Là một trong nhứng quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng gần gũi với Liên Xô nhất ở khu vực Đông Âu, tới nay không quân Ukraine vẫn sử dụng rất nhiều phương tiện bay có nguồn gốc từ Moscow, một trong số đó là các trực thăng Mi-8.Đây là loại trực thăng rất đa dụng, vừa có thể sử dụng trong vận tải quân sự, vừa có thể tham gia các nhiệm vụ tấn công hoả lực, yểm trợ cho lực lượng mặt đất.Tuy nhiên, loại trực thăng này lại không theo tiêu chuẩn của NATO. Một trong những yêu cầu tiên quyết của Ukraine, khi muốn chuyển đổi gấp sang sử dụng vũ khí hệ NATO, đó là thay thế toàn bộ dàn trực thăng Mi-8 của mình.Tạp chí Quốc phòng Ukraine cho biết, trực thăng Mi-8 có trọng lượng rỗng lên tới 13 tấn - vượt quá tiêu chuẩn NATO. Theo tiêu chuẩn NATO, trực thăng đa dụng chỉ có trọng lượng dưới 10 tấn, đảm bảo độ cơ động để nó có thể né tránh được tên lửa phòng không vác vai.Một trong những ứng cử viên "nặng ký" có thể thay thế các trực thăng Mi-8, đó là trực thăng UH-60 Black Hawk. Đây là loại trực thăng đa dụng phổ biến nhất trong biên chế quân đội Mỹ.Trực thăng Black Hawk được ra đời để nối tiếp thành công của dòng trực thăng Huey. Những chiếc trực thăng này không hề rẻ, nhưng lại có độ bền và độ tin cậy tới đáng ngạc nhiên.Được thiết kế như một trực thăng đa dụng, Black Hawk không những có thể làm nhiệm vụ vận tải, mà còn có thể tham gia yểm trợ mặt đất, hoặc thậm chí làm nhiệm vụ chống ngầm.Đây cũng là loại trực thăng hiếm hoi của Mỹ, đã bị Trung Quốc sao chép thành công. Thậm chí, phiên bản sao chép của Trung Quốc còn... hiện đại hơn chính bản gốc do Mỹ sản xuất.Ứng cử viên tiếp theo là trực thăng AW-149. Đây cũng là một loại trực thăng đa dụng, nhưng ít phổ biến trong NATO.Mặc dù vậy, lợi thế lớn nhất của loại trực thăng này nếu được Ukraine lựa chọn, đó là nhà máy lắp ráp của nó ở ngay Ba Lan, khiến quá trình vận chuyển và bảo dưỡng trực thăng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.Cuối cùng là trực thăng H145M từ Airbus. Dù được xếp vào hàng trực thăng hạng trung, tuy nhiên H145M lại có kích thước khá nhỏ, phù hợp với nhiệm vụ trinh sát hơn là vận tải.Loại trực thăng này hiện đang được sử dụng trong biên chế quân đội Serbia và Hungary. Dù sức chứa không lớn, tuy nhiên H145M lại vượt trội hơn mọi loại trực thăng kể trên về khả năng cơ động, đặc biệt là ở độ cao thấp.
Là một trong nhứng quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng gần gũi với Liên Xô nhất ở khu vực Đông Âu, tới nay không quân Ukraine vẫn sử dụng rất nhiều phương tiện bay có nguồn gốc từ Moscow, một trong số đó là các trực thăng Mi-8.
Đây là loại trực thăng rất đa dụng, vừa có thể sử dụng trong vận tải quân sự, vừa có thể tham gia các nhiệm vụ tấn công hoả lực, yểm trợ cho lực lượng mặt đất.
Tuy nhiên, loại trực thăng này lại không theo tiêu chuẩn của NATO. Một trong những yêu cầu tiên quyết của Ukraine, khi muốn chuyển đổi gấp sang sử dụng vũ khí hệ NATO, đó là thay thế toàn bộ dàn trực thăng Mi-8 của mình.
Tạp chí Quốc phòng Ukraine cho biết, trực thăng Mi-8 có trọng lượng rỗng lên tới 13 tấn - vượt quá tiêu chuẩn NATO. Theo tiêu chuẩn NATO, trực thăng đa dụng chỉ có trọng lượng dưới 10 tấn, đảm bảo độ cơ động để nó có thể né tránh được tên lửa phòng không vác vai.
Một trong những ứng cử viên "nặng ký" có thể thay thế các trực thăng Mi-8, đó là trực thăng UH-60 Black Hawk. Đây là loại trực thăng đa dụng phổ biến nhất trong biên chế quân đội Mỹ.
Trực thăng Black Hawk được ra đời để nối tiếp thành công của dòng trực thăng Huey. Những chiếc trực thăng này không hề rẻ, nhưng lại có độ bền và độ tin cậy tới đáng ngạc nhiên.
Được thiết kế như một trực thăng đa dụng, Black Hawk không những có thể làm nhiệm vụ vận tải, mà còn có thể tham gia yểm trợ mặt đất, hoặc thậm chí làm nhiệm vụ chống ngầm.
Đây cũng là loại trực thăng hiếm hoi của Mỹ, đã bị Trung Quốc sao chép thành công. Thậm chí, phiên bản sao chép của Trung Quốc còn... hiện đại hơn chính bản gốc do Mỹ sản xuất.
Ứng cử viên tiếp theo là trực thăng AW-149. Đây cũng là một loại trực thăng đa dụng, nhưng ít phổ biến trong NATO.
Mặc dù vậy, lợi thế lớn nhất của loại trực thăng này nếu được Ukraine lựa chọn, đó là nhà máy lắp ráp của nó ở ngay Ba Lan, khiến quá trình vận chuyển và bảo dưỡng trực thăng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Cuối cùng là trực thăng H145M từ Airbus. Dù được xếp vào hàng trực thăng hạng trung, tuy nhiên H145M lại có kích thước khá nhỏ, phù hợp với nhiệm vụ trinh sát hơn là vận tải.
Loại trực thăng này hiện đang được sử dụng trong biên chế quân đội Serbia và Hungary. Dù sức chứa không lớn, tuy nhiên H145M lại vượt trội hơn mọi loại trực thăng kể trên về khả năng cơ động, đặc biệt là ở độ cao thấp.