Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video khẳng định, loại UAV tự sát Lancet-3 của họ đã đánh trúng hệ thống phòng không Buk-M1 của Ukraine ở chiến trường miền Đông.Sau khi đoạn video này được tung ra, đã ngay lập tức được các chuyên gia mổ xẻ kỹ càng. Vì đây là một trong số những lần hiếm hoi - nếu không muốn nói là lần đầu tiên, hệ thống phòng không Buk-M1 bị hạ gục bằng UAV. Tuy nhiên, các nhà phân tích đã sớm phát hiện ra rằng, có thể UAV tự sát Lancet-3 của quân đội Nga nhiều khả năng đã phá hủy một mục tiêu giả của Quân đội Ukraine. Điều này được khẳng định hơn là sau khi đánh trúng mục tiêu, UAV tự sát Lancet-3 không gây ra các vụ nổ thứ cấp; đó là điều hơi bất thường. UAV tự sát Lancet-3 được ví như một loại tên lửa hành trình loại nhỏ của Nga, được trang bị một đầu đạn nặng 3 kg, có thể là đầu đạn nổ phá năng lượng cao hoặc đầu đạn nhiệt áp hay nổ lõm; nhưng đều có khả năng phá hủy hệ thống phòng không Buk, chỉ bằng một đòn đánh trúng.Ngoài ra, việc bố trí lưới ngụy trang trên hệ thống Buk-M1 của Ukraine cũng là điểm không hợp lý, vì việc này sẽ cản trở hoạt động của hệ thống phòng không này. Điều đáng ngờ là hệ thống này chỉ bị “đánh sập” sau khi trúng đạn, chứ không bùng lửa bốc cháy. Các nhà phân tích cũng cho rằng, quân đội Ukraine đã “cố tình” bố trí trận địa tên lửa Buk này ở một khu vực “tương đối thoáng” và chỉ tiến hành ngụy trang qua loa; rõ ràng là nhằm mục đích câu nhử UAV trinh sát của quân đội Nga phát hiện và sử dụng mục tiêu giả này để tiêu hao các loại vũ khí có giá trị cao của quân đội Nga.Mặc dù hệ thống tên lửa phòng không Buk của Ukraine, đã không thành công khi “câu” được tên lửa hành trình hoặc tên lửa đạn đạo chiến thuật giá trị cao của Nga, nhưng vẫn tiêu hao được một UAV Lancet-3.Các chuyên gia Tạp chí hàng không Oryx của Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, một nửa số cư dân mạng có thể phát hiện ra UAV tự sát Lancet-3 của Nga đã đánh trúng mục tiêu giả của Ukraine; nhưng Quân đội Nga đã không phát hiện ra “điều bất thường” này và coi đây là một chiến thắng lớn. Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ và tháng 2 năm nay, Quân đội Ukraine đã và đang sử dụng nhiều mục tiêu giả để tiêu thụ "vũ khí chính xác cao" và đồng thời làm nhiễu loạn các hệ thống trinh sát của Quân đội Nga.Đặc biệt là sau khi Mỹ viện trợ loại tên lửa cơ động cao HIMARS cho Ukraine; theo Trung tướng Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, quân đội Nga đã phá hủy 10 bệ phóng tên lửa HIMARS. Thậm chí số lượng HIMARS bị phá hủy theo Nga công bố, còn nhiều hơn số lượng HIMARS Mỹ đã viện trợ cho Ukraine. Tuy nhiên, các đoạn video liên quan do Bộ Quốc phòng Nga công bố về việc phá hủy tên lửa HIMARS đều bị mờ hoặc thấy rõ vụ đánh trúng là mục tiêu giả, nhưng Bộ Quốc phòng Ukraine đã “cố tình” đăng các hệ thống HIMARS “bị phá hủy”, để đánh lừa quân Nga. Ngay từ khi tên lửa HIMARS vào chiến trường Ukraine, đây là mục tiêu săn lùng số 1 của Quân đội Nga. Để đối phó với HIMARS, quân đội Nga đã sử dụng "vũ khí chính xác cao" như tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật. Tuy nhiên, quân đội Ukraine cực kỳ cẩn trọng khi sử dụng HIMARS.Các khẩu đội HIMARS được bảo vệ bằng lượng phòng không đặc biệt; nhưng điều đặc biết là hệ thống HIMARS có tốc độ bắn cực nhanh, chỉ mất vài chục giây từ khi phóng tên lửa đến khi rời khỏi trận địa. Nếu muốn phản pháo HIMARS trong một khoảng thời gian ngắn như vậy, quả là quá khó khăn đối với quân đội Nga. Với sự xuất hiện của máy bay không người lái vũ trang, quân đội Nga có cơ hội phát hiện và phá hủy các loại vũ khí có giá trị cao như HIMARS của quân đội Ukraine, bằng các UAV mang tên lửa có điều khiển, “lang thang” trên khu vực nghi ngờ có trận địa HIMARS và tấn công ngay lập tức khi có thời cơ. Nhưng cho đến nay, người ta vẫn chưa thấy quân đội Nga sử dụng UAV để tiêu diệt vũ khí giá trị cao HIMARS, mà chỉ sử dụng UAV tự sát là loại Geran-2 tầm thấp, để tấn công các mục tiêu cố định như cơ sở hạ tầng của Ukraine. Theo thông tin từ Tạp chí Quốc phòng Ukraine, hiệu quả của mạng lưới phòng không Ukraine đang được hồi phục nhanh chóng, điều này đã giúp lực lượng phòng không nước này cải thiện mạng lưới giám sát tầm thấp và giúp bắn hạ nhiều UAV tự sát của Nga.
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video khẳng định, loại UAV tự sát Lancet-3 của họ đã đánh trúng hệ thống phòng không Buk-M1 của Ukraine ở chiến trường miền Đông.
Sau khi đoạn video này được tung ra, đã ngay lập tức được các chuyên gia mổ xẻ kỹ càng. Vì đây là một trong số những lần hiếm hoi - nếu không muốn nói là lần đầu tiên, hệ thống phòng không Buk-M1 bị hạ gục bằng UAV.
Tuy nhiên, các nhà phân tích đã sớm phát hiện ra rằng, có thể UAV tự sát Lancet-3 của quân đội Nga nhiều khả năng đã phá hủy một mục tiêu giả của Quân đội Ukraine. Điều này được khẳng định hơn là sau khi đánh trúng mục tiêu, UAV tự sát Lancet-3 không gây ra các vụ nổ thứ cấp; đó là điều hơi bất thường.
UAV tự sát Lancet-3 được ví như một loại tên lửa hành trình loại nhỏ của Nga, được trang bị một đầu đạn nặng 3 kg, có thể là đầu đạn nổ phá năng lượng cao hoặc đầu đạn nhiệt áp hay nổ lõm; nhưng đều có khả năng phá hủy hệ thống phòng không Buk, chỉ bằng một đòn đánh trúng.
Ngoài ra, việc bố trí lưới ngụy trang trên hệ thống Buk-M1 của Ukraine cũng là điểm không hợp lý, vì việc này sẽ cản trở hoạt động của hệ thống phòng không này. Điều đáng ngờ là hệ thống này chỉ bị “đánh sập” sau khi trúng đạn, chứ không bùng lửa bốc cháy.
Các nhà phân tích cũng cho rằng, quân đội Ukraine đã “cố tình” bố trí trận địa tên lửa Buk này ở một khu vực “tương đối thoáng” và chỉ tiến hành ngụy trang qua loa; rõ ràng là nhằm mục đích câu nhử UAV trinh sát của quân đội Nga phát hiện và sử dụng mục tiêu giả này để tiêu hao các loại vũ khí có giá trị cao của quân đội Nga.
Mặc dù hệ thống tên lửa phòng không Buk của Ukraine, đã không thành công khi “câu” được tên lửa hành trình hoặc tên lửa đạn đạo chiến thuật giá trị cao của Nga, nhưng vẫn tiêu hao được một UAV Lancet-3.
Các chuyên gia Tạp chí hàng không Oryx của Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, một nửa số cư dân mạng có thể phát hiện ra UAV tự sát Lancet-3 của Nga đã đánh trúng mục tiêu giả của Ukraine; nhưng Quân đội Nga đã không phát hiện ra “điều bất thường” này và coi đây là một chiến thắng lớn.
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ và tháng 2 năm nay, Quân đội Ukraine đã và đang sử dụng nhiều mục tiêu giả để tiêu thụ "vũ khí chính xác cao" và đồng thời làm nhiễu loạn các hệ thống trinh sát của Quân đội Nga.
Đặc biệt là sau khi Mỹ viện trợ loại tên lửa cơ động cao HIMARS cho Ukraine; theo Trung tướng Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, quân đội Nga đã phá hủy 10 bệ phóng tên lửa HIMARS. Thậm chí số lượng HIMARS bị phá hủy theo Nga công bố, còn nhiều hơn số lượng HIMARS Mỹ đã viện trợ cho Ukraine.
Tuy nhiên, các đoạn video liên quan do Bộ Quốc phòng Nga công bố về việc phá hủy tên lửa HIMARS đều bị mờ hoặc thấy rõ vụ đánh trúng là mục tiêu giả, nhưng Bộ Quốc phòng Ukraine đã “cố tình” đăng các hệ thống HIMARS “bị phá hủy”, để đánh lừa quân Nga.
Ngay từ khi tên lửa HIMARS vào chiến trường Ukraine, đây là mục tiêu săn lùng số 1 của Quân đội Nga. Để đối phó với HIMARS, quân đội Nga đã sử dụng "vũ khí chính xác cao" như tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật. Tuy nhiên, quân đội Ukraine cực kỳ cẩn trọng khi sử dụng HIMARS.
Các khẩu đội HIMARS được bảo vệ bằng lượng phòng không đặc biệt; nhưng điều đặc biết là hệ thống HIMARS có tốc độ bắn cực nhanh, chỉ mất vài chục giây từ khi phóng tên lửa đến khi rời khỏi trận địa. Nếu muốn phản pháo HIMARS trong một khoảng thời gian ngắn như vậy, quả là quá khó khăn đối với quân đội Nga.
Với sự xuất hiện của máy bay không người lái vũ trang, quân đội Nga có cơ hội phát hiện và phá hủy các loại vũ khí có giá trị cao như HIMARS của quân đội Ukraine, bằng các UAV mang tên lửa có điều khiển, “lang thang” trên khu vực nghi ngờ có trận địa HIMARS và tấn công ngay lập tức khi có thời cơ.
Nhưng cho đến nay, người ta vẫn chưa thấy quân đội Nga sử dụng UAV để tiêu diệt vũ khí giá trị cao HIMARS, mà chỉ sử dụng UAV tự sát là loại Geran-2 tầm thấp, để tấn công các mục tiêu cố định như cơ sở hạ tầng của Ukraine.
Theo thông tin từ Tạp chí Quốc phòng Ukraine, hiệu quả của mạng lưới phòng không Ukraine đang được hồi phục nhanh chóng, điều này đã giúp lực lượng phòng không nước này cải thiện mạng lưới giám sát tầm thấp và giúp bắn hạ nhiều UAV tự sát của Nga.