Gần đây trên chiến trường Ukraine, cả Nga và Ukraine đều tăng cường sử dụng máy bay không người lái (UAV) cho các nhiệm vụ chiến đấu. Trong đó UAV của Ukraine đã nhiều lần tấn công sâu vào trong lãnh thổ Nga và bán đảo Crimea.Điều này đã khiến Nga nhận thức được lỗ hổng của nước này trong lĩnh vực phòng không và UAV; trong bối cảnh đó, Phó chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia Nga, ông Medvedev tuyên bố, Nga bắt đầu đẩy mạnh sản xuất UAV để bù đắp thiếu sót trên lĩnh vực này.Tại sao UAV lại quan trọng đối với xung đột hiện đại? Trên thực tế, trước cuộc xung đột Nga-Ukraine xảy ra, cuộc xung đột tại Nagorno-Karabakh giữa Azerbaijan và Armenia đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với mọi quốc gia về tầm quan trọng của UAV trong thực chiến, kể cả là UAV dân sự..Trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh, Azerbaijan đã mua của Thổ Nhĩ Kỳ và Israel nhiều loại UAV hiện đại chính nhờ những UAV này, Azerbaijan đã thu được những thành công trong việc chiếm ưu thế trên không ở khu vực Nagorno-Karabakh. Đồng thời phía Azerbaijan dễ dàng sử dụng UAV để thực hiện các đòn tấn công chính xác vào lực lượng mặt đất của Armenia. Do đó trong cuộc xung đột này, Azerbaijan đã giành được lợi thế lớn. Cuộc xung đột Nagorno-Karabakh đã nhắc nhở Nga, tại sao họ lại phải chịu lép vế về thiếu UAV trong cuộc xung đột với Ukraine? Nguyên nhân cũng có rất nhiều, Nga tuy là cường quốc hàng không, nhưng lại đi sau trong lĩnh vực công nghệ máy bay không người lái. Xét cho cùng, ngoài công nghệ hàng không, sản xuất UAV còn liên quan đến trình độ của ngành công nghiệp điện tử của một quốc gia; và đây chính xác là điểm yếu của Nga. Do đó, mặc dù Nga có thể tự sản xuất UAV, nhưng không thể sản xuất UAV đẳng cấp thế giới với số lượng lớn.Trên thực tế, công nghệ UAV của Ukraine cũng chỉ ở mức trung bình; nhưng bù lại, Ukraine lại nhận được hỗ trợ kỹ thuật, tình báo từ Mỹ và NATO. Bên cạnh đó, Mỹ và NATO cung cấp thông tin tình báo và các hệ thống hỗ trợ chiến đấu số hóa; giúp cải thiện đáng kể môi trường sử dụng UAV của Ukraine. Để bù đắp ưu thế về UAV của Ukraine, Nga chỉ có thể có một con đường lựa chọn, đó là phát triển mạnh mẽ công nghệ UAV. Ngoài việc đẩy mạnh phát triển UAV tiên tiến, Nga còn một chặng đường dài phía trước để cải thiện hệ thống hỗ trợ chiến đấu cho UAV như vũ khí đi kèm, các hệ thống vệ tinh dẫn đường...Điều quan trọng là lãnh đạo Nga đã nhận ra những thiếu sót của mình trong lĩnh vực UAV. Trong thời gian qua, họ đã nỗ lực rất nhiều trong lĩnh vực thiết bị chiến đấu không người lái. Ngoài UAV, thì robot chiến đấu không người lái mặt đất (UGV) của Nga cũng đã được đưa vào sử dụng. Trong trận chiến tại Bakhmut, trước giao tranh đường phố cực kỳ ác liệt, quân đội Nga đã dùng UAV vũ trang Orion và robot chiến đấu mặt đất tấn công các mục tiêu, nhờ đó giảm thiểu thương vong một cách hiệu quả. Chiến thuật này nếu vận dụng hợp lý, có thể giảm thiểu rất nhiều thương vong cho quân Nga.Sau hơn một năm ngành công nghiệp quốc phòng Nga điều chỉnh sang chế độ sản xuất thời chiến, loại UAV trinh sát và tấn công hạng trung Orion, do Nga tự phát triển, đã bắt đầu được Quân đội Nga sử dụng với số lượng lớn trên chiến trường Ukraine. Hiện ở chiến trường Bakhmut, cho dù đó là lực lượng thiết giáp hỗ trợ Bakhmut từ hướng Chasov Yar và Seversk, hay binh lính và thiết bị của Quân đội Ukraine sơ tán khỏi Bakhmut, đều sẽ bị UAV Orion của Nga săn tìm và tấn công suốt ngày đêm. Mới đây nhất, hãng thông tấn TASS của Nga thông báo rằng, hiệp hội “Các nhà phát minh cho Mặt trận” đã phát triển một loại UAV hoàn toàn mới, hỗ trợ việc trinh sát trên chiến trường có tên Korshun; UAV Korshun có thể phóng bằng tay từ mặt đất mà không cần dùng máy phóng. UAV Korshun có thể bay ở độ cao tối đa 3.000 mét; phạm vi hoạt động của nó là 170 km. Tốc độ hành trình của chuyến bay là 70 km/h, chiều dài của UAV Korshun là 1,2 mét, sải cánh 2,1 mét; thời gian hoạt động liên tục được 2 giờ trên không.Những loại UAV cánh bằng trinh sát của Nga hiện đang triển khai tại chiến trường Ukraine như Orlan-10 hay Orlan-30 tốn nhiều thời gian để triển khai. Ví dụ, những UAV này yêu cầu máy phóng, mất khoảng 15-20 phút để triển khai thiết bị phóng mặt đất. Đó là lý do tại sao Korshun rất hữu ích; đại diện của Hiệp hội các nhà phát minh của Mặt trận cho biết, Korshun chỉ cần triển khai trong vòng 2 phút. Bằng cách này, nhóm sử dụng UAV Korshun không phải ở lại 15-20 phút trong một khu vực; nhưng quan trọng hơn, UAV này có thể triển khai bí mật, bất ngờ cho các toán trinh sát.Khả năng cơ động của và triển khai nhanh chóng, là ưu điểm lớn nhất của UAV Korshun mới nhất của Nga. Vẫn chưa có thông tin nào về việc loại UAV này sẽ thể hiện như thế nào trên chiến trường. Nhưng quá trình triển khai từ khi đưa ra khỏi ba lô đựng, lắp ráp và phóng được lên không, chỉ kéo dài hai phút.UAV Korshun có thể được sử dụng làm phương tiện trinh sát hoặc chiến đấu. Trong đó chức năng chiến đấu của UAV Korshun đã được đại diện của nhóm phát triển đề cập, khi UAV này có thể mang nhiều loại đạn nổ, bao gồm cả lựu đạn phân mảnh.Còn trong triển lãm hàng không quốc tế Aero India 2023 ở Ấn Độ, được tổ chức vào hồi tháng 2 vừa qua, loại UAV trinh sát Orlan-30 mới nhất của Nga đã lần đầu tiên được ra mắt tại triển lãm. Đây cũng là mẫu UAV Orlan thường được Nga sử dụng tại Ukraine.Dòng UAV Orlan đã được chứng minh là một thành phần quan trọng trong các hoạt động của quân đội Nga tại chiến trường Ukraine. Những UAV này đã xác định và theo dõi binh sĩ và phương tiện của Ukraine từ độ cao thấp đến trung bình, để quân đội Nga thực hiện các cuộc tấn công bằng pháo, tên lửa và UAV tự sát lảng vảng Lancet.UAV tự sát Lancet Nga phá hủy pháo tự hành M109 155mm của Mỹ trên chiến trường Ukraine.
Gần đây trên chiến trường Ukraine, cả Nga và Ukraine đều tăng cường sử dụng máy bay không người lái (UAV) cho các nhiệm vụ chiến đấu. Trong đó UAV của Ukraine đã nhiều lần tấn công sâu vào trong lãnh thổ Nga và bán đảo Crimea.
Điều này đã khiến Nga nhận thức được lỗ hổng của nước này trong lĩnh vực phòng không và UAV; trong bối cảnh đó, Phó chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia Nga, ông Medvedev tuyên bố, Nga bắt đầu đẩy mạnh sản xuất UAV để bù đắp thiếu sót trên lĩnh vực này.
Tại sao UAV lại quan trọng đối với xung đột hiện đại? Trên thực tế, trước cuộc xung đột Nga-Ukraine xảy ra, cuộc xung đột tại Nagorno-Karabakh giữa Azerbaijan và Armenia đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với mọi quốc gia về tầm quan trọng của UAV trong thực chiến, kể cả là UAV dân sự..
Trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh, Azerbaijan đã mua của Thổ Nhĩ Kỳ và Israel nhiều loại UAV hiện đại chính nhờ những UAV này, Azerbaijan đã thu được những thành công trong việc chiếm ưu thế trên không ở khu vực Nagorno-Karabakh.
Đồng thời phía Azerbaijan dễ dàng sử dụng UAV để thực hiện các đòn tấn công chính xác vào lực lượng mặt đất của Armenia. Do đó trong cuộc xung đột này, Azerbaijan đã giành được lợi thế lớn.
Cuộc xung đột Nagorno-Karabakh đã nhắc nhở Nga, tại sao họ lại phải chịu lép vế về thiếu UAV trong cuộc xung đột với Ukraine? Nguyên nhân cũng có rất nhiều, Nga tuy là cường quốc hàng không, nhưng lại đi sau trong lĩnh vực công nghệ máy bay không người lái.
Xét cho cùng, ngoài công nghệ hàng không, sản xuất UAV còn liên quan đến trình độ của ngành công nghiệp điện tử của một quốc gia; và đây chính xác là điểm yếu của Nga. Do đó, mặc dù Nga có thể tự sản xuất UAV, nhưng không thể sản xuất UAV đẳng cấp thế giới với số lượng lớn.
Trên thực tế, công nghệ UAV của Ukraine cũng chỉ ở mức trung bình; nhưng bù lại, Ukraine lại nhận được hỗ trợ kỹ thuật, tình báo từ Mỹ và NATO. Bên cạnh đó, Mỹ và NATO cung cấp thông tin tình báo và các hệ thống hỗ trợ chiến đấu số hóa; giúp cải thiện đáng kể môi trường sử dụng UAV của Ukraine.
Để bù đắp ưu thế về UAV của Ukraine, Nga chỉ có thể có một con đường lựa chọn, đó là phát triển mạnh mẽ công nghệ UAV. Ngoài việc đẩy mạnh phát triển UAV tiên tiến, Nga còn một chặng đường dài phía trước để cải thiện hệ thống hỗ trợ chiến đấu cho UAV như vũ khí đi kèm, các hệ thống vệ tinh dẫn đường...
Điều quan trọng là lãnh đạo Nga đã nhận ra những thiếu sót của mình trong lĩnh vực UAV. Trong thời gian qua, họ đã nỗ lực rất nhiều trong lĩnh vực thiết bị chiến đấu không người lái. Ngoài UAV, thì robot chiến đấu không người lái mặt đất (UGV) của Nga cũng đã được đưa vào sử dụng.
Trong trận chiến tại Bakhmut, trước giao tranh đường phố cực kỳ ác liệt, quân đội Nga đã dùng UAV vũ trang Orion và robot chiến đấu mặt đất tấn công các mục tiêu, nhờ đó giảm thiểu thương vong một cách hiệu quả. Chiến thuật này nếu vận dụng hợp lý, có thể giảm thiểu rất nhiều thương vong cho quân Nga.
Sau hơn một năm ngành công nghiệp quốc phòng Nga điều chỉnh sang chế độ sản xuất thời chiến, loại UAV trinh sát và tấn công hạng trung Orion, do Nga tự phát triển, đã bắt đầu được Quân đội Nga sử dụng với số lượng lớn trên chiến trường Ukraine.
Hiện ở chiến trường Bakhmut, cho dù đó là lực lượng thiết giáp hỗ trợ Bakhmut từ hướng Chasov Yar và Seversk, hay binh lính và thiết bị của Quân đội Ukraine sơ tán khỏi Bakhmut, đều sẽ bị UAV Orion của Nga săn tìm và tấn công suốt ngày đêm.
Mới đây nhất, hãng thông tấn TASS của Nga thông báo rằng, hiệp hội “Các nhà phát minh cho Mặt trận” đã phát triển một loại UAV hoàn toàn mới, hỗ trợ việc trinh sát trên chiến trường có tên Korshun; UAV Korshun có thể phóng bằng tay từ mặt đất mà không cần dùng máy phóng.
UAV Korshun có thể bay ở độ cao tối đa 3.000 mét; phạm vi hoạt động của nó là 170 km. Tốc độ hành trình của chuyến bay là 70 km/h, chiều dài của UAV Korshun là 1,2 mét, sải cánh 2,1 mét; thời gian hoạt động liên tục được 2 giờ trên không.
Những loại UAV cánh bằng trinh sát của Nga hiện đang triển khai tại chiến trường Ukraine như Orlan-10 hay Orlan-30 tốn nhiều thời gian để triển khai. Ví dụ, những UAV này yêu cầu máy phóng, mất khoảng 15-20 phút để triển khai thiết bị phóng mặt đất.
Đó là lý do tại sao Korshun rất hữu ích; đại diện của Hiệp hội các nhà phát minh của Mặt trận cho biết, Korshun chỉ cần triển khai trong vòng 2 phút. Bằng cách này, nhóm sử dụng UAV Korshun không phải ở lại 15-20 phút trong một khu vực; nhưng quan trọng hơn, UAV này có thể triển khai bí mật, bất ngờ cho các toán trinh sát.
Khả năng cơ động của và triển khai nhanh chóng, là ưu điểm lớn nhất của UAV Korshun mới nhất của Nga. Vẫn chưa có thông tin nào về việc loại UAV này sẽ thể hiện như thế nào trên chiến trường. Nhưng quá trình triển khai từ khi đưa ra khỏi ba lô đựng, lắp ráp và phóng được lên không, chỉ kéo dài hai phút.
UAV Korshun có thể được sử dụng làm phương tiện trinh sát hoặc chiến đấu. Trong đó chức năng chiến đấu của UAV Korshun đã được đại diện của nhóm phát triển đề cập, khi UAV này có thể mang nhiều loại đạn nổ, bao gồm cả lựu đạn phân mảnh.
Còn trong triển lãm hàng không quốc tế Aero India 2023 ở Ấn Độ, được tổ chức vào hồi tháng 2 vừa qua, loại UAV trinh sát Orlan-30 mới nhất của Nga đã lần đầu tiên được ra mắt tại triển lãm. Đây cũng là mẫu UAV Orlan thường được Nga sử dụng tại Ukraine.
Dòng UAV Orlan đã được chứng minh là một thành phần quan trọng trong các hoạt động của quân đội Nga tại chiến trường Ukraine. Những UAV này đã xác định và theo dõi binh sĩ và phương tiện của Ukraine từ độ cao thấp đến trung bình, để quân đội Nga thực hiện các cuộc tấn công bằng pháo, tên lửa và UAV tự sát lảng vảng Lancet.
UAV tự sát Lancet Nga phá hủy pháo tự hành M109 155mm của Mỹ trên chiến trường Ukraine.