MiG-29 được Liên Xô phát triển vào thập niên 1970 và đưa vào biên chế năm 1982, đây là tiêm kích hạng nhẹ thế hệ thứ tư, một trong những tiêm kích chủ lực của không quân Ukraine.Trước khi chiến sự với Nga bùng phát, không quân Ukraie sở hữu khoảng 50 chiếc MiG-29.Trong xung đột Đông Âu đang diễn ra, không quân Ukraine tổn thất khá nặng, hàng loạt chiến đấu cơ trong đó có MiG-29 bị Nga bắn hạ.Ngay sau đó, Ukraine đã tiếp nhận gần 30 chiếc MiG-29 các loại từ Ba Lan và Slovakia để bù đắp tổn thất trong chiến sự.Những chiếc MiG-29 của Ukraine được NATO hỗ trợ kỹ thuật để chúng có thể trang bị các vũ khí phương Tây, trong số này có bom thông minh JDAM-ER của Mỹ.Video do không quân Ukraine chia sẻ trên mạng xã hội ngày 30/8 cho thấy quân nhân nước này lắp bom lượn JDAM-ER của Mỹ dưới cánh của chiến đấu cơ MiG-29 sản xuất từ thời Liên Xô.JDAM-ER là bom thông thường được gắn kit dẫn đường, giúp nó trở thành loại đạn phóng từ trên không chính xác cao có thể thả từ khoảng cách xa.Tiêm kích MiG-29 và Su-27 đã được Kiev trang bị một loại giá treo đặc biệt để có thể mang vũ khí khác hệ do phương Tây chuyển giao, bao gồm bom lượn Mỹ.JDAM-ER (JDAM Extended Range) được trang bị thêm cánh để giúp bom có khả năng bay lượn và tấn công mục tiêu xa hơn.Bộ thiết bị này có tác dụng làm tăng độ chính xác cho bom và có thể sử dụng được trong mọi điều kiện địa hình cũng như thời tiết.Bom lượn JDAM-ER có thể tiêu diệt mục tiêu cách xa 72 km.Một số nguồn tin còn cho biết, JDAM-ER thậm chí còn bay xa hơn mức 72 km, nếu phi công khéo léo trong việc tận dụng tốc độ và độ cao của máy bay khi tấn công.Với JDAM-ER, người ta có thể làm tăng độ chính xác của nó bằng các trang bị thêm cảm biến laser, thiết bị chống nhiễu cho hệ thống định vị toàn cầu, cảm biến radar có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.Ngoài Mỹ thì bom JDAM và JDAM-ER đang được 32 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng.Mỹ đã chuyển loại bom thông minh này cho Ukraine để giúp nước này có thêm vũ khí đối phó Nga.Phi công Ukraine sau đó lái chiếc MiG-29 thả bom Mỹ xuống các cây cầu, tạo ra nhiều vụ nổ. Một cây cầu bị thủng lỗ lớn, trong khi chiếc còn lại bị sập một nhịp.Bộ tư lệnh không quân Ukraine không tiết lộ thời điểm và địa điểm tiến hành các vụ tập kích, ngoại trừ thông tin đây là những cây cầu ở vùng Kursk.Dù vậy, một số hình ảnh đã xuất hiện trong các video do Ukraine đăng trước đó về đòn đánh nhằm vào hai cây cầu bắc qua sông Seim, lần lượt được công bố vào ngày 16 và 18/8.Tập kích các cầu đường bộ ở vùng Kursk được cho là chiến thuật của Kiev nhằm cắt đứt tuyến hậu cần và tiếp tế của đối phương, khi Nga đang triển khai thêm nguồn lực tới vùng này để ngăn chặn chiến dịch xuyên biên giới của Ukraine.Tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrsky hồi đầu tuần cho biết lực lượng nước này đã kiểm soát gần 1.300 km2 và 100 khu dân cư tại tỉnh Kursk kể từ khi phát động chiến dịch xuyên biên giới vào ngày 6/8.
MiG-29 được Liên Xô phát triển vào thập niên 1970 và đưa vào biên chế năm 1982, đây là tiêm kích hạng nhẹ thế hệ thứ tư, một trong những tiêm kích chủ lực của không quân Ukraine.
Trước khi chiến sự với Nga bùng phát, không quân Ukraie sở hữu khoảng 50 chiếc MiG-29.
Trong xung đột Đông Âu đang diễn ra, không quân Ukraine tổn thất khá nặng, hàng loạt chiến đấu cơ trong đó có MiG-29 bị Nga bắn hạ.
Ngay sau đó, Ukraine đã tiếp nhận gần 30 chiếc MiG-29 các loại từ Ba Lan và Slovakia để bù đắp tổn thất trong chiến sự.
Những chiếc MiG-29 của Ukraine được NATO hỗ trợ kỹ thuật để chúng có thể trang bị các vũ khí phương Tây, trong số này có bom thông minh JDAM-ER của Mỹ.
Video do không quân Ukraine chia sẻ trên mạng xã hội ngày 30/8 cho thấy quân nhân nước này lắp bom lượn JDAM-ER của Mỹ dưới cánh của chiến đấu cơ MiG-29 sản xuất từ thời Liên Xô.
JDAM-ER là bom thông thường được gắn kit dẫn đường, giúp nó trở thành loại đạn phóng từ trên không chính xác cao có thể thả từ khoảng cách xa.
Tiêm kích MiG-29 và Su-27 đã được Kiev trang bị một loại giá treo đặc biệt để có thể mang vũ khí khác hệ do phương Tây chuyển giao, bao gồm bom lượn Mỹ.
JDAM-ER (JDAM Extended Range) được trang bị thêm cánh để giúp bom có khả năng bay lượn và tấn công mục tiêu xa hơn.
Bộ thiết bị này có tác dụng làm tăng độ chính xác cho bom và có thể sử dụng được trong mọi điều kiện địa hình cũng như thời tiết.
Bom lượn JDAM-ER có thể tiêu diệt mục tiêu cách xa 72 km.
Một số nguồn tin còn cho biết, JDAM-ER thậm chí còn bay xa hơn mức 72 km, nếu phi công khéo léo trong việc tận dụng tốc độ và độ cao của máy bay khi tấn công.
Với JDAM-ER, người ta có thể làm tăng độ chính xác của nó bằng các trang bị thêm cảm biến laser, thiết bị chống nhiễu cho hệ thống định vị toàn cầu, cảm biến radar có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
Ngoài Mỹ thì bom JDAM và JDAM-ER đang được 32 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng.
Mỹ đã chuyển loại bom thông minh này cho Ukraine để giúp nước này có thêm vũ khí đối phó Nga.
Phi công Ukraine sau đó lái chiếc MiG-29 thả bom Mỹ xuống các cây cầu, tạo ra nhiều vụ nổ. Một cây cầu bị thủng lỗ lớn, trong khi chiếc còn lại bị sập một nhịp.
Bộ tư lệnh không quân Ukraine không tiết lộ thời điểm và địa điểm tiến hành các vụ tập kích, ngoại trừ thông tin đây là những cây cầu ở vùng Kursk.
Dù vậy, một số hình ảnh đã xuất hiện trong các video do Ukraine đăng trước đó về đòn đánh nhằm vào hai cây cầu bắc qua sông Seim, lần lượt được công bố vào ngày 16 và 18/8.
Tập kích các cầu đường bộ ở vùng Kursk được cho là chiến thuật của Kiev nhằm cắt đứt tuyến hậu cần và tiếp tế của đối phương, khi Nga đang triển khai thêm nguồn lực tới vùng này để ngăn chặn chiến dịch xuyên biên giới của Ukraine.
Tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrsky hồi đầu tuần cho biết lực lượng nước này đã kiểm soát gần 1.300 km2 và 100 khu dân cư tại tỉnh Kursk kể từ khi phát động chiến dịch xuyên biên giới vào ngày 6/8.