Bộ Quốc phòng Anh ngày 12/4 thông báo pháo laser "Lửa Rồng" sẽ được lắp đặt trên tàu chiến của London vào năm 2027, sớm hơn 5 năm so với kế hoạch ban đầu.Thông tin được công bố sau khi Bộ Quốc phòng Anh áp dụng mô hình mua sắm mới nhằm đẩy nhanh tiến trình triển khai các khí tài tiên tiến ra thực địa."Mô hình mới cho phép chúng tôi không phải đợi đến khi các khí tài được hoàn thiện 99,9% mới có thể đưa chúng vào vận hành", Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps cho biết."Chỉ cần đạt mức khoảng 70% rồi triển khai luôn, sau đó tiếp tục phát triển", ông Grant Shapps cho biết thêm.Ông Grant Shapps tiết lộ "hai cuộc xung đột lớn" hiện nay là nguyên nhân khiến Anh đẩy nhanh tiến độ sản xuất "Lửa Rồng"."Trong bối cảnh đang diễn ra hai cuộc xung đột lớn, một ở trên biển và một ở châu Âu, việc sở hữu một vũ khí chuyên diệt drone sẽ có tác động rất lớn", quan chức này nói, dường như đề cập tới chiến sự tại Ukraine và các cuộc tập kích của Houthi nhằm vào tàu hàng ở Biển Đỏ.Bộ trưởng Quốc phòng Anh cũng cho biết sẽ xem xét khả năng đẩy nhanh hơn nữa tiến độ ra mắt mẫu pháo laser để người Ukraine "có thể chạm tay vào nó"."2027 là thời điểm dự kiến, song chúng tôi sẽ nghiên cứu xem có thể làm gì để đẩy nhanh tiến độ hơn nữa hay không", ông Grant Shapps cho hay."Lửa Rồng" được bắt đầu vào năm 2017, đây là dự án hợp tác phát triển giữa Bộ Quốc phòng Anh, và các tập đoàn vũ bao gồm MBDA, Leonardo và QinetiQ."Lửa Rồng" sau khi hoàn thiện dự kiến được biên chế cho lục quân và hải quân Anh.Các loại vũ khí laser như "Lửa Rồng" được coi là giải pháp hiệu quả và có chi phí thấp để bắn hạ những mục tiêu như drone, thay vì sử dụng tên lửa phòng không vốn rất đắt đỏ.Trong cuộc xung đột tại Đông Âu, Nga thường xuyên sử dụng drone để tấn công tự sát vào cơ sở hạ tầng của đối phương theo dạng bầy đàn.Bộ Quốc phòng Anh cho biết mỗi phát bắn của "Lửa Rồng" có chi phí khoảng 13 USD và việc khai hỏa khí tài này liên tục trong 10 giây chỉ có chi phí tương đương việc sử dụng máy sưởi trong một giờ."Điều này hoàn toàn trái ngược với với con số hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu USD cho mỗi phát bắn của tên lửa phòng không", ông James Black, chuyên gia tại chi nhánh châu Âu của viện nghiên cứu RAND, trụ sở tại Mỹ, nhận định.Bộ trưởng Quốc phòng Anh nhấn mạnh "Lửa Rồng" có tiềm năng "cách mạng hóa" phương thức chiến đấu trong tương lai, giúp giảm phụ thuộc vào các loại đạn đắt và hạn chế thiệt hại ngoài dự kiến.Trong khi đó, Nghị sĩ Ukraine Oleksiy Goncharenko ngày 14/3/2024 xác nhận Kiev muốn được London chuyển giao pháo laser "Lửa Rồng" để đưa vào thực chiến chống lại UAV Nga."Chúng tôi sẵn sàng thử nghiệm nó ở Ukraine", Nghị sĩ Ukraine Oleksiy Goncharenko nói.Các nguồn tin Ukraine cho biết Kiev đang rất cần được bổ sung các phương pháp giá rẻ để đối phó với chiến thuật tấn công của các UAV đến từ Nga.Truyền thông thế giới nhận định, pháo laser "Lửa Rồng" vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, phát triển, vì thế nếu cho thử nghiệm trên thực chiến cũng là giải pháp nhanh để hoàn thiện loại vũ khí này.
Bộ Quốc phòng Anh ngày 12/4 thông báo pháo laser "Lửa Rồng" sẽ được lắp đặt trên tàu chiến của London vào năm 2027, sớm hơn 5 năm so với kế hoạch ban đầu.
Thông tin được công bố sau khi Bộ Quốc phòng Anh áp dụng mô hình mua sắm mới nhằm đẩy nhanh tiến trình triển khai các khí tài tiên tiến ra thực địa.
"Mô hình mới cho phép chúng tôi không phải đợi đến khi các khí tài được hoàn thiện 99,9% mới có thể đưa chúng vào vận hành", Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps cho biết.
"Chỉ cần đạt mức khoảng 70% rồi triển khai luôn, sau đó tiếp tục phát triển", ông Grant Shapps cho biết thêm.
Ông Grant Shapps tiết lộ "hai cuộc xung đột lớn" hiện nay là nguyên nhân khiến Anh đẩy nhanh tiến độ sản xuất "Lửa Rồng".
"Trong bối cảnh đang diễn ra hai cuộc xung đột lớn, một ở trên biển và một ở châu Âu, việc sở hữu một vũ khí chuyên diệt drone sẽ có tác động rất lớn", quan chức này nói, dường như đề cập tới chiến sự tại Ukraine và các cuộc tập kích của Houthi nhằm vào tàu hàng ở Biển Đỏ.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh cũng cho biết sẽ xem xét khả năng đẩy nhanh hơn nữa tiến độ ra mắt mẫu pháo laser để người Ukraine "có thể chạm tay vào nó".
"2027 là thời điểm dự kiến, song chúng tôi sẽ nghiên cứu xem có thể làm gì để đẩy nhanh tiến độ hơn nữa hay không", ông Grant Shapps cho hay.
"Lửa Rồng" được bắt đầu vào năm 2017, đây là dự án hợp tác phát triển giữa Bộ Quốc phòng Anh, và các tập đoàn vũ bao gồm MBDA, Leonardo và QinetiQ.
"Lửa Rồng" sau khi hoàn thiện dự kiến được biên chế cho lục quân và hải quân Anh.
Các loại vũ khí laser như "Lửa Rồng" được coi là giải pháp hiệu quả và có chi phí thấp để bắn hạ những mục tiêu như drone, thay vì sử dụng tên lửa phòng không vốn rất đắt đỏ.
Trong cuộc xung đột tại Đông Âu, Nga thường xuyên sử dụng drone để tấn công tự sát vào cơ sở hạ tầng của đối phương theo dạng bầy đàn.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết mỗi phát bắn của "Lửa Rồng" có chi phí khoảng 13 USD và việc khai hỏa khí tài này liên tục trong 10 giây chỉ có chi phí tương đương việc sử dụng máy sưởi trong một giờ.
"Điều này hoàn toàn trái ngược với với con số hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu USD cho mỗi phát bắn của tên lửa phòng không", ông James Black, chuyên gia tại chi nhánh châu Âu của viện nghiên cứu RAND, trụ sở tại Mỹ, nhận định.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh nhấn mạnh "Lửa Rồng" có tiềm năng "cách mạng hóa" phương thức chiến đấu trong tương lai, giúp giảm phụ thuộc vào các loại đạn đắt và hạn chế thiệt hại ngoài dự kiến.
Trong khi đó, Nghị sĩ Ukraine Oleksiy Goncharenko ngày 14/3/2024 xác nhận Kiev muốn được London chuyển giao pháo laser "Lửa Rồng" để đưa vào thực chiến chống lại UAV Nga.
"Chúng tôi sẵn sàng thử nghiệm nó ở Ukraine", Nghị sĩ Ukraine Oleksiy Goncharenko nói.
Các nguồn tin Ukraine cho biết Kiev đang rất cần được bổ sung các phương pháp giá rẻ để đối phó với chiến thuật tấn công của các UAV đến từ Nga.
Truyền thông thế giới nhận định, pháo laser "Lửa Rồng" vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, phát triển, vì thế nếu cho thử nghiệm trên thực chiến cũng là giải pháp nhanh để hoàn thiện loại vũ khí này.