Tính tới thời điểm hiện tại, có thể coi máy bay không người lái Wing Loong II - Dực Long II của Trung Quốc chính là chiếc máy bay không người lái "rụng" nhiều nhất của quốc gia này ở chảo lửa Trung Đông. Nguồn ảnh: Sina.Thiết kế hiện đại, giá cả phải chăng và hiệu năng sử dụng tốt chính là những "con bài" để Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu máy bay không người lái Wing Loong II của mình ra nước ngoài. Nguồn ảnh: Sina.Đáng tiếc, càng được sử dụng nhiều, tỷ lệ bị bắn hạ của Dực Long 2 lại càng cao khi nó liên tục xuất hiện trong tình trạng "tan xác" trên chiến trường Trung Đông. Nguồn ảnh: Sina.Từng là niềm tự hào của Trung Quốc, giờ đây các chuyên gia quân sự trên khắp thế giới cũng bày tỏ lo ngại về việc UAV Dực Long II quá dễ bị tổn thương bởi những hệ thống phòng không mang đậm tính chắp vá và tạm bợ của phiến quân ở Trung Đông. Nguồn ảnh: Sina.Theo các thống kê trên chiến trường Trung Đông, ít nhất có 4 chiếc máy bay không người lái Dực Long II của Trung Quốc đã từng bị bắn hạ trên chiến trường này. Nguồn ảnh: Sina.Đây là một con số khá cao so với loại máy bay không người lái mới chỉ xuất hiện trên chiến trường Trung Đông khoảng một năm trở lại đây. Nguồn ảnh: Sina.Hiện tại ở khu vực Trung Đông, hai quốc gia sử dụng nhiều máy bay không người lái Dực Long II nhất bao gồm Arab Saudi và UAE. Những máy bay không người lái của hai quốc gia này bị bắn hạ bởi hoả lực của phiến quân Houthi ở Yemen. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài ra, những máy bay không người lái được mua từ Trung Quốc còn nổi tiếng vì quá "đỏng đảnh", không dễ bảo trì và vận hành như quảng cáo. Bản thân những chi tiết của máy bay không người lái Dực Long cũng có rất nhiều ký tự tiếng Trung Quốc, gây khó khăn cho người vận hành. Nguồn ảnh: Sina.Theo các báo cáo của Mỹ, tính tới hết tháng 6/2019, duy nhất chỉ có một chiếc máy bay không người lái Cầu Vồng 4 được Iraq mua từ Trung Quốc có khả năng thực hiện nhiệm vụ. Còn lại, tất cả UAV được Iraq mua từ Bắc Kinh đều cần bảo trì trước khi có thể cất cánh. Nguồn ảnh: Sina.Có thể thấy, vẫn còn rất lâu nữa trước khi các máy bay không người lái của Trung Quốc có thể cạnh tranh được với UAV do Mỹ sản xuất. Bản thân Nga, một cường quốc quân sự có tiềm lực và công nghệ ngang ngửa với Mỹ hiện cũng đang "lật đật" trong con đường phát triển vũ khí tự hành. Nguồn ảnh: Sina. Video Máy bay không người lái Dực Long 2 của Trung Quốc.
Tính tới thời điểm hiện tại, có thể coi máy bay không người lái Wing Loong II - Dực Long II của Trung Quốc chính là chiếc máy bay không người lái "rụng" nhiều nhất của quốc gia này ở chảo lửa Trung Đông. Nguồn ảnh: Sina.
Thiết kế hiện đại, giá cả phải chăng và hiệu năng sử dụng tốt chính là những "con bài" để Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu máy bay không người lái Wing Loong II của mình ra nước ngoài. Nguồn ảnh: Sina.
Đáng tiếc, càng được sử dụng nhiều, tỷ lệ bị bắn hạ của Dực Long 2 lại càng cao khi nó liên tục xuất hiện trong tình trạng "tan xác" trên chiến trường Trung Đông. Nguồn ảnh: Sina.
Từng là niềm tự hào của Trung Quốc, giờ đây các chuyên gia quân sự trên khắp thế giới cũng bày tỏ lo ngại về việc UAV Dực Long II quá dễ bị tổn thương bởi những hệ thống phòng không mang đậm tính chắp vá và tạm bợ của phiến quân ở Trung Đông. Nguồn ảnh: Sina.
Theo các thống kê trên chiến trường Trung Đông, ít nhất có 4 chiếc máy bay không người lái Dực Long II của Trung Quốc đã từng bị bắn hạ trên chiến trường này. Nguồn ảnh: Sina.
Đây là một con số khá cao so với loại máy bay không người lái mới chỉ xuất hiện trên chiến trường Trung Đông khoảng một năm trở lại đây. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại ở khu vực Trung Đông, hai quốc gia sử dụng nhiều máy bay không người lái Dực Long II nhất bao gồm Arab Saudi và UAE. Những máy bay không người lái của hai quốc gia này bị bắn hạ bởi hoả lực của phiến quân Houthi ở Yemen. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài ra, những máy bay không người lái được mua từ Trung Quốc còn nổi tiếng vì quá "đỏng đảnh", không dễ bảo trì và vận hành như quảng cáo. Bản thân những chi tiết của máy bay không người lái Dực Long cũng có rất nhiều ký tự tiếng Trung Quốc, gây khó khăn cho người vận hành. Nguồn ảnh: Sina.
Theo các báo cáo của Mỹ, tính tới hết tháng 6/2019, duy nhất chỉ có một chiếc máy bay không người lái Cầu Vồng 4 được Iraq mua từ Trung Quốc có khả năng thực hiện nhiệm vụ. Còn lại, tất cả UAV được Iraq mua từ Bắc Kinh đều cần bảo trì trước khi có thể cất cánh. Nguồn ảnh: Sina.
Có thể thấy, vẫn còn rất lâu nữa trước khi các máy bay không người lái của Trung Quốc có thể cạnh tranh được với UAV do Mỹ sản xuất. Bản thân Nga, một cường quốc quân sự có tiềm lực và công nghệ ngang ngửa với Mỹ hiện cũng đang "lật đật" trong con đường phát triển vũ khí tự hành. Nguồn ảnh: Sina.
Video Máy bay không người lái Dực Long 2 của Trung Quốc.