Các sự kiện được ghi lại trong video này, có thể diễn ra trong mùa hè này. Đoạn video có một số trường hợp đáng chú ý, chẳng hạn như một chiếc Su-25 bay ở độ cao thấp, phía trên trực thăng Mi-8 của Ukraine và hay máy bay tấn công của Ukraine thực hiện bay theo cặp.Tuy nhiên, một quan sát thú vị là vai trò của MiG-29 trong việc đảm nhiệm là máy bay bay yểm trợ trên không, thiết lập một tỷ lệ độc đáo là một máy bay chiến đấu, “bay che đầu” cho cho hai máy bay tiến công mặt đất. Trước đây, nhiều nguồn tin đã cho biết, số máy bay chiến đấu kiểu Liên Xô của Không quân Ukraine, có thể không phù hợp với các tiêu của chiến tranh hiện đại; đặc biệt là khi phải đối đầu với các máy bay chiến đấu thế hệ 4+ của Nga như Su-34 và Su-35. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine, dưới sự giúp đỡ của phương Tây, đã được điều chỉnh để mang được vũ khí của phương Tây như tên lửa chống radar AGM-88 HARM hoặc bom dẫn đường chính xác JDAM-ER. Có thể sẽ rất ngạc nhiên, khi những chiếc MiG-29 của Ukraine, được đánh giá là lạc hậu này, lại được giao nhiệm vụ bảo vệ trên không cho máy bay tấn công; việc này không khác gì câu thành ngữ “ốc chưa mang nổi mình ốc, lại còn đòi mang cọc cho rêu”. Vậy điều đó có hoàn toàn chính xác? Nhưng nếu không có máy bay chiến đấu bay bảo vệ, thì các phi công Ukraine không thể tiến hành các cuộc không kích chống lại lực lượng Nga. Vì vậy, có vẻ như sự hiện diện của máy bay MiG-29 hộ tống cho máy bay tấn công Ukraine, mang cả ý nghĩa về mặt tinh thần, thúc đẩy niềm tin của phi công Ukraine chiến đấu bằng những vũ khí có trong biên chế. Năm 2018, Ukraine đã khởi xướng hiện đại hóa toàn diện các máy bay MiG-29 của mình, nhằm biến những chiếc MiG-29 Fulcrum đã lạc hậu của họ so với người hàng xóm hùng mạnh, thành máy bay đa năng thế hệ 4+, trong các dự án mang tên MiG-29MU1 và MiG-29MU2. Trách nhiệm hiện đại hóa những chiếc MiG-29 của Không quân Ukraine chủ yếu được giao cho LSARP, được hỗ trợ bởi Rockwell Collins sau thỏa thuận chiến lược được thực hiện vào năm 2017 tại Kiev. LSARP là cơ quan quản lý các nhà thầu Ukraine khác, tham gia vào dự án nâng cấp MiG-29MU1/MU2. Phiên bản MiG-29MU1/MU2 sẽ được trang bị hệ thống định vị vệ tinh SN-3307 mới, nhằm tăng cường khả năng dẫn đường và hạ cánh bằng thiết bị dẫn đường tự động. Một thay đổi đáng kể khác là radar N019-19 cải tiến, với phạm vi phát hiện mục tiêu được tăng lên. Công ty Radionix của Ukraine (nằm trong nhóm quản lý của LSARP), còn cung cấp hệ thống phòng thủ điện tử Omut; bao gồm một hệ thống trinh sát/cảnh báo radar, cơ sở dữ liệu cập nhật về các mối đe dọa sắp xảy ra và hệ thống đối phó điện tử. Omut có hai phiên bản đó là bản cài đặt tích hợp và bản độc lập. MiG-29MU2 là phiên bản phát triển từ MiG-29MU1, được trang bị nhiều hệ thống điện tử hàng không hiện đại, bao gồm hệ thống điều khiển vũ khí 20PM cao cấp hơn; hệ thống vô tuyến R-862 cải tiến, thay thế cho hệ thống định vị A-323 RSBN và bus dữ liệu MSD-2000. Một trong những nâng cấp chính của MiG-29MU2 là nâng cao khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất. Những chiếc MiG-29 trước đó chỉ có khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt đất bằng tên lửa không điều khiển (rocket) và pháo trên máy bay.Nhưng ở phiên bản MiG-29MU2, LSARP đã tích hợp tên lửa không đối đất Kh-29T dẫn đường quang điện/TV (còn được gọi là tên lửa "Maverick của Nga") và bom dẫn đường KAB-500KR EO/TV. Tuy nhiên loại radar N019-19 trang bị trên MiG-29MU1/MU2 được Liên Xô phát triển vào thập niên 1970 đã lạc hậu. Loại radar 40 tuổi này không thể phù hợp với môi trường tác chiến hiện đại khi có tầm phát hiện mục tiêu trên không theo lý thuyết khoảng 100km (tùy từng độ cao).Mặc dù được nâng cấp, nhưng MiG-29 của Ukraine vẫn chưa thể là đối thủ của các loại máy bay chiếm ưu thế trên không của Nga như Su-30SM, Su-35 và đặc biệt là Su-57. Minh chứng là chỉ trong 5 ngày, lực lượng phòng không, không quân Nga đã bắn hạ 24 máy bay chiến đấu của Ukraine.Điều đáng chú ý là nhiều phi công Ukraine cho biết, họ bị bắn rơi mà hoàn toàn không có cảnh báo nào từ mặt đất và trên không? Trong số máy bay chiến đấu của Nga bị bắn rơi, có chiếc 5 MiG-29 và 3 Su-27. Như vậy việc hiện đại hóa MiG-29 của Ukraine có thể nói ít đem lại kết quả. Như vậy việc Ukraine đưa những chiếc máy bay chiến đấu MiG-29 làm máy bay bay che đầu cũng là tình thế bắt buộc, khi họ không còn loại máy bay chiến đấu nào tốt hơn (số ít Su-27 của Ukraine giành cho các nhiệm vụ quan trọng hơn) để làm nhiệm vụ này, trong khi đang ngóng chờ phương Tây viện trợ máy bay F-16.Còn theo hãng tin Anh BBC dẫn lời các phi công máy bay chiến đấu của Ukraine thừa nhận, họ thường xuyên phải bay thấp, thậm chí bay sát ngọn cây để thoát tên lửa của máy bay chiến đấu Nga; đó là thao tác bay cực kỳ nguy hiểm mà không phải phi công nào cũng có thể thực hiện được.
Các sự kiện được ghi lại trong video này, có thể diễn ra trong mùa hè này. Đoạn video có một số trường hợp đáng chú ý, chẳng hạn như một chiếc Su-25 bay ở độ cao thấp, phía trên trực thăng Mi-8 của Ukraine và hay máy bay tấn công của Ukraine thực hiện bay theo cặp.
Tuy nhiên, một quan sát thú vị là vai trò của MiG-29 trong việc đảm nhiệm là máy bay bay yểm trợ trên không, thiết lập một tỷ lệ độc đáo là một máy bay chiến đấu, “bay che đầu” cho cho hai máy bay tiến công mặt đất.
Trước đây, nhiều nguồn tin đã cho biết, số máy bay chiến đấu kiểu Liên Xô của Không quân Ukraine, có thể không phù hợp với các tiêu của chiến tranh hiện đại; đặc biệt là khi phải đối đầu với các máy bay chiến đấu thế hệ 4+ của Nga như Su-34 và Su-35.
Nhưng cũng cần lưu ý rằng, máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine, dưới sự giúp đỡ của phương Tây, đã được điều chỉnh để mang được vũ khí của phương Tây như tên lửa chống radar AGM-88 HARM hoặc bom dẫn đường chính xác JDAM-ER.
Có thể sẽ rất ngạc nhiên, khi những chiếc MiG-29 của Ukraine, được đánh giá là lạc hậu này, lại được giao nhiệm vụ bảo vệ trên không cho máy bay tấn công; việc này không khác gì câu thành ngữ “ốc chưa mang nổi mình ốc, lại còn đòi mang cọc cho rêu”. Vậy điều đó có hoàn toàn chính xác?
Nhưng nếu không có máy bay chiến đấu bay bảo vệ, thì các phi công Ukraine không thể tiến hành các cuộc không kích chống lại lực lượng Nga. Vì vậy, có vẻ như sự hiện diện của máy bay MiG-29 hộ tống cho máy bay tấn công Ukraine, mang cả ý nghĩa về mặt tinh thần, thúc đẩy niềm tin của phi công Ukraine chiến đấu bằng những vũ khí có trong biên chế.
Năm 2018, Ukraine đã khởi xướng hiện đại hóa toàn diện các máy bay MiG-29 của mình, nhằm biến những chiếc MiG-29 Fulcrum đã lạc hậu của họ so với người hàng xóm hùng mạnh, thành máy bay đa năng thế hệ 4+, trong các dự án mang tên MiG-29MU1 và MiG-29MU2.
Trách nhiệm hiện đại hóa những chiếc MiG-29 của Không quân Ukraine chủ yếu được giao cho LSARP, được hỗ trợ bởi Rockwell Collins sau thỏa thuận chiến lược được thực hiện vào năm 2017 tại Kiev. LSARP là cơ quan quản lý các nhà thầu Ukraine khác, tham gia vào dự án nâng cấp MiG-29MU1/MU2.
Phiên bản MiG-29MU1/MU2 sẽ được trang bị hệ thống định vị vệ tinh SN-3307 mới, nhằm tăng cường khả năng dẫn đường và hạ cánh bằng thiết bị dẫn đường tự động. Một thay đổi đáng kể khác là radar N019-19 cải tiến, với phạm vi phát hiện mục tiêu được tăng lên.
Công ty Radionix của Ukraine (nằm trong nhóm quản lý của LSARP), còn cung cấp hệ thống phòng thủ điện tử Omut; bao gồm một hệ thống trinh sát/cảnh báo radar, cơ sở dữ liệu cập nhật về các mối đe dọa sắp xảy ra và hệ thống đối phó điện tử. Omut có hai phiên bản đó là bản cài đặt tích hợp và bản độc lập.
MiG-29MU2 là phiên bản phát triển từ MiG-29MU1, được trang bị nhiều hệ thống điện tử hàng không hiện đại, bao gồm hệ thống điều khiển vũ khí 20PM cao cấp hơn; hệ thống vô tuyến R-862 cải tiến, thay thế cho hệ thống định vị A-323 RSBN và bus dữ liệu MSD-2000.
Một trong những nâng cấp chính của MiG-29MU2 là nâng cao khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất. Những chiếc MiG-29 trước đó chỉ có khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt đất bằng tên lửa không điều khiển (rocket) và pháo trên máy bay.
Nhưng ở phiên bản MiG-29MU2, LSARP đã tích hợp tên lửa không đối đất Kh-29T dẫn đường quang điện/TV (còn được gọi là tên lửa "Maverick của Nga") và bom dẫn đường KAB-500KR EO/TV.
Tuy nhiên loại radar N019-19 trang bị trên MiG-29MU1/MU2 được Liên Xô phát triển vào thập niên 1970 đã lạc hậu. Loại radar 40 tuổi này không thể phù hợp với môi trường tác chiến hiện đại khi có tầm phát hiện mục tiêu trên không theo lý thuyết khoảng 100km (tùy từng độ cao).
Mặc dù được nâng cấp, nhưng MiG-29 của Ukraine vẫn chưa thể là đối thủ của các loại máy bay chiếm ưu thế trên không của Nga như Su-30SM, Su-35 và đặc biệt là Su-57. Minh chứng là chỉ trong 5 ngày, lực lượng phòng không, không quân Nga đã bắn hạ 24 máy bay chiến đấu của Ukraine.
Điều đáng chú ý là nhiều phi công Ukraine cho biết, họ bị bắn rơi mà hoàn toàn không có cảnh báo nào từ mặt đất và trên không? Trong số máy bay chiến đấu của Nga bị bắn rơi, có chiếc 5 MiG-29 và 3 Su-27. Như vậy việc hiện đại hóa MiG-29 của Ukraine có thể nói ít đem lại kết quả.
Như vậy việc Ukraine đưa những chiếc máy bay chiến đấu MiG-29 làm máy bay bay che đầu cũng là tình thế bắt buộc, khi họ không còn loại máy bay chiến đấu nào tốt hơn (số ít Su-27 của Ukraine giành cho các nhiệm vụ quan trọng hơn) để làm nhiệm vụ này, trong khi đang ngóng chờ phương Tây viện trợ máy bay F-16.
Còn theo hãng tin Anh BBC dẫn lời các phi công máy bay chiến đấu của Ukraine thừa nhận, họ thường xuyên phải bay thấp, thậm chí bay sát ngọn cây để thoát tên lửa của máy bay chiến đấu Nga; đó là thao tác bay cực kỳ nguy hiểm mà không phải phi công nào cũng có thể thực hiện được.