bốn hệ thống tách biệt này đã được nhà phát triển tích hợp để tạo nên một tổ hợp phòng không tên lửa Patriot có tính cơ động cực kỳ cao, thậm chí tại thời điểm hiện tại, tổ hợp phòng không tên lửa Patriot đã được mô-đun hoá, giúp việc triển khai cả một khẩu đội chỉ vẻn vẹn 1 tiếng đông hồ. Nguồn ảnh: defencetalk.com.Hiện nay, với phiên bản mới nhất, hệ thống Patriot đã phát triển đến thế hệ PAC-3, đây là một thế hệ được giới chuyên gia đánh giá rằng, tuy là “em út” nhưng “chất” nhất, với khả năng mang theo tới 16 tên lửa, vượt trội hơn các “đàn anh”. Nguồn ảnh: upi.com.Các tên lửa được phóng từ thế hệ “em út” Patriot PAC-3 được trang bị đầu đạn nổ mảnh với lượng nổ đạt tới 73kg với ngòi nổ cận đích cực kỳ mạnh mẽ, sẵn sàng xé toạc mục tiêu chúng hương tới. Nguồn ảnh: Daily News.Độ cao tối đa loại tên lửa này được phóng đạt tới 15.000m, kèm theo đó là tốc độ cao, độ chuẩn xác sai số thấp, và uy lực có thể nói rằng “không thể đùa”. Nguồn ảnh: newburghgazette.comHệ thống radar tối tân trên các Patriot cũng góp phần tạo nên uy lực của hệ thống phòng không tên lửa này ngoài hoả lực, hệ thống này đem lại tầm bao quát cho Patriot lên tới 170km, chúng có thể theo dõi 100 mục tiêu một lúc và kiểm soát tới 9 tên lửa đồng thời. Nguồn ảnh: Military - Today.Với thông số như thế và tính cơ động được tối ưu hoá, quả thực không có gì cần thắc mắc khi Ukraine quyết định yêu cầu Mỹ cung cấp các hệ thống phòng không tên lửa Patriot này cho họ. Nguồn ảnh: defencetalk.com.Thậm chí tính đến nay, độ “phủ sóng” của hệ thống Patriot chỉ xếp sau đúng hệ thống phòng không S-300 của Quân đội -Nga trên cùng phân khúc với tới 16 quốc gia đang khai thác và sử dụng. Nguồn ảnh: QQ.Có thể nói, nếu Quân đội Ukraine được trang bị các hệ thống phòng không Patriot này trong biên chế, đây sẽ là “tấm lá chắn” cực kỳ chắc chắn của họ khi chống lại các cuộc không kích của đối thủ, ví dụ như có thể là Nga, và cục diện Chiến dịch Donbass sẽ đạt được chuyển biến đáng kể. Nguồn ảnh: keywordbasket.com. Hình ảnh hệ thống phòng không tên lửa Patriot khai hoả, cho thấy sức mạnh đáng gờm của mình. Nguồn: AiirSource Military.
Được biết trước đó, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc là ông John Kirby đã lưu ý rằng, Mỹ sẽ chuyển giao cho Quân đội Ukraine một lô hàng vũ khí nhỏ và đạn dược đầy đủ theo khoản viện trợ đã được phê duyệt. Nguồn ảnh: BGTT.
Lô hàng quân sự này cũng chính là phần cuối cùng trong khuôn khổ khoản viện trợ của Mỹ cho Ukraine với tổng giá trị là 60 triệu USD, được phê duyệt bởi Tổng thống Mỹ Joe Biden trong năm nay. Nguồn ảnh: Getty Images.
Tổng quan, Mỹ đã cung cấp cho Quân đội Ukraine nhiều loại vũ khí khác nhau và các thiết bị quân sự tân tiến, trong đó đã bao gồm cả các tàu tuần tra, hay cả hệ thống tên lửa chống tăng vác vai Javelin. Nguồn ảnh: thedefensepost.com.
Tuy nhiên, riêng với loại tên lửa chống tăng Javelin kể trên, các tên lửa này đã nhận một thất bại ê chề khi được sử dụng tại Ukraine và đem lại kết quả không mấy khả thi. Nguồn ảnh: defense.gov.
Cụ thể, cả 2 lần “thủ lửa” của loại tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin hiện đại của Mỹ thậm chí còn không trúng được mục tiêu chỉ định, chứ chưa bàn đến vấn đề hoả lực có tốt hay không. Nguồn ảnh: military.wikia.org.
Còn ở lần này, các quan chức Ukraine hiện đang yêu cầu Mỹ gửi cho mình các hệ thống phòng không tối tân của Mỹ, ví dụ như tổ hợp SAM Patriot. Nguồn ảnh: keywordbasket.com.
Nếu Mỹ đồng ý chuyển các hệ thống phòng không tên lửa Patriot này cho Ukraine, các hệ thống phòng không tối tân này sẽ phục vụ cho Chiến dịch Donbass tại đây cùng các vũ khí đã chuyển trước đây từ Mỹ và các nước phương Tây NATO. Nguồn ảnh: gettyimages.
Còn về chi tiết, hệ thống phòng không tên lửa MIM-104 Patriot là một hệ thống tên lửa đất đối không của Mỹ (SAM), hệ thống phòng không này đã đưa vào biên chế Quân đội Mỹ từ năm 1981. Nguồn ảnh: militaryleak.com.
Hệ thống Patriot đã được Công ty Ratheon của Mỹ phát triển một cách đầy tinh vi trên nền tảng khung gầm bánh lốp, chúng mang trọng tải tương đối vừa phải, tạo điều kiện cho chúng có thể di chuyển một cách đơn giản khắp thế giới chỉ với chiếc vận tải cơ C-5 B/C/M Galaxy. Nguồn ảnh: patriotfiles.com.
Các hệ thống phòng không Patriot này được phát triển với 4 tổ hợp chính, bao gồm hệ thống thông tin liên lạc tân tiến có thể truyền tin một cách nhanh chóng, hệ thống chỉ huy điều khiển với trang thiết bị điện tử tối tân, hệ thống radar cảnh giới hiện đại, và hệ thống dẫn đường thông minh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Bốn hệ thống tách biệt này đã được nhà phát triển tích hợp để tạo nên một tổ hợp phòng không tên lửa Patriot có tính cơ động cực kỳ cao, thậm chí tại thời điểm hiện tại, tổ hợp phòng không tên lửa Patriot đã được mô-đun hoá, giúp việc triển khai cả một khẩu đội chỉ vẻn vẹn 1 tiếng đông hồ. Nguồn ảnh: defencetalk.com.
Hiện nay, với phiên bản mới nhất, hệ thống Patriot đã phát triển đến thế hệ PAC-3, đây là một thế hệ được giới chuyên gia đánh giá rằng, tuy là “em út” nhưng “chất” nhất, với khả năng mang theo tới 16 tên lửa, vượt trội hơn các “đàn anh”. Nguồn ảnh: upi.com.
Các tên lửa được phóng từ thế hệ “em út” Patriot PAC-3 được trang bị đầu đạn nổ mảnh với lượng nổ đạt tới 73kg với ngòi nổ cận đích cực kỳ mạnh mẽ, sẵn sàng xé toạc mục tiêu chúng hương tới. Nguồn ảnh: Daily News.
Độ cao tối đa loại tên lửa này được phóng đạt tới 15.000m, kèm theo đó là tốc độ cao, độ chuẩn xác sai số thấp, và uy lực có thể nói rằng “không thể đùa”. Nguồn ảnh: newburghgazette.com
Hệ thống radar tối tân trên các Patriot cũng góp phần tạo nên uy lực của hệ thống phòng không tên lửa này ngoài hoả lực, hệ thống này đem lại tầm bao quát cho Patriot lên tới 170km, chúng có thể theo dõi 100 mục tiêu một lúc và kiểm soát tới 9 tên lửa đồng thời. Nguồn ảnh: Military - Today.
Với thông số như thế và tính cơ động được tối ưu hoá, quả thực không có gì cần thắc mắc khi Ukraine quyết định yêu cầu Mỹ cung cấp các hệ thống phòng không tên lửa Patriot này cho họ. Nguồn ảnh: defencetalk.com.
Thậm chí tính đến nay, độ “phủ sóng” của hệ thống Patriot chỉ xếp sau đúng hệ thống phòng không S-300 của Quân đội -Nga trên cùng phân khúc với tới 16 quốc gia đang khai thác và sử dụng. Nguồn ảnh: QQ.
Có thể nói, nếu Quân đội Ukraine được trang bị các hệ thống phòng không Patriot này trong biên chế, đây sẽ là “tấm lá chắn” cực kỳ chắc chắn của họ khi chống lại các cuộc không kích của đối thủ, ví dụ như có thể là Nga, và cục diện Chiến dịch Donbass sẽ đạt được chuyển biến đáng kể. Nguồn ảnh: keywordbasket.com.
Hình ảnh hệ thống phòng không tên lửa Patriot khai hoả, cho thấy sức mạnh đáng gờm của mình. Nguồn: AiirSource Military.