Không quân Ấn Độ (IAF) cho biết, họ muốn duy trì khả năng chiến đấu thông qua đẩy nhanh quá trình nâng cấp phi đội tiêm kích MiG-29 hiện có cũng như mua thêm từ Nga.Bước đi trên của IAF theo nhận xét là rất hợp lý khi quá trình mua sắm, đưa vào thành phần chiến đấu đối với cả tiêm kích hạng nhẹ nội địa Tejas và Rafale mua từ Pháp đang diễn ra quá chậm trễ.Không quân Ấn Độ mới đây đã gửi yêu cầu tới Bộ Quốc phòng để khẩn trương hiện đại hóa 24 chiếc MiG-29UPG đầu tiên nhằm tích hợp cho chúng vũ khí tầm xa nhằm nâng cao sức tấn công, đi kèm các khí tài phòng thủ mới.Những chiếc MiG-29UPG nói trên sau khi hoàn thành quá trình hiện đại hóa sẽ mang được bom lượn dẫn đường HSLD Mark-II tầm xa 180 km do Ấn Độ chế tạo, cùng với tên lửa đạn đạo phóng từ trên không Rampage của Israel.Việc sửa đổi MiG-29 sẽ bao gồm thiết kế giá treo bom phù hợp để tích hợp vào các điểm cứng dưới cánh hoặc thân máy bay, cũng như phát triển gói phần mềm điện tử hàng không và nhiều thiết bị liên quan khác.Tiêm kích MiG-29 phục vụ trong biên chế IAF từ năm 1986, hiện tại khoảng 66 máy bay loại này được 3 phi đội đóng gần biên giới Pakistan, một trong số đó vừa được điều động đến Srinagar để thay thế những chiếc MiG-21 hết hạn sử dụng.Bên cạnh Không quân, Hải quân Ấn Độ có tổng cộng 35 chiếc MiG-29K để trang bị cho các tàu sân bay của mình, họ cũng rất quan tâm đến việc tích hợp bom HSLD cho những chiến đấu cơ của mình.Theo ghi nhận, trong nửa sau thập niên 2010, các tiêm kích MiG-29 của IAF đã trải qua quá trình sửa đổi và hiện đại hóa quy mô lớn, từ đó nâng cao đáng kể sức mạnh của chúng.Phiên bản này được gọi là MiG-29UPG, bao gồm một số cải tiến ở khung thân cũng như trang bị hệ thống điện tử hàng không, radar, tên lửa, vũ khí và khí tài tác chiến điện tử mới nhất.Không chỉ nâng cao sức chiến đấu MiG-29, Không quân Ấn Độ còn lên kế hoạch cho một chương trình đầy tham vọng nhằm kéo dài đáng kể thời gian phục vụ của những tiêm kích này.Dự án đầu tiên diễn ra vào giữa thập niên 2000, khiến thời hạn sử dụng của khung máy bay MiG-29 được kéo dài từ 25 lên 40 năm. Nhưng do bắt đầu hết hạn từ năm 2025 nên các tiêm kích này cần sớm đại tu khung vỏ để dùng thêm ít nhất 10 năm nữa.Điểm mấu chốt đối với chương trình nằm ở việc nâng cấp động cơ cho toàn bộ phi đội MiG-29. Dự kiến "trái tim" mới sẽ được sản xuất bởi Tập đoàn HAL, đây là phiên bản cải tiến dựa trên động cơ RD-33MK được lắp ráp theo giấy phép của Nga."Động cơ này hiện được sử dụng trên các tiêm kích MiG-29K/KUB và MiG-29SMT của Nga. RD-33MK đã cải thiện tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng, mức tiêu thụ nhiên liệu thấp và tuổi thọ dài hơn", chuyên gia quân sự Ấn Độ Vijainder K. Thakur nhận xét.Ngoài ra theo ông Thakur, họ nên nối lại hợp đồng mua 21 chiếc MiG-29 từ Nga, thương vụ trên được khởi xướng vào năm 2019 nhưng đã bị đình trệ, bởi sẽ cho phép IAF thành lập một phi đội bổ sung nhằm lấp chỗ trống mà MiG-21 để lại."Do MiG-29 không còn được sản xuất nên Nga đã lên kế hoạch sử dụng những khung thân máy bay từ thời Liên Xô hiện đang nằm trong kho dự trữ và nâng cấp chúng lên tiêu chuẩn MiG-29UPG theo yêu cầu từ IAF"."Nga đã đệ trình bản kế hoạch trên vào năm 2021, nhưng sau đó hợp đồng chưa thể thực hiện, rất có thể là do tình hình chiến sự Ukraine và các lệnh trừng phạt chống Nga được Mỹ áp đặt", chuyên gia Thakur bình luận.Nhưng giờ đây hợp đồng đã trở nên khả thi và có khả năng xảy ra, bởi vì Ấn Độ và Nga đồng ý các điều khoản thanh toán trong khuôn khổ Tổ chức BRICS thông qua đồng nội tệ hay tiền tệ thay thế ngoài USD, nhằm lách mọi lệnh trừng phạt hiện có và tiềm năng.Các tiêm kích MiG-29UPG nói trên sẽ bổ sung đáng kể tiềm lực chiến đấu cho Không quân Ấn Độ, giúp họ có thời gian để phát triển tiêm kích nội địa, hay lên phương án mua sắm máy bay thế hệ thứ năm.
Không quân Ấn Độ (IAF) cho biết, họ muốn duy trì khả năng chiến đấu thông qua đẩy nhanh quá trình nâng cấp phi đội tiêm kích MiG-29 hiện có cũng như mua thêm từ Nga.
Bước đi trên của IAF theo nhận xét là rất hợp lý khi quá trình mua sắm, đưa vào thành phần chiến đấu đối với cả tiêm kích hạng nhẹ nội địa Tejas và Rafale mua từ Pháp đang diễn ra quá chậm trễ.
Không quân Ấn Độ mới đây đã gửi yêu cầu tới Bộ Quốc phòng để khẩn trương hiện đại hóa 24 chiếc MiG-29UPG đầu tiên nhằm tích hợp cho chúng vũ khí tầm xa nhằm nâng cao sức tấn công, đi kèm các khí tài phòng thủ mới.
Những chiếc MiG-29UPG nói trên sau khi hoàn thành quá trình hiện đại hóa sẽ mang được bom lượn dẫn đường HSLD Mark-II tầm xa 180 km do Ấn Độ chế tạo, cùng với tên lửa đạn đạo phóng từ trên không Rampage của Israel.
Việc sửa đổi MiG-29 sẽ bao gồm thiết kế giá treo bom phù hợp để tích hợp vào các điểm cứng dưới cánh hoặc thân máy bay, cũng như phát triển gói phần mềm điện tử hàng không và nhiều thiết bị liên quan khác.
Tiêm kích MiG-29 phục vụ trong biên chế IAF từ năm 1986, hiện tại khoảng 66 máy bay loại này được 3 phi đội đóng gần biên giới Pakistan, một trong số đó vừa được điều động đến Srinagar để thay thế những chiếc MiG-21 hết hạn sử dụng.
Bên cạnh Không quân, Hải quân Ấn Độ có tổng cộng 35 chiếc MiG-29K để trang bị cho các tàu sân bay của mình, họ cũng rất quan tâm đến việc tích hợp bom HSLD cho những chiến đấu cơ của mình.
Theo ghi nhận, trong nửa sau thập niên 2010, các tiêm kích MiG-29 của IAF đã trải qua quá trình sửa đổi và hiện đại hóa quy mô lớn, từ đó nâng cao đáng kể sức mạnh của chúng.
Phiên bản này được gọi là MiG-29UPG, bao gồm một số cải tiến ở khung thân cũng như trang bị hệ thống điện tử hàng không, radar, tên lửa, vũ khí và khí tài tác chiến điện tử mới nhất.
Không chỉ nâng cao sức chiến đấu MiG-29, Không quân Ấn Độ còn lên kế hoạch cho một chương trình đầy tham vọng nhằm kéo dài đáng kể thời gian phục vụ của những tiêm kích này.
Dự án đầu tiên diễn ra vào giữa thập niên 2000, khiến thời hạn sử dụng của khung máy bay MiG-29 được kéo dài từ 25 lên 40 năm. Nhưng do bắt đầu hết hạn từ năm 2025 nên các tiêm kích này cần sớm đại tu khung vỏ để dùng thêm ít nhất 10 năm nữa.
Điểm mấu chốt đối với chương trình nằm ở việc nâng cấp động cơ cho toàn bộ phi đội MiG-29. Dự kiến "trái tim" mới sẽ được sản xuất bởi Tập đoàn HAL, đây là phiên bản cải tiến dựa trên động cơ RD-33MK được lắp ráp theo giấy phép của Nga.
"Động cơ này hiện được sử dụng trên các tiêm kích MiG-29K/KUB và MiG-29SMT của Nga. RD-33MK đã cải thiện tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng, mức tiêu thụ nhiên liệu thấp và tuổi thọ dài hơn", chuyên gia quân sự Ấn Độ Vijainder K. Thakur nhận xét.
Ngoài ra theo ông Thakur, họ nên nối lại hợp đồng mua 21 chiếc MiG-29 từ Nga, thương vụ trên được khởi xướng vào năm 2019 nhưng đã bị đình trệ, bởi sẽ cho phép IAF thành lập một phi đội bổ sung nhằm lấp chỗ trống mà MiG-21 để lại.
"Do MiG-29 không còn được sản xuất nên Nga đã lên kế hoạch sử dụng những khung thân máy bay từ thời Liên Xô hiện đang nằm trong kho dự trữ và nâng cấp chúng lên tiêu chuẩn MiG-29UPG theo yêu cầu từ IAF".
"Nga đã đệ trình bản kế hoạch trên vào năm 2021, nhưng sau đó hợp đồng chưa thể thực hiện, rất có thể là do tình hình chiến sự Ukraine và các lệnh trừng phạt chống Nga được Mỹ áp đặt", chuyên gia Thakur bình luận.
Nhưng giờ đây hợp đồng đã trở nên khả thi và có khả năng xảy ra, bởi vì Ấn Độ và Nga đồng ý các điều khoản thanh toán trong khuôn khổ Tổ chức BRICS thông qua đồng nội tệ hay tiền tệ thay thế ngoài USD, nhằm lách mọi lệnh trừng phạt hiện có và tiềm năng.
Các tiêm kích MiG-29UPG nói trên sẽ bổ sung đáng kể tiềm lực chiến đấu cho Không quân Ấn Độ, giúp họ có thời gian để phát triển tiêm kích nội địa, hay lên phương án mua sắm máy bay thế hệ thứ năm.