Mạng xã hội chính thức của Bộ Nội vụ Ukraine vừa cho đăng tải một loạt các hình ảnh về pháo chống tăng MT-12 Rapira trong quá trình huấn luyện với quân đội nước này.Theo các thông tin được viện nghiên cứu quốc phòng quốc tế đăng tải năm 2020, Ukraine khi đó đang sở hữu khoảng 500 khẩu pháo chống tăng loại này.Tuy nhiên, trong một bài viết vừa được Tạp chí Quốc phòng Ukraine đăng tải, lại có thông tin cho rằng những khẩu pháo MT-12 này được viện trợ từ một cựu thành viên thuộc khối Warsaw cũ.Nguyên mẫu của pháo MT-12 Rapira là khẩu pháo chống tăng T-12 cỡ nòng 100mm, được sử dụng từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước.Vào thời điểm đó, các loại xe tăng chủ lực vẫn chưa được trang bị hệ thống giáp bảo vệ chủ động. Ngoài ra, các loại vũ khí chống tăng cá nhân cũng chưa phát triển, khiến pháo chống tăng trở thành thứ vũ khí quan trọng với mọi đội quân.Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, việc sử dụng các loại pháo chống tăng "đồ cổ" như MT-12 Rapira để đối đầu các xe tăng chủ lực hiện đại, được cho là điều vô nghĩa.Các loại vũ khí chống tăng cá nhân ở thời điểm hiện tại, cũng đã rất hiện đại và nguy hiểm, đủ để một người lính có thể hạ gục một xe tăng chủ lực của đối phương.Tuy không còn khả năng đối đầu với xe tăng của đối phương, các loại pháo chống tăng như MT-12 Rapira vẫn có thể cung cấp hỏa lực tốt trên chiến trường, tấn công bộ binh, thiết giáp nhẹ hoặc công trình phòng thủ của đối phương.Có trọng lượng chỉ 2,7 tấn, pháo chống tăng MT-12 của Ukraine có chiều dài tổng thể 9,16 mét, sử dụng cỡ đạn 100x910 mmR.Tùy từng loại đạn, mà khả năng xuyên phá của MT-12 có thể lên tới 400mm ở khoảng cách 1000 mét. Thậm chí, loại pháo này còn có thể phóng được tên lửa chống tăng 9M117 qua nòng.Tên lửa chống tăng 9M117 Bastion được phóng qua nòng pháo MT12, có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách 5000 mét, xuyên 600mm thép cán đồng nhất ở mọi khoảng cách.Trong quá khứ, loại pháo chống tăng này phổ biến tới mức, gần như mọi quốc gia thuộc khối Warsaw trước đây, đều có trang bị loại vũ khí này trong biên chế.
Mạng xã hội chính thức của Bộ Nội vụ Ukraine vừa cho đăng tải một loạt các hình ảnh về pháo chống tăng MT-12 Rapira trong quá trình huấn luyện với quân đội nước này.
Theo các thông tin được viện nghiên cứu quốc phòng quốc tế đăng tải năm 2020, Ukraine khi đó đang sở hữu khoảng 500 khẩu pháo chống tăng loại này.
Tuy nhiên, trong một bài viết vừa được Tạp chí Quốc phòng Ukraine đăng tải, lại có thông tin cho rằng những khẩu pháo MT-12 này được viện trợ từ một cựu thành viên thuộc khối Warsaw cũ.
Nguyên mẫu của pháo MT-12 Rapira là khẩu pháo chống tăng T-12 cỡ nòng 100mm, được sử dụng từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước.
Vào thời điểm đó, các loại xe tăng chủ lực vẫn chưa được trang bị hệ thống giáp bảo vệ chủ động. Ngoài ra, các loại vũ khí chống tăng cá nhân cũng chưa phát triển, khiến pháo chống tăng trở thành thứ vũ khí quan trọng với mọi đội quân.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, việc sử dụng các loại pháo chống tăng "đồ cổ" như MT-12 Rapira để đối đầu các xe tăng chủ lực hiện đại, được cho là điều vô nghĩa.
Các loại vũ khí chống tăng cá nhân ở thời điểm hiện tại, cũng đã rất hiện đại và nguy hiểm, đủ để một người lính có thể hạ gục một xe tăng chủ lực của đối phương.
Tuy không còn khả năng đối đầu với xe tăng của đối phương, các loại pháo chống tăng như MT-12 Rapira vẫn có thể cung cấp hỏa lực tốt trên chiến trường, tấn công bộ binh, thiết giáp nhẹ hoặc công trình phòng thủ của đối phương.
Có trọng lượng chỉ 2,7 tấn, pháo chống tăng MT-12 của Ukraine có chiều dài tổng thể 9,16 mét, sử dụng cỡ đạn 100x910 mmR.
Tùy từng loại đạn, mà khả năng xuyên phá của MT-12 có thể lên tới 400mm ở khoảng cách 1000 mét. Thậm chí, loại pháo này còn có thể phóng được tên lửa chống tăng 9M117 qua nòng.
Tên lửa chống tăng 9M117 Bastion được phóng qua nòng pháo MT12, có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách 5000 mét, xuyên 600mm thép cán đồng nhất ở mọi khoảng cách.
Trong quá khứ, loại pháo chống tăng này phổ biến tới mức, gần như mọi quốc gia thuộc khối Warsaw trước đây, đều có trang bị loại vũ khí này trong biên chế.