Cựu giám đốc công ty vũ trụ Roscosmos của Nga, ông Dimitri Rogozin, đã tuyên bố trong một bài đăng trên Telegram hôm nay rằng, Quân đội Nga sẽ sớm trang bị máy bay không người lái (UAV) vũ trang, với vũ khí từ đạn cối 82 và 120 ly, đến bom FAB-100.Có vẻ như ông Rogozin đang đề cập đến khả năng triển khai UAV Sirius (Inokhodets-RU) do Tập đoàn Kronstadt của Nga, có trụ sở tại St. Petersburg phát triển. Sirrius là loại UAV hạng nặng, có thể mang theo 450 kg vũ khí và có thể hoạt động liên tục trên không trong 20 giờ, ở độ cao 7.000 m. Mặc dù là UAV vũ trang, nhưng Sirius cũng có thể được sử dụng để tuần tra các khu vực được chỉ định, nhằm lấp đầy các lỗ hổng trong hệ thống phòng thủ, bằng khả năng tấn công ngay lập tức các mục tiêu cỡ nhỏ hoặc sinh lực ẩn lộ của đối phương. UAV Sirius được trang bị radar khẩu độ tổng hợp (SAR), nên có thể lập bản đồ địa hình để phóng tên lửa hành trình và quan sát sửa bắn cho pháo binh. Theo tài liệu tóm tắt tình báo của Lầu Năm Góc bị rò rỉ trên mạng xã hội vừa qua, UAV Sirius đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 27/2/2023. Việc sản xuất hàng loạt UAV Sirius được lên kế hoạch tại Dubna (gần Moscow). Vào ngày 16 tháng 11 năm 2021, Kronstadt DG Sergei Bogatikov nói với RIA Novosti, “Nguyên mẫu UAV Sirius đã được lắp ráp tại nhà máy thử nghiệm của chúng tôi ở Moscow”. Theo nhiều nguồn tin khác nhau của Nga, máy bay không người lái Sirius có thể sẽ được triển khai hoạt động ở chiến trường Ukraine trong tương lai gần. Bản thân ông Rogozin đã đề cập đến khả năng xảy ra trong một bài đăng trước đó trên Telegram. Khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24/2/2022, các lực lượng Nga đã bị “thử thách bởi UAV” của Ukraine. Ngược lại, các lực lượng Ukraine do NATO đào tạo, được trang bị các UAV trinh sát nhỏ cũng như UAV vũ trang như TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ. Việc thiếu UAV trinh sát, cũng như UAV vũ trang, khiến các lực lượng Nga đã phải chịu tổn thất đáng kể trước hỏa lực pháo binh chính xác của Ukraine và hứng chịu các cuộc tấn công trực tiếp bằng UAV TB-2. Tuy nhiên “gió đã đổi chiều”, qua một năm chiến đấu trong hoàn cảnh thiếu UAV, Quân đội Nga đã dần khắc phục điểm yếu này và dần vượt lên dẫn trước Ukraine trong cuộc chiến UAV. Đặc biệt tư duy về tầm quan trọng của UAV trong chiến đấu, đã được lãnh đạo Quân đội Nga thay đổi. Các dự án UAV đầy hứa hẹn, mà Bộ Quốc phòng Nga đã hỗ trợ trước đó nhưng không được thúc đẩy, đã được đẩy nhanh tiến độ. Do đó, các máy bay không người lái cỡ vừa và nhỏ, đã bắt đầu xuất hiện trên chiến trường với số lượng ngày càng tăng.Trong vòng một năm kể từ khi bắt đầu chiến dịch, Nga không chỉ đuổi kịp Ukraine bằng UAV, mà cán cân còn nghiêng về hướng có lợi cho Nga. UAV giúp pháo binh Nga tiếp tục chiếm ưu thế trên chiến trường, mặc dù số lượng đạn pháo ngày càng giảm, khi lượng tiêu thụ đạn quá lớn. Độ chính xác của UAV trinh sát Orlan-10, giúp hỏa lực pháo dẫn đường của Nga bắn chính xác và khả năng phản công gần như không phạm sai lầm của UAV tự sát như Lancet, đã giúp Nga duy trì ưu thế áp đảo về pháo binh.UAV trinh sát và vũ trang ở độ cao trung bình như Orion, cũng do Tập đoàn Kronstadt phát triển, đang cung cấp thông tin nhắm mục tiêu tốt và giúp cho các cuộc tấn công của máy bay chiến đấu của Không quân Nga ở phía sau, sử dụng bom lượn dẫn đường chính xác. Thứ mà Nga chưa triển khai cho đến nay là một loại máy bay không người lái vũ trang hạng nặng, có khả năng “lang thang” trên bầu trời và sẵn sàng tiêu diệt mục tiêu 24/24. Sự ra đời của máy bay không người lái Sirrius được cho là để thay đổi điều đó. Không giống như máy bay không người lái Orion, chủ yếu được sử dụng cho nhiệm vụ chiến thuật dọc theo chiến tuyến, máy bay không người lái Sirius có thiết bị liên lạc vệ tinh đầu cuối tích hợp, giúp nó có phạm vi hoạt động xa hơn nhiều.UAV Sirius cũng vừa có thể điều khiển bởi trắc thủ mặt đất, mà còn được điều khiển bởi các phi công bay cùng đội hình chiến đấu điều khiển; như vậy, UAV Sirius có thể là một phần của đội hình chiến đấu hỗn hợp. Theo hãng tin Nga TASS, Sirius đã được thử nghiệm chung với máy bay có người lái kể từ tháng 8/2022. Các UAV Sirius có khả năng sẽ bay dưới “ô che đầu” của các máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không của Không quân Nga như Su-35S và Su-30SM. Các máy bay chiến đấu của Nga bay tuần tra trên không 24×7 theo cặp, với mỗi cặp bao phủ một khu vực khác nhau dọc theo chiến trường. Nhiệm vụ của những máy bay “che đầu” này là bảo đảm an toàn, ngăn chặn các máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine tấn công các máy bay chiến đấu ném bom của Nga như Su-24, Su-24, Su-34 và trực thăng vũ trang.Khi bay tuần tra chiếm ưu thế trên không, các máy bay chiến đấu của Không quân Nga luôn mang theo một tên lửa chống radar (ARM) Kh-31, cùng tên lửa không đối không tầm xa RVV-BD, tầm trung RVV-SD và tầm ngắn RVV-MD.Trong các loại tên lửa trên, thì Kh-31 có nhiệm vụ tiêu diệt các hệ thống phòng không tầm trung của Ukraine, chẳng hạn như S-300 và Buk, nhắm vào các máy bay chiến đấu của Nga. Nếu radar S-300 hoặc Buk của Ukraine phát sóng để theo dõi một máy bay chiến đấu của Nga, nó sẽ ngay lập tức bị tên lửa Kh-31 tấn công. Trong chiến đấu, UAV Sirius sẽ luôn hoạt động dưới sự bảo vệ của máy bay bay chiến đấu “che đầu”. Nhưng các máy bay chiến đấu có người lái của Không quân Nga, sẽ không cố bay vào phạm vi sát thương của những hệ thống tên lửa tầm trung Ukraine, để tránh rủi ro cho máy bay và phi công. Tuy nhiên, với UAV Sirius sẽ không có hạn chế đó; việc đưa UAV vũ trang vào không phận được biết là có tranh chấp, sẽ là một cách tốt để thu hút và tấn công các hệ thống tên lửa phòng không của Ukraine. Khi bay trong không phận tranh chấp, UAV Sirius sẽ không phải là mục tiêu dễ dàng, vì UAV Sirius được chế tạo giống như một chiếc máy bay thông thường, có thân thon dài, cánh thẳng và đuôi chữ V. Phần lớn các bộ phận khung UAV được làm bằng vật liệu tổng hợp; do đó bộc lộ tín hiệu radar thấp.Các hệ thống phòng không Patriot của Mỹ mà Ukraine mới nhận gần đây có thành tích kém khi chống lại các UAV di chuyển chậm, khả năng bộc lộ tín hiệu radar thấp. Còn với các hệ thống S-300 và Buk, các hệ thống này của Ukraine được cho là sắp hết đạn tên lửa.
Cựu giám đốc công ty vũ trụ Roscosmos của Nga, ông Dimitri Rogozin, đã tuyên bố trong một bài đăng trên Telegram hôm nay rằng, Quân đội Nga sẽ sớm trang bị máy bay không người lái (UAV) vũ trang, với vũ khí từ đạn cối 82 và 120 ly, đến bom FAB-100.
Có vẻ như ông Rogozin đang đề cập đến khả năng triển khai UAV Sirius (Inokhodets-RU) do Tập đoàn Kronstadt của Nga, có trụ sở tại St. Petersburg phát triển. Sirrius là loại UAV hạng nặng, có thể mang theo 450 kg vũ khí và có thể hoạt động liên tục trên không trong 20 giờ, ở độ cao 7.000 m.
Mặc dù là UAV vũ trang, nhưng Sirius cũng có thể được sử dụng để tuần tra các khu vực được chỉ định, nhằm lấp đầy các lỗ hổng trong hệ thống phòng thủ, bằng khả năng tấn công ngay lập tức các mục tiêu cỡ nhỏ hoặc sinh lực ẩn lộ của đối phương.
UAV Sirius được trang bị radar khẩu độ tổng hợp (SAR), nên có thể lập bản đồ địa hình để phóng tên lửa hành trình và quan sát sửa bắn cho pháo binh. Theo tài liệu tóm tắt tình báo của Lầu Năm Góc bị rò rỉ trên mạng xã hội vừa qua, UAV Sirius đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 27/2/2023.
Việc sản xuất hàng loạt UAV Sirius được lên kế hoạch tại Dubna (gần Moscow). Vào ngày 16 tháng 11 năm 2021, Kronstadt DG Sergei Bogatikov nói với RIA Novosti, “Nguyên mẫu UAV Sirius đã được lắp ráp tại nhà máy thử nghiệm của chúng tôi ở Moscow”.
Theo nhiều nguồn tin khác nhau của Nga, máy bay không người lái Sirius có thể sẽ được triển khai hoạt động ở chiến trường Ukraine trong tương lai gần. Bản thân ông Rogozin đã đề cập đến khả năng xảy ra trong một bài đăng trước đó trên Telegram.
Khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24/2/2022, các lực lượng Nga đã bị “thử thách bởi UAV” của Ukraine. Ngược lại, các lực lượng Ukraine do NATO đào tạo, được trang bị các UAV trinh sát nhỏ cũng như UAV vũ trang như TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ.
Việc thiếu UAV trinh sát, cũng như UAV vũ trang, khiến các lực lượng Nga đã phải chịu tổn thất đáng kể trước hỏa lực pháo binh chính xác của Ukraine và hứng chịu các cuộc tấn công trực tiếp bằng UAV TB-2.
Tuy nhiên “gió đã đổi chiều”, qua một năm chiến đấu trong hoàn cảnh thiếu UAV, Quân đội Nga đã dần khắc phục điểm yếu này và dần vượt lên dẫn trước Ukraine trong cuộc chiến UAV. Đặc biệt tư duy về tầm quan trọng của UAV trong chiến đấu, đã được lãnh đạo Quân đội Nga thay đổi.
Các dự án UAV đầy hứa hẹn, mà Bộ Quốc phòng Nga đã hỗ trợ trước đó nhưng không được thúc đẩy, đã được đẩy nhanh tiến độ. Do đó, các máy bay không người lái cỡ vừa và nhỏ, đã bắt đầu xuất hiện trên chiến trường với số lượng ngày càng tăng.
Trong vòng một năm kể từ khi bắt đầu chiến dịch, Nga không chỉ đuổi kịp Ukraine bằng UAV, mà cán cân còn nghiêng về hướng có lợi cho Nga. UAV giúp pháo binh Nga tiếp tục chiếm ưu thế trên chiến trường, mặc dù số lượng đạn pháo ngày càng giảm, khi lượng tiêu thụ đạn quá lớn.
Độ chính xác của UAV trinh sát Orlan-10, giúp hỏa lực pháo dẫn đường của Nga bắn chính xác và khả năng phản công gần như không phạm sai lầm của UAV tự sát như Lancet, đã giúp Nga duy trì ưu thế áp đảo về pháo binh.
UAV trinh sát và vũ trang ở độ cao trung bình như Orion, cũng do Tập đoàn Kronstadt phát triển, đang cung cấp thông tin nhắm mục tiêu tốt và giúp cho các cuộc tấn công của máy bay chiến đấu của Không quân Nga ở phía sau, sử dụng bom lượn dẫn đường chính xác.
Thứ mà Nga chưa triển khai cho đến nay là một loại máy bay không người lái vũ trang hạng nặng, có khả năng “lang thang” trên bầu trời và sẵn sàng tiêu diệt mục tiêu 24/24. Sự ra đời của máy bay không người lái Sirrius được cho là để thay đổi điều đó.
Không giống như máy bay không người lái Orion, chủ yếu được sử dụng cho nhiệm vụ chiến thuật dọc theo chiến tuyến, máy bay không người lái Sirius có thiết bị liên lạc vệ tinh đầu cuối tích hợp, giúp nó có phạm vi hoạt động xa hơn nhiều.
UAV Sirius cũng vừa có thể điều khiển bởi trắc thủ mặt đất, mà còn được điều khiển bởi các phi công bay cùng đội hình chiến đấu điều khiển; như vậy, UAV Sirius có thể là một phần của đội hình chiến đấu hỗn hợp. Theo hãng tin Nga TASS, Sirius đã được thử nghiệm chung với máy bay có người lái kể từ tháng 8/2022.
Các UAV Sirius có khả năng sẽ bay dưới “ô che đầu” của các máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không của Không quân Nga như Su-35S và Su-30SM. Các máy bay chiến đấu của Nga bay tuần tra trên không 24×7 theo cặp, với mỗi cặp bao phủ một khu vực khác nhau dọc theo chiến trường.
Nhiệm vụ của những máy bay “che đầu” này là bảo đảm an toàn, ngăn chặn các máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine tấn công các máy bay chiến đấu ném bom của Nga như Su-24, Su-24, Su-34 và trực thăng vũ trang.
Khi bay tuần tra chiếm ưu thế trên không, các máy bay chiến đấu của Không quân Nga luôn mang theo một tên lửa chống radar (ARM) Kh-31, cùng tên lửa không đối không tầm xa RVV-BD, tầm trung RVV-SD và tầm ngắn RVV-MD.
Trong các loại tên lửa trên, thì Kh-31 có nhiệm vụ tiêu diệt các hệ thống phòng không tầm trung của Ukraine, chẳng hạn như S-300 và Buk, nhắm vào các máy bay chiến đấu của Nga. Nếu radar S-300 hoặc Buk của Ukraine phát sóng để theo dõi một máy bay chiến đấu của Nga, nó sẽ ngay lập tức bị tên lửa Kh-31 tấn công.
Trong chiến đấu, UAV Sirius sẽ luôn hoạt động dưới sự bảo vệ của máy bay bay chiến đấu “che đầu”. Nhưng các máy bay chiến đấu có người lái của Không quân Nga, sẽ không cố bay vào phạm vi sát thương của những hệ thống tên lửa tầm trung Ukraine, để tránh rủi ro cho máy bay và phi công.
Tuy nhiên, với UAV Sirius sẽ không có hạn chế đó; việc đưa UAV vũ trang vào không phận được biết là có tranh chấp, sẽ là một cách tốt để thu hút và tấn công các hệ thống tên lửa phòng không của Ukraine.
Khi bay trong không phận tranh chấp, UAV Sirius sẽ không phải là mục tiêu dễ dàng, vì UAV Sirius được chế tạo giống như một chiếc máy bay thông thường, có thân thon dài, cánh thẳng và đuôi chữ V. Phần lớn các bộ phận khung UAV được làm bằng vật liệu tổng hợp; do đó bộc lộ tín hiệu radar thấp.
Các hệ thống phòng không Patriot của Mỹ mà Ukraine mới nhận gần đây có thành tích kém khi chống lại các UAV di chuyển chậm, khả năng bộc lộ tín hiệu radar thấp. Còn với các hệ thống S-300 và Buk, các hệ thống này của Ukraine được cho là sắp hết đạn tên lửa.