Hình ảnh chất lượng cao về bom lượn tầm xa UMPB D-30SN lần đầu tiên xuất hiện và nó đến từ người Nga. Bức ảnh cho thấy một cuộc tấn công bằng loại bom này. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng, chỉ có ba trong số bốn quả bom có thể mở được cánh. Quả bom thứ tư đã không mở được cánh, đó dường như là một trong những trường hợp dẫn đến việc "vô ý thả đạn" vào các tòa nhà dân cư ở thành phố Belgorod của Nga, đã được ghi nhận nhiều lần trước đó. Tuy nhiên, chi tiết quan trọng nhất là hình ảnh cho phép các chuyên gia Ukraine xác định vị trí thả của những quả bom này, và từ đó ước tính phạm vi tấn công của chúng vào các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Ukraine. Trước hết, bom đường kính nhỏ UMPB D-30SN về mặt kỹ thuật là tên của một bộ thiết bị bổ sung, được lắp cho một loại bom thường theo tiêu chuẩn của Liên Xô, cụ thể là chúng được lắp cho loại bom nổ phá FAB-250.Tác dụng của bộ thiết bị bổ sung này đã biến một quả bom rơi tự do thành một quả bom lượn có điều khiển. Điều đó cho phép máy bay thả chúng từ một vị trí an toàn, cách xa mục tiêu, hoặc máy bay không phải bay vào không phận do đối phương kiểm soát.Lực lượng không quân chiến thuật của Nga đã tiến hành các cuộc tấn công bằng bom thường, có trang bị mô-đun cánh lượn UMPK một cách thường xuyên vào tỉnh Kharkov ở phía đông bắc Ukraine trong vài tháng qua.Trong bức ảnh được phân tích cho thấy, lần này bốn quả bom dường như cũng đang bay về phía Kharkov, thể hiện qua hướng chúng đang bay tới. Máy bay thả bom là loại tiêm kích bom Su-34 vào thời điểm đó đang bay gần các làng Sheino, Arkadevka và Ushakovo ở vùng Belgorod của Nga.Giả sử cuộc tấn công nhằm vào Kharkov như nhiều lần trước đây, tầm bay của bom UMPB D-30SN sẽ là khoảng 90 km. Đồng thời, chúng ta cũng nên biết rằng, có 50 km không phận tương đối an toàn còn lại ở biên giới với Ukraine. Trong khi đó, biên giới cách điểm thả khoảng 40 km; như vậy mục tiêu sẽ là thành phố Vovchansk của tỉnh Kharkov, khu vực nằm gần giáp biên giới với Nga, nơi hiện đang diễn ra các trận đánh ác liệt giữa hai bên. Những ước tính này không thể chứng minh một cách đáng tin cậy rằng, khoảng cách 90 km là tầm tấn công tối đa của bom UMPB. Tuy nhiên, đây là thông số được các chuyên gia Ukraine ghi lại, làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro trong tương lai. Dữ liệu này đã cho thấy, bom UMPB D-30SN có tầm bay xa hơn từ 20 đến 30 km so với thế hệ bom lượn trước đó của Nga là UMPK, khi mô-đun cánh lượn này, khi kết hợp với bom FAB-500 nặng 500 kg, có thể bay được cự ly từ 60 đến 65 km khi bom được thả ở độ cao lớn bởi với máy bay tốc độ cao. Điều các chuyên gia Ukraine lo lắng, khi những quả bom 500 kg hoặc 1.500 kg, nếu lắp thêm động cơ phụ như bom UMPB D-30SN, nó có thể tăng tầm bay lên 50%, biến những quả bom này thành tên lửa hành trình giá rẻ, nhưng có sức công phá cực lớn, có thể sử dụng với số lượng lớn và rất khó đánh chặn. Bom UMPB D-30SN xuất hiện đầu tiên vào ngày 8/3/2024 tại chiến trường Ukraine, cho thấy Không quân Nga đã sử dụng vũ khí chưa từng thấy trước đây, với ký hiệu "UMPB" được khắc trên thân bom. Loại vũ khí này được cải tiến từ bom rơi tự do FAB-250. Qua phân tích của các chuyên gia Ukraine về mảnh vỡ cho thấy, UMPB là một loại bom được thả từ trên không. Ngoài quả bom phá FAB-250, nó còn được trang bị bộ cánh lượn, hệ thống dẫn đường quán tính+vệ tinh, cánh lái hoa thị ở đầu phía sau. Theo trang blogger Fighterbomber, Quân đội Nga xác định loại vũ khí này là UMPB D-30SN. Từ viết tắt của "đạn lượn tầm trung đa năng", nêu bật vị trí "trung gian" của nó giữa các loại vũ khí khác nhau và thực tế là nó có thể được phóng đi từ nhiều bệ phóng khác nhau.Trang Fighterbomber cho biết, bom lượn UMPB D-30SN có đường kính 30cm, không chỉ được phóng đi từ máy bay, mà còn bằng hệ thống tên lửa phóng loạt Tornado-S.Điều đáng chú ý là nguồn tin blog war_home Telegram cho rằng, một động cơ phản lực và thùng nhiên liệu cũng nằm bên trong bom, biến quả bom này trở thành một tên lửa hành trình đơn giản, nhưng rẻ hơn bom Grom-E1 - loại vũ khí này cũng đã được sử dụng trên chiến trường Ukraine vào tháng 3/2023. (Nguồn ảnh: defence-ua, Topwar, Sputnik).
Hình ảnh chất lượng cao về bom lượn tầm xa UMPB D-30SN lần đầu tiên xuất hiện và nó đến từ người Nga. Bức ảnh cho thấy một cuộc tấn công bằng loại bom này. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng, chỉ có ba trong số bốn quả bom có thể mở được cánh.
Quả bom thứ tư đã không mở được cánh, đó dường như là một trong những trường hợp dẫn đến việc "vô ý thả đạn" vào các tòa nhà dân cư ở thành phố Belgorod của Nga, đã được ghi nhận nhiều lần trước đó.
Tuy nhiên, chi tiết quan trọng nhất là hình ảnh cho phép các chuyên gia Ukraine xác định vị trí thả của những quả bom này, và từ đó ước tính phạm vi tấn công của chúng vào các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Ukraine.
Trước hết, bom đường kính nhỏ UMPB D-30SN về mặt kỹ thuật là tên của một bộ thiết bị bổ sung, được lắp cho một loại bom thường theo tiêu chuẩn của Liên Xô, cụ thể là chúng được lắp cho loại bom nổ phá FAB-250.
Tác dụng của bộ thiết bị bổ sung này đã biến một quả bom rơi tự do thành một quả bom lượn có điều khiển. Điều đó cho phép máy bay thả chúng từ một vị trí an toàn, cách xa mục tiêu, hoặc máy bay không phải bay vào không phận do đối phương kiểm soát.
Lực lượng không quân chiến thuật của Nga đã tiến hành các cuộc tấn công bằng bom thường, có trang bị mô-đun cánh lượn UMPK một cách thường xuyên vào tỉnh Kharkov ở phía đông bắc Ukraine trong vài tháng qua.
Trong bức ảnh được phân tích cho thấy, lần này bốn quả bom dường như cũng đang bay về phía Kharkov, thể hiện qua hướng chúng đang bay tới. Máy bay thả bom là loại tiêm kích bom Su-34 vào thời điểm đó đang bay gần các làng Sheino, Arkadevka và Ushakovo ở vùng Belgorod của Nga.
Giả sử cuộc tấn công nhằm vào Kharkov như nhiều lần trước đây, tầm bay của bom UMPB D-30SN sẽ là khoảng 90 km. Đồng thời, chúng ta cũng nên biết rằng, có 50 km không phận tương đối an toàn còn lại ở biên giới với Ukraine.
Trong khi đó, biên giới cách điểm thả khoảng 40 km; như vậy mục tiêu sẽ là thành phố Vovchansk của tỉnh Kharkov, khu vực nằm gần giáp biên giới với Nga, nơi hiện đang diễn ra các trận đánh ác liệt giữa hai bên.
Những ước tính này không thể chứng minh một cách đáng tin cậy rằng, khoảng cách 90 km là tầm tấn công tối đa của bom UMPB. Tuy nhiên, đây là thông số được các chuyên gia Ukraine ghi lại, làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro trong tương lai.
Dữ liệu này đã cho thấy, bom UMPB D-30SN có tầm bay xa hơn từ 20 đến 30 km so với thế hệ bom lượn trước đó của Nga là UMPK, khi mô-đun cánh lượn này, khi kết hợp với bom FAB-500 nặng 500 kg, có thể bay được cự ly từ 60 đến 65 km khi bom được thả ở độ cao lớn bởi với máy bay tốc độ cao.
Điều các chuyên gia Ukraine lo lắng, khi những quả bom 500 kg hoặc 1.500 kg, nếu lắp thêm động cơ phụ như bom UMPB D-30SN, nó có thể tăng tầm bay lên 50%, biến những quả bom này thành tên lửa hành trình giá rẻ, nhưng có sức công phá cực lớn, có thể sử dụng với số lượng lớn và rất khó đánh chặn.
Bom UMPB D-30SN xuất hiện đầu tiên vào ngày 8/3/2024 tại chiến trường Ukraine, cho thấy Không quân Nga đã sử dụng vũ khí chưa từng thấy trước đây, với ký hiệu "UMPB" được khắc trên thân bom. Loại vũ khí này được cải tiến từ bom rơi tự do FAB-250.
Qua phân tích của các chuyên gia Ukraine về mảnh vỡ cho thấy, UMPB là một loại bom được thả từ trên không. Ngoài quả bom phá FAB-250, nó còn được trang bị bộ cánh lượn, hệ thống dẫn đường quán tính+vệ tinh, cánh lái hoa thị ở đầu phía sau.
Theo trang blogger Fighterbomber, Quân đội Nga xác định loại vũ khí này là UMPB D-30SN. Từ viết tắt của "đạn lượn tầm trung đa năng", nêu bật vị trí "trung gian" của nó giữa các loại vũ khí khác nhau và thực tế là nó có thể được phóng đi từ nhiều bệ phóng khác nhau.
Trang Fighterbomber cho biết, bom lượn UMPB D-30SN có đường kính 30cm, không chỉ được phóng đi từ máy bay, mà còn bằng hệ thống tên lửa phóng loạt Tornado-S.
Điều đáng chú ý là nguồn tin blog war_home Telegram cho rằng, một động cơ phản lực và thùng nhiên liệu cũng nằm bên trong bom, biến quả bom này trở thành một tên lửa hành trình đơn giản, nhưng rẻ hơn bom Grom-E1 - loại vũ khí này cũng đã được sử dụng trên chiến trường Ukraine vào tháng 3/2023. (Nguồn ảnh: defence-ua, Topwar, Sputnik).