Có giá lên tới hàng chục triệu USD tùy từng phiên bản, tuy nhiên gần như mọi loại trực thăng mà Nga và Ukraine sử dụng để tham gia cuộc xung đột này, đều đã từng "rơi" ít nhất một lần.Vốn dĩ có ưu thế cơ động tốt, có khả năng yểm trợ bộ binh với độ chính xác cao. Tuy nhiên chính vì hay hoạt động ở độ cao thấp, trực thăng lại rất dễ bị tổn thương bởi vũ khí bộ binh.Cuộc chiến ở Syria cho tới xung đột ở Ukraine đã chứng minh rằng, không một loại trực thăng nào là an toàn và bất cứ loại trực thăng nào, cũng đều có thể bị bắn hạ bởi vũ khí bộ binh thông thường.Với trường hợp của Ukriane, do được phương Tây viện trợ nhiều loại vũ khí phòng không vác vai tầm thấp, khả năng bắn hạ trực thăng của lực lượng này là khá đáng nể.Nhiều đoạn video đã được Ukraine đăng tải lên truyền thông, cho thấy các trực thăng hiện đại của phía Nga, có thể bị bắn hạ chỉ bởi một quả tên lửa phòng không vác vai duy nhất.Chuyên gia quân sự của tờ Drive nhận định, các trực thăng Nga và Ukraine thường cố tình bay thấp để né tránh radar và phòng không tầm xa của đối phương. Tuy nhiên khi đó, chúng lại rất dễ bị phòng không vác vai bắn hạ.Và khi hoạt động ở độ cao thấp, binh lính dưới mặt đất cũng không cần tới radar, chỉ cần mắt và tai để phát hiện mục tiêu, trước khi tung một đòn quyết định.Không thể phủ nhận được điểm mạnh của các loại trực thăng, đặc biệt là dàn trực thăng chiến đấu cực kỳ uy lực mà Nga đang sở hữu. Tuy nhiên rõ ràng, khả năng những trực thăng này bị phục kích và bắn hạ, cũng không ít hơn so với những loại trực thăng phi vũ trang thông thường.Câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu rằng trực thăng có nên được sử dụng vào các nhiệm vụ tấn công trong tương lai hay không, khi mà một loạt các loại vũ khí bộ binh, từ súng trường tấn công, súng đại liên hay tên lửa vác vai, đều có thể "vít cổ" trực thăng một cách dễ dàng.Hoặc ít nhất, trực thăng chỉ nên xuất kích trong khu vực an toàn, hoặc xuất kích cùng các mũi tiến công trên mặt đất, để hạn chế tối đa nguy cơ bị bộ binh đối phương đe dọa.
Có giá lên tới hàng chục triệu USD tùy từng phiên bản, tuy nhiên gần như mọi loại trực thăng mà Nga và Ukraine sử dụng để tham gia cuộc xung đột này, đều đã từng "rơi" ít nhất một lần.
Vốn dĩ có ưu thế cơ động tốt, có khả năng yểm trợ bộ binh với độ chính xác cao. Tuy nhiên chính vì hay hoạt động ở độ cao thấp, trực thăng lại rất dễ bị tổn thương bởi vũ khí bộ binh.
Cuộc chiến ở Syria cho tới xung đột ở Ukraine đã chứng minh rằng, không một loại trực thăng nào là an toàn và bất cứ loại trực thăng nào, cũng đều có thể bị bắn hạ bởi vũ khí bộ binh thông thường.
Với trường hợp của Ukriane, do được phương Tây viện trợ nhiều loại vũ khí phòng không vác vai tầm thấp, khả năng bắn hạ trực thăng của lực lượng này là khá đáng nể.
Nhiều đoạn video đã được Ukraine đăng tải lên truyền thông, cho thấy các trực thăng hiện đại của phía Nga, có thể bị bắn hạ chỉ bởi một quả tên lửa phòng không vác vai duy nhất.
Chuyên gia quân sự của tờ Drive nhận định, các trực thăng Nga và Ukraine thường cố tình bay thấp để né tránh radar và phòng không tầm xa của đối phương. Tuy nhiên khi đó, chúng lại rất dễ bị phòng không vác vai bắn hạ.
Và khi hoạt động ở độ cao thấp, binh lính dưới mặt đất cũng không cần tới radar, chỉ cần mắt và tai để phát hiện mục tiêu, trước khi tung một đòn quyết định.
Không thể phủ nhận được điểm mạnh của các loại trực thăng, đặc biệt là dàn trực thăng chiến đấu cực kỳ uy lực mà Nga đang sở hữu. Tuy nhiên rõ ràng, khả năng những trực thăng này bị phục kích và bắn hạ, cũng không ít hơn so với những loại trực thăng phi vũ trang thông thường.
Câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu rằng trực thăng có nên được sử dụng vào các nhiệm vụ tấn công trong tương lai hay không, khi mà một loạt các loại vũ khí bộ binh, từ súng trường tấn công, súng đại liên hay tên lửa vác vai, đều có thể "vít cổ" trực thăng một cách dễ dàng.
Hoặc ít nhất, trực thăng chỉ nên xuất kích trong khu vực an toàn, hoặc xuất kích cùng các mũi tiến công trên mặt đất, để hạn chế tối đa nguy cơ bị bộ binh đối phương đe dọa.