T-84 Oplot là một loại xe tăng chủ lực của Ukraine, được giới thiệu là một phiên bản tiên tiến của xe tăng động cơ diesel T-80UD của Nga. Oplot được phát triển bởi Nhà máy Malyshev, ra đời vào năm 1994.Phiên bản mới nhất của dòng xe tăng chủ lực này là T-84BM, trên phiên bản này xuất hiện rất nhiều công nghệ tối tân như hệ thống đối phó quang điện tử, thiết bị nhìn đêm tia hồng ngoại, hay hệ thống điều khiển hoả lực hiện đại và giáp phản ứng nổ Duplet được thiết kế để bảo vệ T-84BM tốt hơn trước các loại đạn xuyên giáp và chống đầu nổ ghép nối tiếp.Trọng lượng của xe tăng T-84 đạt tới khoảng 51 tấn, chiều dài thân của dòng xe tăng chủ lực này là 7m, chiều rộng ngang 3,4m và chiều cao đạt 2,8m. Mang theo mình là 3 người trong kíp lái phụ trách vận hành xe tăng chiến đấu này.Oplot được trang bị cho mình bộ động cơ diesel KMDB 6TD-2E hoặc KMDB 6TD-3 piston, đem lại cho xe tăng chiến đấu chủ lực này sự linh hoạt và cơ động trên chiến trường khi đạt vận tốc tối đa lên tới 70km/h trên đường trương, vượt địa hình với vận tốc 45km/h.Với sự cơ động của T-84, đi kèm với đó phải nói tới hoả lực mạnh mẽ của nó, được cho là đối trọng với xe tăng chủ lực T-90A của Nga.Vũ khí chính của T-84 là một pháo nòng trơn KBA-3 cỡ nòng 125mm với tới 46 viên đạn với uy lực lớn. Ngoài ra, để hỗ trợ tác chiến, trên Oplot còn có sự xuất hiện của súng máy KT-12.7 với 450 viên, một khẩu KT-7.62 đồng trục với 1250 viên đạn. Sự mạnh mẽ này hoàn toàn có thể giúp Oplot chiếm ưu thế trên mặt trận khi xe tăng này còn có tầm hoạt động tương đối xa, đạt 500km.Thế nhưng, đến nay thì T-84 vẫn chưa được sản xuất hàng loạt trong nước tại Ukraine. Kể từ năm 2008, Quân đội Ukraine mới chỉ nhận 3 chiếc Oplot này. Kiev đã cung cấp 49 chiếc xe tăng chủ lực này cho Thái Lan, dù hợp đồng có sự trì hoãn.Vấn đề đáng nói ở đây, T-84 được đánh giá là có tình trạng kỹ thuật khá đáng trách. Thậm chí đến mức, vào tháng 8/2021, 1 trong 3 chiếc T-84 Oplot thuộc Lực lượng Lục quân Ukraine tham gia duyệt binh ở Kiev đã hỏng giữa đường, lớp sơn nguỵ trang cũng bong tróc.Qua các thông tin đã được biết, có rất nhiều người đặt ra câu hỏi, Washington cần gì từ T-84 Oplot này ? Khi xe tăng chủ lực này có thể nói là quá nhiều vấn đề.Theo một chuyên gia quân sự, ông Viktor Murakhovsky chia sẻ rằng, người Mỹ có lẽ đang quan tâm đến các phát triển mới của các chuyên gia Ukraine sử dụng trên nền tảng xe tăng cũ của Nga.Theo ông, Mỹ đang quan tâm trước hết tới lớp giáp liên hợp nhiều lớp của Oplot, hệ thống bảo vệ động lực cũng như thiết bị ngắm. Dự đoán, xe tăng chủ lực này sẽ được tháo rời từng phần để kiểm tra một cách cẩn thận, sau đó có thể ráp lại và sử dụng làm mục tiêu luyện tập của Mỹ.Các chuyên gia Mỹ cũng chia sẻ, việc nghiên cứu kỹ lưỡng công nghệ của “kẻ thù tiềm tàng” nhằm thúc đẩy các loại đạn cỡ 125mm của Mỹ để trang bị cho xe tăng chủ lực Abrams của nước này. Tạo tiền đề cho Abrams để có sức công phá, xuyên giáp mạnh hơn khi đối chọi trên mặt trận.Được biết, đây cũng không phải lần đầu Ukraine bán thiết bị quân sự của mình cho Mỹ. Ví dụ, từ năm 1993-2014, Kiev cũng đã gửi tới hàng chục chiếc xe chiến đấu thiết giáp đổ bộ của mình là BMP-2 và BMP-3 cho Mỹ.Vào những năm 2000, Washington cũng đã mua một số xe tăng của Ukraine trước đó là T-84U và T-80BV. Và được cho là Mỹ chỉ quan tâm đến vỏ giáp của xe tăng.Còn đối với T-84, tính đến nay, cũng chỉ có bản thân Ukraine và Thái Lan đang sở hữu, khai thác dòng xe tăng chủ lực này trước khi Mỹ mua về để thử nghiệm mới đây. Nguồn ảnh: Pinterest. Cách Ukraine tự nâng cấp và cải tiến xe tăng chủ lực T-84 Oplot. Nguồn: QPVN.
T-84 Oplot là một loại xe tăng chủ lực của Ukraine, được giới thiệu là một phiên bản tiên tiến của xe tăng động cơ diesel T-80UD của Nga. Oplot được phát triển bởi Nhà máy Malyshev, ra đời vào năm 1994.
Phiên bản mới nhất của dòng xe tăng chủ lực này là T-84BM, trên phiên bản này xuất hiện rất nhiều công nghệ tối tân như hệ thống đối phó quang điện tử, thiết bị nhìn đêm tia hồng ngoại, hay hệ thống điều khiển hoả lực hiện đại và giáp phản ứng nổ Duplet được thiết kế để bảo vệ T-84BM tốt hơn trước các loại đạn xuyên giáp và chống đầu nổ ghép nối tiếp.
Trọng lượng của xe tăng T-84 đạt tới khoảng 51 tấn, chiều dài thân của dòng xe tăng chủ lực này là 7m, chiều rộng ngang 3,4m và chiều cao đạt 2,8m. Mang theo mình là 3 người trong kíp lái phụ trách vận hành xe tăng chiến đấu này.
Oplot được trang bị cho mình bộ động cơ diesel KMDB 6TD-2E hoặc KMDB 6TD-3 piston, đem lại cho xe tăng chiến đấu chủ lực này sự linh hoạt và cơ động trên chiến trường khi đạt vận tốc tối đa lên tới 70km/h trên đường trương, vượt địa hình với vận tốc 45km/h.
Với sự cơ động của T-84, đi kèm với đó phải nói tới hoả lực mạnh mẽ của nó, được cho là đối trọng với xe tăng chủ lực T-90A của Nga.
Vũ khí chính của T-84 là một pháo nòng trơn KBA-3 cỡ nòng 125mm với tới 46 viên đạn với uy lực lớn. Ngoài ra, để hỗ trợ tác chiến, trên Oplot còn có sự xuất hiện của súng máy KT-12.7 với 450 viên, một khẩu KT-7.62 đồng trục với 1250 viên đạn. Sự mạnh mẽ này hoàn toàn có thể giúp Oplot chiếm ưu thế trên mặt trận khi xe tăng này còn có tầm hoạt động tương đối xa, đạt 500km.
Thế nhưng, đến nay thì T-84 vẫn chưa được sản xuất hàng loạt trong nước tại Ukraine. Kể từ năm 2008, Quân đội Ukraine mới chỉ nhận 3 chiếc Oplot này. Kiev đã cung cấp 49 chiếc xe tăng chủ lực này cho Thái Lan, dù hợp đồng có sự trì hoãn.
Vấn đề đáng nói ở đây, T-84 được đánh giá là có tình trạng kỹ thuật khá đáng trách. Thậm chí đến mức, vào tháng 8/2021, 1 trong 3 chiếc T-84 Oplot thuộc Lực lượng Lục quân Ukraine tham gia duyệt binh ở Kiev đã hỏng giữa đường, lớp sơn nguỵ trang cũng bong tróc.
Qua các thông tin đã được biết, có rất nhiều người đặt ra câu hỏi, Washington cần gì từ T-84 Oplot này ? Khi xe tăng chủ lực này có thể nói là quá nhiều vấn đề.
Theo một chuyên gia quân sự, ông Viktor Murakhovsky chia sẻ rằng, người Mỹ có lẽ đang quan tâm đến các phát triển mới của các chuyên gia Ukraine sử dụng trên nền tảng xe tăng cũ của Nga.
Theo ông, Mỹ đang quan tâm trước hết tới lớp giáp liên hợp nhiều lớp của Oplot, hệ thống bảo vệ động lực cũng như thiết bị ngắm. Dự đoán, xe tăng chủ lực này sẽ được tháo rời từng phần để kiểm tra một cách cẩn thận, sau đó có thể ráp lại và sử dụng làm mục tiêu luyện tập của Mỹ.
Các chuyên gia Mỹ cũng chia sẻ, việc nghiên cứu kỹ lưỡng công nghệ của “kẻ thù tiềm tàng” nhằm thúc đẩy các loại đạn cỡ 125mm của Mỹ để trang bị cho xe tăng chủ lực Abrams của nước này. Tạo tiền đề cho Abrams để có sức công phá, xuyên giáp mạnh hơn khi đối chọi trên mặt trận.
Được biết, đây cũng không phải lần đầu Ukraine bán thiết bị quân sự của mình cho Mỹ. Ví dụ, từ năm 1993-2014, Kiev cũng đã gửi tới hàng chục chiếc xe chiến đấu thiết giáp đổ bộ của mình là BMP-2 và BMP-3 cho Mỹ.
Vào những năm 2000, Washington cũng đã mua một số xe tăng của Ukraine trước đó là T-84U và T-80BV. Và được cho là Mỹ chỉ quan tâm đến vỏ giáp của xe tăng.
Còn đối với T-84, tính đến nay, cũng chỉ có bản thân Ukraine và Thái Lan đang sở hữu, khai thác dòng xe tăng chủ lực này trước khi Mỹ mua về để thử nghiệm mới đây. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cách Ukraine tự nâng cấp và cải tiến xe tăng chủ lực T-84 Oplot. Nguồn: QPVN.