Nga và Ukraine đã từng là thành viên lớn nhất của Liên Xô; trong cuộc cạnh tranh với Mỹ, Liên Xô đã phát triển rất nhiều vũ khí hiện đại như vũ khí hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược, tàu sân bay... Sau khi Liên Xô tan rã, hai nước này được thừa hưởng rất nhiều vũ khí. Ảnh: Binh sĩ Ukraine đặt một đầu đạn hạt nhân vào một container để chuyển sang Nga vào ngày 4/1/1992 - Nguồn: Rferl.orgThống kê vào thời điểm Liên Xô tan rã cho thấy, Ukraine đã kế thừa lực lượng gồm 780.000 binh sĩ, 6.500 xe tăng, 7.150 xe bọc thép, 1.500 máy bay, 350 tàu chiến, 1.272 đầu đạn tên lửa liên lục địa và 2.500 vũ khí hạt nhân chiến thuật. Ảnh: Phá hủy hầm phóng tên lửa SS-24 tại một căn cứ quân sự ở thị trấn Pervomaysk phía nam Ukraine ngày 29/9/1998 - Nguồn: Rferl.orgSau khi kế thừa những tài nguyên quân sự này, sức mạnh quân sự của Ukraine ngay lập tức vươn lên vị trí thứ ba trên thế giới. Nhưng sau đó, Ukraine đã không tận dụng tốt các nguồn tài nguyên này. Ảnh: Binh sĩ Ukraine phá hủy tên lửa hành trình không đối đất Kh-22 tại căn cứ quân sự ở làng Ozerne, ngày 6/11/2002 - Nguồn: Rferl.orgTheo định hướng của Nga, Mỹ và một số nước NATO, Ukraine đã chủ động phá hủy vũ khí hạt nhân của chính mình và mất đi vị thế là một cường quốc hạt nhân. Ảnh: Chuyên gia Ukraine đã tháo dỡ máy bay ném bom hạt nhân chiến lược Tupolev Tu-22M3 Backfire cuối cùng, tại căn cứ không quân bên ngoài thành phố Poltava của Ukraine vào ngày 27/1/2006 - Nguồn: Rferl.orgSau đó do bất ổn chính trị, nền kinh tế sụp đổ và ngân khố trống rỗng; để giải quyết vấn đề này, Ukraine bắt đầu tận dụng bán vũ khí cũng như công nghệ được thừa kế từ Liên Xô với giá rẻ. Ảnh: Các nhà báo và quan chức quân sự từ Ukraine, Nga và Mỹ chứng kiến một silo phóng tên lửa hạt nhân bị phá hủy tại căn cứ quân sự ở Pervomaysk vào năm 1996 - Nguồn: Rferl.orgTheo đánh giá, quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ "miếng bánh" Ukraine chính là Trung Quốc; do bị phương Tây cấm vận về vũ khí từ năm 1989, lợi dụng sự khó khăn về kinh tế và lỗ hổng về bảo vệ của Ukraine, Trung Quốc đã tích cực khai thác "mỏ vàng" công nghệ quốc phòng của nước này; có thể nói, thành tựu công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc ngày nay, có sự đóng góp rất lớn của việc Liên Xô sụp đổ. Ảnh: Trung Quốc đã mua được công nghệ chế tạo tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới Zubr của Ukraine. Nguồn: Wikipedia.Món hời nhất mà Trung Quốc đã mua được từ Ukraine chính là tàu sân bay đóng dở mang tên Varyag và được Trung Quốc cải tạo thành tàu Liêu Ninh. Gần đây, Ukraine lại đưa ra một tàu tuần dương tên lửa có tên "Ukraine" để rao bán. Ảnh: Tàu sân bay Varyag đang được kéo qua cảng İstanbul của Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn: Wikipedia.Tàu tuần dương Ukraine bắt đầu đóng vào năm 1984, cùng lớp với tàu tuần dương "Moskva" của Hải quân Nga hiện nay; đầu tiên nó được mang tên "Đô đốc Sulobov" và theo kế hoạch, nó sẽ được hạ thủy vào năm 1990. Nhưng do Liên Xô tan rã, còn tàu này không thể đưa vào sử dụng, trong khi con tàu này đã hoàn thành 75%. Ảnh: Tàu tuần dương "Ukraine" - Nguồn: southfronTàu tuần dương "Ukraine" có lượng giãn nước 12.490 tấn, dài 186,4m, rộng 20,8m, thủy thủ đoàn 480 người, dự trữ hành trình 19.000 km nếu chạy tốc độ tối đa 16 hải lý/h, tốc độ cực đại 32 hải lý/h. Ảnh: Tàu tuần dương " Moskva" của Hải quân Nga - Nguồn: southfronVề vũ khí, tàu được trang bị 16 bệ phóng tên lửa chống hạm P-1000 Vulcan, có tầm bắn lên tới 800 km, tốc độ siêu âm, mang đầu đạn nặng 1 tấn. Chỉ cần một phát bắn là đủ khiến hàng không mẫu hạm 10 vạn tấn của Mỹ “liểng xiểng”. Do đó, tàu tuần dương này được gọi là "sát thủ tàu sân bay". Ảnh: Tàu tuần dương "Ukraine" - Nguồn: southfronSau khi Ukraine kế thừa tàu tuần dương trên, nó được đổi tên thành "Ukraine", do không có tiền để hoàn thiện và việc Nga từ chối hợp tác với Ukraine để hoàn thành các dự án còn lại (toàn bộ phần vũ khí). Do đó, tàu tuần dương tên lửa "Ukraine" đã được neo trong xưởng đóng tàu từ đó đến nay. Ảnh: Tàu tuần dương "Ukraine" - Nguồn: southfronChiếc tàu tuần dương "Ukraine" đã bị ngâm trong nước hơn 30 năm kể từ khi bắt đầu hạ thủy, nhưng Ukraine gần đây tiết lộ, các thiết bị bên trong do được bảo quản tốt, nên vẫn còn nguyên vẹn và không tệ như tưởng tượng. Nhìn chung, khả năng chiến đấu của tàu này vẫn còn rất cao. Ảnh: Tàu tuần dương "Ukraine" - Nguồn: southfronTrước đó Ukraine gần như đã lên kế hoạch bán tàu này cho Trung Quốc và Nga đã hứa sẽ cung cấp vũ khí trên tàu, nhưng chính phủ Ukraine đã không chịu được áp lực của Mỹ, dẫn đến việc tàu tuần dương Ukraine bị bỏ rơi tại cảng trong hơn 30 năm, và có lẽ chính phủ Ukraine sẽ phải bán tàu này thành sắt vụn vì rất khó tìm được khách mua chiếc tàu tuần dương này. Ảnh: Tàu tuần dương "Ukraine" - Nguồn: southfron Video Nga hé lộ hình ảnh tàu tuần dương Moskva và hệ thống phòng không S-400 tại Syria - Nguồn: QPVN
Nga và Ukraine đã từng là thành viên lớn nhất của Liên Xô; trong cuộc cạnh tranh với Mỹ, Liên Xô đã phát triển rất nhiều vũ khí hiện đại như vũ khí hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược, tàu sân bay... Sau khi Liên Xô tan rã, hai nước này được thừa hưởng rất nhiều vũ khí. Ảnh: Binh sĩ Ukraine đặt một đầu đạn hạt nhân vào một container để chuyển sang Nga vào ngày 4/1/1992 - Nguồn: Rferl.org
Thống kê vào thời điểm Liên Xô tan rã cho thấy, Ukraine đã kế thừa lực lượng gồm 780.000 binh sĩ, 6.500 xe tăng, 7.150 xe bọc thép, 1.500 máy bay, 350 tàu chiến, 1.272 đầu đạn tên lửa liên lục địa và 2.500 vũ khí hạt nhân chiến thuật. Ảnh: Phá hủy hầm phóng tên lửa SS-24 tại một căn cứ quân sự ở thị trấn Pervomaysk phía nam Ukraine ngày 29/9/1998 - Nguồn: Rferl.org
Sau khi kế thừa những tài nguyên quân sự này, sức mạnh quân sự của Ukraine ngay lập tức vươn lên vị trí thứ ba trên thế giới. Nhưng sau đó, Ukraine đã không tận dụng tốt các nguồn tài nguyên này. Ảnh: Binh sĩ Ukraine phá hủy tên lửa hành trình không đối đất Kh-22 tại căn cứ quân sự ở làng Ozerne, ngày 6/11/2002 - Nguồn: Rferl.org
Theo định hướng của Nga, Mỹ và một số nước NATO, Ukraine đã chủ động phá hủy vũ khí hạt nhân của chính mình và mất đi vị thế là một cường quốc hạt nhân. Ảnh: Chuyên gia Ukraine đã tháo dỡ máy bay ném bom hạt nhân chiến lược Tupolev Tu-22M3 Backfire cuối cùng, tại căn cứ không quân bên ngoài thành phố Poltava của Ukraine vào ngày 27/1/2006 - Nguồn: Rferl.org
Sau đó do bất ổn chính trị, nền kinh tế sụp đổ và ngân khố trống rỗng; để giải quyết vấn đề này, Ukraine bắt đầu tận dụng bán vũ khí cũng như công nghệ được thừa kế từ Liên Xô với giá rẻ. Ảnh: Các nhà báo và quan chức quân sự từ Ukraine, Nga và Mỹ chứng kiến một silo phóng tên lửa hạt nhân bị phá hủy tại căn cứ quân sự ở Pervomaysk vào năm 1996 - Nguồn: Rferl.org
Theo đánh giá, quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ "miếng bánh" Ukraine chính là Trung Quốc; do bị phương Tây cấm vận về vũ khí từ năm 1989, lợi dụng sự khó khăn về kinh tế và lỗ hổng về bảo vệ của Ukraine, Trung Quốc đã tích cực khai thác "mỏ vàng" công nghệ quốc phòng của nước này; có thể nói, thành tựu công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc ngày nay, có sự đóng góp rất lớn của việc Liên Xô sụp đổ. Ảnh: Trung Quốc đã mua được công nghệ chế tạo tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới Zubr của Ukraine. Nguồn: Wikipedia.
Món hời nhất mà Trung Quốc đã mua được từ Ukraine chính là tàu sân bay đóng dở mang tên Varyag và được Trung Quốc cải tạo thành tàu Liêu Ninh. Gần đây, Ukraine lại đưa ra một tàu tuần dương tên lửa có tên "Ukraine" để rao bán. Ảnh: Tàu sân bay Varyag đang được kéo qua cảng İstanbul của Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn: Wikipedia.
Tàu tuần dương Ukraine bắt đầu đóng vào năm 1984, cùng lớp với tàu tuần dương "Moskva" của Hải quân Nga hiện nay; đầu tiên nó được mang tên "Đô đốc Sulobov" và theo kế hoạch, nó sẽ được hạ thủy vào năm 1990. Nhưng do Liên Xô tan rã, còn tàu này không thể đưa vào sử dụng, trong khi con tàu này đã hoàn thành 75%. Ảnh: Tàu tuần dương "Ukraine" - Nguồn: southfron
Tàu tuần dương "Ukraine" có lượng giãn nước 12.490 tấn, dài 186,4m, rộng 20,8m, thủy thủ đoàn 480 người, dự trữ hành trình 19.000 km nếu chạy tốc độ tối đa 16 hải lý/h, tốc độ cực đại 32 hải lý/h. Ảnh: Tàu tuần dương " Moskva" của Hải quân Nga - Nguồn: southfron
Về vũ khí, tàu được trang bị 16 bệ phóng tên lửa chống hạm P-1000 Vulcan, có tầm bắn lên tới 800 km, tốc độ siêu âm, mang đầu đạn nặng 1 tấn. Chỉ cần một phát bắn là đủ khiến hàng không mẫu hạm 10 vạn tấn của Mỹ “liểng xiểng”. Do đó, tàu tuần dương này được gọi là "sát thủ tàu sân bay". Ảnh: Tàu tuần dương "Ukraine" - Nguồn: southfron
Sau khi Ukraine kế thừa tàu tuần dương trên, nó được đổi tên thành "Ukraine", do không có tiền để hoàn thiện và việc Nga từ chối hợp tác với Ukraine để hoàn thành các dự án còn lại (toàn bộ phần vũ khí). Do đó, tàu tuần dương tên lửa "Ukraine" đã được neo trong xưởng đóng tàu từ đó đến nay. Ảnh: Tàu tuần dương "Ukraine" - Nguồn: southfron
Chiếc tàu tuần dương "Ukraine" đã bị ngâm trong nước hơn 30 năm kể từ khi bắt đầu hạ thủy, nhưng Ukraine gần đây tiết lộ, các thiết bị bên trong do được bảo quản tốt, nên vẫn còn nguyên vẹn và không tệ như tưởng tượng. Nhìn chung, khả năng chiến đấu của tàu này vẫn còn rất cao. Ảnh: Tàu tuần dương "Ukraine" - Nguồn: southfron
Trước đó Ukraine gần như đã lên kế hoạch bán tàu này cho Trung Quốc và Nga đã hứa sẽ cung cấp vũ khí trên tàu, nhưng chính phủ Ukraine đã không chịu được áp lực của Mỹ, dẫn đến việc tàu tuần dương Ukraine bị bỏ rơi tại cảng trong hơn 30 năm, và có lẽ chính phủ Ukraine sẽ phải bán tàu này thành sắt vụn vì rất khó tìm được khách mua chiếc tàu tuần dương này. Ảnh: Tàu tuần dương "Ukraine" - Nguồn: southfron
Video Nga hé lộ hình ảnh tàu tuần dương Moskva và hệ thống phòng không S-400 tại Syria - Nguồn: QPVN