Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa Izdeliye 305E mới nhất của họ, thử nghiệm trực tiếp trên chiến trường Ukraine, trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt. Tên lửa Izdeliye 305E là loại tên lửa dẫn đường đa năng hạng nhẹ (LUMR); được xuất hiện lần đầu tiên tại Triển lãm Army-2021.Mặc dù vị trí của vụ thử không rõ ràng, nhưng có một điều khá rõ ràng là tên lửa Izdeliye 305E đã được sử dụng, để tấn công vào một mục tiêu thực tế của Ukraine và được phóng đi từ trực thăng tấn công Ka-52M Alligator.Với tính chất tương đồng, Izdeliye 305E sẽ được sử dụng trên trực thăng Mi-28NM Havoc cùng với các trực thăng, máy bay chiến đấu và thậm chí cả máy bay không người lái khác của Nga. Một tính năng quan trọng của tên lửa tấn công ngoài tầm nhìn Izdeliye 305E là khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách đến 14,5 km, ngoài tầm bắn của các loại tên lửa phòng không chủ yếu của Quân đội Ukraine. Izdeliye 305E được trang bị đầu đạn nặng 25 kg, sử dụng hệ thống dẫn đường bằng hệ thống quang điện đa chế độ.Tên lửa Izdeliye 305E có trọng lượng 105 kg, dài gần 2 mét, đường kính thân 200 mm; tốc độ trung bình 230 mét / giây và có thể phóng từ độ cao 100 đến 600 mét. Tên lửa có thể sử dụng dẫn đường vệ tinh và quán tính kết hợp cùng đầu dẫn ảnh nhiệt, có thể hoạt động cả trong điều kiện ngày/đêm.Việc kiểm soát trên không và quản lý bay của tên lửa Izdeliye 305E được thực hiện bằng cách sử dụng hệ thống AS-UAV, một công nghệ độc quyền của Nga, để tiến hành hiệu chỉnh đường bay vào thời điểm cuối cùng về quỹ đạo của tên lửa, từ phi hành đoàn trực thăng.Ngoài điều khiển giai đoạn cuối từ phi hành đoàn trực thăng, tên lửa Izdeliye 305E có thể điều khiển bằng các phân đội mặt đất (WSO). Hệ thống AS-UAV cho phép điều khiển tên lửa ở khoảng cách lên đến 50 km, nhờ băng thông 5,4 Mbps.Hiện tên lửa Izdeliye 305E đã được sử dụng trên trực thăng tấn công Mi-28NM và Ka-52M, phiên bản mới cũng có thể được lắp đặt trên Su-25SM, phiên bản cường kích nâng cấp và là chiến đấu cơ tấn công yểm trợ hỏa lực mặt đất chủ yếu, của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga (VKS).Tên lửa Izdeliye 305E lần đầu tiên được công bố tại Diễn đàn Kỹ thuật-Quân sự Quốc tế Army-2021. Tên lửa được phát triển bởi Phòng thiết kế chế tạo máy Kolomna (KBM, một công ty con của Tập đoàn Vũ khí chính xác cao NPO), một bộ phận của Tổng công ty Nhà nước Rostec.“Tên lửa Izdeliye 305E có thể được đưa vào trang bị cho các trực thăng chiến đấu xuất khẩu như Ka-52M và Mi-28NM. Ông Sergey Mikhailov, Phó Giám đốc điều hành của KBM cho biết, Izdeliye 305E sẽ tăng cường hỏa lực chính xác để chống lại tất cả các loại mục tiêu trên chiến trường.Cũng theo ông Mikhailov, tên lửa Izdeliye 305E là vũ khí đa năng đầu tiên của Nga dành cho trực thăng vũ trang. “Trước đây Nga đã phát triển hai loại tên lửa giành cho trực thăng; một để tấn công các mục tiêu bọc thép và một cho các mục tiêu khác. Triết lý này đã được thực hiện trong gia đình tên lửa Ataka”. Giờ đây, trực thăng vũ trang của Nga sẽ có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên chiến trường với một loại vũ khí duy nhất, ông Mikhailov nói thêm. "Thống nhất" ở đây chỉ một họ tên lửa điển hình, có khả năng tương thích rộng rãi với tất cả các loại máy bay tấn công mặt đất của không quân Nga.Quan sát cho thấy, ở các cánh phía sau của Izdeliye 305E có các ăng ten nhô ra, có thể phán đoán những ăng ten này để nhận lệnh dẫn đường và có tác dụng lái tên lửa. Các cánh phía trước vừa cung cấp khả năng nâng tên lửa và kiểm soát luồng không khí.Một video trên kênh RusVesna cho thấy, tên lửa Izdeliye 305E được phóng từ một trực thăng không xác định và camera phía trước đã ghi lại cảnh nó đang bay tới một tòa nhà dân sự lớn và nhằm vào một cửa sổ. Cả hai video đều cho thấy, camera của tên lửa ghi lại chuyến bay của nó, ở chế độ ảnh nhiệt.Trực thăng Kamov Ka-52 Alligator bí danh là "Cá sấu", là loại trực thăng tấn công hai chỗ ngồi, hoạt động trong mọi thời tiết, cả ban ngày lẫn ban đêm, có khả năng tấn công và tiêu diệt các loại mục tiêu mặt đất và được sử dụng nhiều nhất ở Ukraine.Cuộc xung đột tại Ukraine cũng là cơ hội để Nga tinh chỉnh nhiều hệ thống vũ khí và khái niệm hoạt động của mình, đặc biệt là tiêu diệt mục tiêu bằng pháo binh, tên lửa, hỗ trợ không quân tầm gần của trực thăng, sử dụng UAV, khả năng chống lại UAV và cải thiện khả năng hậu cần của mình trong đó có trực thăng vũ trang Ka-52.
Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa Izdeliye 305E mới nhất của họ, thử nghiệm trực tiếp trên chiến trường Ukraine, trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt. Tên lửa Izdeliye 305E là loại tên lửa dẫn đường đa năng hạng nhẹ (LUMR); được xuất hiện lần đầu tiên tại Triển lãm Army-2021.
Mặc dù vị trí của vụ thử không rõ ràng, nhưng có một điều khá rõ ràng là tên lửa Izdeliye 305E đã được sử dụng, để tấn công vào một mục tiêu thực tế của Ukraine và được phóng đi từ trực thăng tấn công Ka-52M Alligator.
Với tính chất tương đồng, Izdeliye 305E sẽ được sử dụng trên trực thăng Mi-28NM Havoc cùng với các trực thăng, máy bay chiến đấu và thậm chí cả máy bay không người lái khác của Nga.
Một tính năng quan trọng của tên lửa tấn công ngoài tầm nhìn Izdeliye 305E là khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách đến 14,5 km, ngoài tầm bắn của các loại tên lửa phòng không chủ yếu của Quân đội Ukraine. Izdeliye 305E được trang bị đầu đạn nặng 25 kg, sử dụng hệ thống dẫn đường bằng hệ thống quang điện đa chế độ.
Tên lửa Izdeliye 305E có trọng lượng 105 kg, dài gần 2 mét, đường kính thân 200 mm; tốc độ trung bình 230 mét / giây và có thể phóng từ độ cao 100 đến 600 mét. Tên lửa có thể sử dụng dẫn đường vệ tinh và quán tính kết hợp cùng đầu dẫn ảnh nhiệt, có thể hoạt động cả trong điều kiện ngày/đêm.
Việc kiểm soát trên không và quản lý bay của tên lửa Izdeliye 305E được thực hiện bằng cách sử dụng hệ thống AS-UAV, một công nghệ độc quyền của Nga, để tiến hành hiệu chỉnh đường bay vào thời điểm cuối cùng về quỹ đạo của tên lửa, từ phi hành đoàn trực thăng.
Ngoài điều khiển giai đoạn cuối từ phi hành đoàn trực thăng, tên lửa Izdeliye 305E có thể điều khiển bằng các phân đội mặt đất (WSO). Hệ thống AS-UAV cho phép điều khiển tên lửa ở khoảng cách lên đến 50 km, nhờ băng thông 5,4 Mbps.
Hiện tên lửa Izdeliye 305E đã được sử dụng trên trực thăng tấn công Mi-28NM và Ka-52M, phiên bản mới cũng có thể được lắp đặt trên Su-25SM, phiên bản cường kích nâng cấp và là chiến đấu cơ tấn công yểm trợ hỏa lực mặt đất chủ yếu, của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga (VKS).
Tên lửa Izdeliye 305E lần đầu tiên được công bố tại Diễn đàn Kỹ thuật-Quân sự Quốc tế Army-2021. Tên lửa được phát triển bởi Phòng thiết kế chế tạo máy Kolomna (KBM, một công ty con của Tập đoàn Vũ khí chính xác cao NPO), một bộ phận của Tổng công ty Nhà nước Rostec.
“Tên lửa Izdeliye 305E có thể được đưa vào trang bị cho các trực thăng chiến đấu xuất khẩu như Ka-52M và Mi-28NM. Ông Sergey Mikhailov, Phó Giám đốc điều hành của KBM cho biết, Izdeliye 305E sẽ tăng cường hỏa lực chính xác để chống lại tất cả các loại mục tiêu trên chiến trường.
Cũng theo ông Mikhailov, tên lửa Izdeliye 305E là vũ khí đa năng đầu tiên của Nga dành cho trực thăng vũ trang. “Trước đây Nga đã phát triển hai loại tên lửa giành cho trực thăng; một để tấn công các mục tiêu bọc thép và một cho các mục tiêu khác. Triết lý này đã được thực hiện trong gia đình tên lửa Ataka”.
Giờ đây, trực thăng vũ trang của Nga sẽ có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên chiến trường với một loại vũ khí duy nhất, ông Mikhailov nói thêm. "Thống nhất" ở đây chỉ một họ tên lửa điển hình, có khả năng tương thích rộng rãi với tất cả các loại máy bay tấn công mặt đất của không quân Nga.
Quan sát cho thấy, ở các cánh phía sau của Izdeliye 305E có các ăng ten nhô ra, có thể phán đoán những ăng ten này để nhận lệnh dẫn đường và có tác dụng lái tên lửa. Các cánh phía trước vừa cung cấp khả năng nâng tên lửa và kiểm soát luồng không khí.
Một video trên kênh RusVesna cho thấy, tên lửa Izdeliye 305E được phóng từ một trực thăng không xác định và camera phía trước đã ghi lại cảnh nó đang bay tới một tòa nhà dân sự lớn và nhằm vào một cửa sổ. Cả hai video đều cho thấy, camera của tên lửa ghi lại chuyến bay của nó, ở chế độ ảnh nhiệt.
Trực thăng Kamov Ka-52 Alligator bí danh là "Cá sấu", là loại trực thăng tấn công hai chỗ ngồi, hoạt động trong mọi thời tiết, cả ban ngày lẫn ban đêm, có khả năng tấn công và tiêu diệt các loại mục tiêu mặt đất và được sử dụng nhiều nhất ở Ukraine.
Cuộc xung đột tại Ukraine cũng là cơ hội để Nga tinh chỉnh nhiều hệ thống vũ khí và khái niệm hoạt động của mình, đặc biệt là tiêu diệt mục tiêu bằng pháo binh, tên lửa, hỗ trợ không quân tầm gần của trực thăng, sử dụng UAV, khả năng chống lại UAV và cải thiện khả năng hậu cần của mình trong đó có trực thăng vũ trang Ka-52.