Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng, Washington có ý định tiếp tục hỗ trợ quân sự cho chính quyền Kiev và cung cấp vũ khí cho các nhu cầu của Quân đội Ukraine.Trong bối cảnh như vậy đã xuất hiện thông tin cho rằng, các máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ đã bị loại khỏi biên chế, một số có thể được chuyển giao cho Không quân Ukraine. Có khả năng, Mỹ sẽ bàn giao một lô nhỏ máy bay chiến đấu F-16C/D cho Không quân Ukraine để huấn luyện.Hiện tại có thông tin cho rằng, Mỹ không có kế hoạch tặng hay viện trợ không hoàn lại máy bay chiến đấu cho Ukraine; tuy nhiên, Mỹ có thể sẽ bán máy rẻ bay chiến đấu cho Không quân Ukraine.Mặc dù thực tế là thông tin về việc Ukraine nhận chiến đấu cơ, qua sử dụng của Mỹ, chưa nhận được bất kỳ xác nhận nào; nhưng có thể là khoảng 12 chiếc chiến đấu cơ F-16. Điều này sẽ giúp Không quân Ukraine tăng cường sức mạnh đáng kể.Thông tin về việc Không quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ cho ngừng hoạt động số lượng lớn của tiêm kích F-16, hiện đã được xác nhận tại Mỹ; mặc dù đến lúc này, vẫn chưa có thông tin chi tiết về vấn đề này.Điều khó khăn của Ukraine khi sử dụng máy bay chiến đấu của Mỹ, đó là hiện tại phi công Ukraine chưa được đào tạo cách sử dụng các máy bay chiến đấu này; hơn nữa trước đó, Iraq đã gặp phải những khó khăn khá nghiêm trọng, trong quá trình sử dụng các máy bay chiến đấu F-16.Thậm chí Không quân Iraq còn bày tỏ ý định mua máy bay chiến đấu MiG-29 của Nga, vì việc sửa chữa và bảo dưỡng loại máy bay của Nga còn dễ dàng hơn nhiều.Chưa hết, do Ukraine đang khai thác hạ tầng mặt đất từ Không quân Liên Xô trước kia, nếu Ukraine có mua máy bay chiến đấu Mỹ, họ sẽ phải tốn một khoản tiền rất lớn để thay thế các hệ thống radar, cũng như các phần mềm trong hệ thống phòng không quốc gia và đào tạo lại thợ kỹ thuật, để tương thích với máy bay chiến đấu mới.Do vậy Không quân Ukraine nhanh nhất cũng phải mất từ 3 đến 5 năm (kể từ khi nhận máy bay), mới hình thành sức mạnh chiến đấu của phi đội máy bay chiến đấu mới; chưa kể đây chỉ là máy bay chiến đấu thế hệ 4, hiện Mỹ đã ngừng trang bị và các loại phụ tùng thay thế thường rất đắt đỏ.Cùng với việc có thông tin về việc Mỹ cung cấp máy bay chiến đấu qua sử dụng cho Không quân Ukraine, thì các nước NATO đã từ chối đảm bảo an ninh cho Nga và tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự ở sát nách Nga.Mặc dù Nga yêu cầu NATO đảm bảo an ninh trong khu vực, nếu không Nga sẽ đe dọa một phản ứng quân sự rất nghiêm khác; nhưng một số thành viên NATO đã ngay lập tức tuyên bố rằng, họ không có ý định cung cấp cho Nga bất kỳ đảm bảo nào, mà sẽ tiếp tục tăng cường sự hiện diện lực lượng của mình, bao gồm cả ở biên giới Nga.Hiện tại, Đức và Anh đã phản đối việc cung cấp các bảo đảm an ninh và nhấn mạnh rằng, Berlin không sẵn sàng hy sinh lợi ích của các quốc gia khác, muốn đảm bảo việc bảo vệ biên giới của họ cho Nga. Anh đã hoàn toàn từ chối tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán nào về vấn đề này và đã chuyển hai đại đội tấn công đường không sang lãnh thổ của Ukraine; mặc dù số quân nhân này, không gây ra bất kỳ mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với Nga.Nhưng việc đưa quân vào nước làng giềng với Nga, chúng là bằng chứng cho thấy London đã quyết định leo thang nghiêm trọng; vì việc triển khai ban đầu với số lượng binh sĩ nhỏ gần biên giới Nga, có thể dẫn đến việc triển khai đầy đủ các căn cứ quân sự lớn trong tương lai.Hiện phía Nga vẫn chưa đưa ra bình luận chính thức nào về lập trường này của các nước NATO; tuy nhiên trong thời gian tới, căng thẳng giữa NATO và Nga có thể sẽ gia tăng trên tất cả các mặt trận.
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng, Washington có ý định tiếp tục hỗ trợ quân sự cho chính quyền Kiev và cung cấp vũ khí cho các nhu cầu của Quân đội Ukraine.
Trong bối cảnh như vậy đã xuất hiện thông tin cho rằng, các máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ đã bị loại khỏi biên chế, một số có thể được chuyển giao cho Không quân Ukraine. Có khả năng, Mỹ sẽ bàn giao một lô nhỏ máy bay chiến đấu F-16C/D cho Không quân Ukraine để huấn luyện.
Hiện tại có thông tin cho rằng, Mỹ không có kế hoạch tặng hay viện trợ không hoàn lại máy bay chiến đấu cho Ukraine; tuy nhiên, Mỹ có thể sẽ bán máy rẻ bay chiến đấu cho Không quân Ukraine.
Mặc dù thực tế là thông tin về việc Ukraine nhận chiến đấu cơ, qua sử dụng của Mỹ, chưa nhận được bất kỳ xác nhận nào; nhưng có thể là khoảng 12 chiếc chiến đấu cơ F-16. Điều này sẽ giúp Không quân Ukraine tăng cường sức mạnh đáng kể.
Thông tin về việc Không quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ cho ngừng hoạt động số lượng lớn của tiêm kích F-16, hiện đã được xác nhận tại Mỹ; mặc dù đến lúc này, vẫn chưa có thông tin chi tiết về vấn đề này.
Điều khó khăn của Ukraine khi sử dụng máy bay chiến đấu của Mỹ, đó là hiện tại phi công Ukraine chưa được đào tạo cách sử dụng các máy bay chiến đấu này; hơn nữa trước đó, Iraq đã gặp phải những khó khăn khá nghiêm trọng, trong quá trình sử dụng các máy bay chiến đấu F-16.
Thậm chí Không quân Iraq còn bày tỏ ý định mua máy bay chiến đấu MiG-29 của Nga, vì việc sửa chữa và bảo dưỡng loại máy bay của Nga còn dễ dàng hơn nhiều.
Chưa hết, do Ukraine đang khai thác hạ tầng mặt đất từ Không quân Liên Xô trước kia, nếu Ukraine có mua máy bay chiến đấu Mỹ, họ sẽ phải tốn một khoản tiền rất lớn để thay thế các hệ thống radar, cũng như các phần mềm trong hệ thống phòng không quốc gia và đào tạo lại thợ kỹ thuật, để tương thích với máy bay chiến đấu mới.
Do vậy Không quân Ukraine nhanh nhất cũng phải mất từ 3 đến 5 năm (kể từ khi nhận máy bay), mới hình thành sức mạnh chiến đấu của phi đội máy bay chiến đấu mới; chưa kể đây chỉ là máy bay chiến đấu thế hệ 4, hiện Mỹ đã ngừng trang bị và các loại phụ tùng thay thế thường rất đắt đỏ.
Cùng với việc có thông tin về việc Mỹ cung cấp máy bay chiến đấu qua sử dụng cho Không quân Ukraine, thì các nước NATO đã từ chối đảm bảo an ninh cho Nga và tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự ở sát nách Nga.
Mặc dù Nga yêu cầu NATO đảm bảo an ninh trong khu vực, nếu không Nga sẽ đe dọa một phản ứng quân sự rất nghiêm khác; nhưng một số thành viên NATO đã ngay lập tức tuyên bố rằng, họ không có ý định cung cấp cho Nga bất kỳ đảm bảo nào, mà sẽ tiếp tục tăng cường sự hiện diện lực lượng của mình, bao gồm cả ở biên giới Nga.
Hiện tại, Đức và Anh đã phản đối việc cung cấp các bảo đảm an ninh và nhấn mạnh rằng, Berlin không sẵn sàng hy sinh lợi ích của các quốc gia khác, muốn đảm bảo việc bảo vệ biên giới của họ cho Nga.
Anh đã hoàn toàn từ chối tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán nào về vấn đề này và đã chuyển hai đại đội tấn công đường không sang lãnh thổ của Ukraine; mặc dù số quân nhân này, không gây ra bất kỳ mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với Nga.
Nhưng việc đưa quân vào nước làng giềng với Nga, chúng là bằng chứng cho thấy London đã quyết định leo thang nghiêm trọng; vì việc triển khai ban đầu với số lượng binh sĩ nhỏ gần biên giới Nga, có thể dẫn đến việc triển khai đầy đủ các căn cứ quân sự lớn trong tương lai.
Hiện phía Nga vẫn chưa đưa ra bình luận chính thức nào về lập trường này của các nước NATO; tuy nhiên trong thời gian tới, căng thẳng giữa NATO và Nga có thể sẽ gia tăng trên tất cả các mặt trận.