Theo tờ Reporter của Nga, nước này đang tiếp tục cải tiến vũ khí của họ để bảo vệ trước các hệ thống tác chiến điện tử của Ukraine; trong đó đáng chú ý là việc hiện đại hóa UAV tự sát Geran-2, được cho là bản sao của chiếc Shahed-136 trước đây của Iran. Người phát ngôn Lực lượng Không quân Ukraine Yuriy Ignat đã thông báo với truyền thông về điều này vào ngày 1/10. Theo ông Ignat, loại đạn bay lảng vảng nguy hiểm nói trên, thường được dân Ukraine gọi là “mô tô bay” vì âm thanh đặc trưng của chúng. Trước đây, loại vũ khí này đã rất khó bị hệ thống phòng không đánh chặn, nay lại càng trở thành vấn đề lớn hơn. Theo mô tả của ông Ignat, những chiếc UAV Geran-2 của Nga bay vào phạm vi tác chiến điện tử của Ukraine và mất định hướng trong không gian trong thời gian ngắn do bị nhiễu. Nhưng chúng nhanh chóng “tỉnh lại” và không bị rơi, sau đó rời khỏi vùng ảnh hưởng của hệ thống tác chiến điện tử và “tiếp tục” thực hiện sứ mệnh.Ông Ignat không tiết lộ thông tin chi tiết, nhưng có thể giả định rằng ông đang đề cập về các máy thu tín hiệu vệ tinh chống nhiễu cỡ nhỏ, thuộc họ Kometa/Kometa-M, gần đây đã bắt đầu được lắp đặt trên các phiên bản của UAV Geran-2 được sản xuất ở Nga. Hơn nữa, vào cuối tháng 9, một thiết bị GLONASS/GPS tương tự do Nga sản xuất (do công ty VNIIR-Progress (một phần của ABS Electro) phát triển hơn 10 năm trước), đã được phát hiện trên một trong những UAV tự chế của Ukraine bị bắn rơi.Có lẽ, người Ukraine đã lấy được một trong những thiết bị điện tử trên còn sót lại từ một chiếc UAV cảm tử Geran-2 bị bắn rơi (hoặc bị rơi), hoặc từ một hệ thống vũ khí khác (như bom lượn có điều khiển bị hỏng) của vũ khí Nga.Hiện thiết bị này đã quay trở lại Nga và không bị hư hại gì (do được bố trí trong một hộp đặc biệt). Hiện nay các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Nga lắp đặt các thiết bị như vậy không chỉ trên UAV Geran-2 mà còn trong mô-đun UMPC của bom lượn có điều khiển và các loại vũ khí khác. Trước đó một chút (khoảng vào nửa đầu tháng 9), người đứng đầu Cục Tác chiến điện tử và An ninh mạng của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine, Đại tá Ivan Pavlenko, trong một cuộc phỏng vấn với một tờ báo địa phương đã nói rằng, Quân đội Ukraine đã có cách gây nhiễu hệ thống điện tử “Kometa-M” của Nga.Hệ thống điện tử “Kometa-M” đã được Nga sử dụng trên các UAV cảm từ tầm xa như Geran-2 và bom lượn dẫn đường. Với những thuật toán phức tạp, “Kometa-M” đã gây “đau đầu” cho lực lượng phòng không Ukraine, vì rất khó để gây nhiễu. Đồng thời ông Pavlenko cho rằng, việc Quân đội Ukraine có phương pháp chế áp được hệ thống điện tử “Kometa-M” của Nga cũng chỉ là “tạm thời”; vì hiện nay trong lĩnh vực vô tuyến điện tử, đang diễn ra cuộc đấu tranh công nghệ khốc liệt giữa Nga và Ukraine. Vào đầu tháng 8 vừa qua, tình báo Anh đã công bố việc nội địa hóa hoàn toàn việc sản xuất UAV cảm tử Geran-2 ở Nga. Sau đó, các chuyên gia của Ukraine đã phát hiện ra ăng-ten thu tín hiệu vệ tinh được đặt bên trong UAV Geran-2, không giống như của UAV Shahed-136 của Iran được bố trí ở bên ngoài.Đồng thời việc phân tích các mảnh vỡ và thiết bị điện tử còn sót lại của UAV Geran-2 ở Ukraine cho thấy, Nga đã cải tiến khung thân và hệ thống điện tử của dòng Shahed-136 Iran, nhằm tăng tốc sản xuất và giảm giá thành.Tổ chức Nghiên cứu Vũ khí Xung đột (CAR) có trụ sở tại Anh hôm 11/8 cho biết, UAV Geran-2 ứng dụng thiết kế và nguyên lý vận hành tương đồng với UAV Shahed-136, nhưng đã được đơn giản hóa. Điểm tương đồng dễ nhận thấy nhất giữa Geran-2 với Shahed-136 là hệ thống định vị vệ tinh B-105. Theo nhóm chuyên gia của CAR đánh giá, tổ hợp điều khiển bay B-101 của UAV tự sát Geran-2 đã kết hợp cụm định vị quán tính với máy tính dẫn đường, đảm nhận những nhiệm vụ đòi hỏi nhiều bộ phận độc lập trên UAV Shahed-136 và có khả năng chống tác chiến điện tử của đối phương cao hơn.Mẫu Shahed-136 của Iran trang bị cụm 4 ăng-ten cố định trên chân đế nằm ngoài thân, kèm theo một ăng-ten độc lập và được kết nối với hệ thống định vị vệ tinh, nhưng đặt ở vị trí tách biệt. Trong khi đó, 4 ăng-ten chính của UAV Geran-2 được tích hợp với mô-đun định vị vệ tinh Kometa, thuộc tổ hợp dẫn đường B-105, nằm ẩn trong khung thân.Một ưu điểm nữa của UAV Geran-2 của Nga là bổ sung thêm cụm dẫn đường quán tính (INS), để dẫn đường độc lập cho UAV Geran-2 mà không cần tín hiệu vệ tinh; bảo đảm khả năng hoạt động trong môi trường bị gây nhiễu mạnh hoặc không có sóng vệ tinh.Các chuyên gia của CAR cũng phát hiện hơn 100 linh kiện trong UAV Geran-2 được sản xuất bởi 22 công ty từ 7 quốc gia, trong đó có Nga, Trung Quốc, Mỹ và Thụy Sĩ. Đây nhiều khả năng là các linh kiện lưỡng dụng, được các công ty này bán cho đối tác ở nước thứ ba; sau đó được Nga nhập lại để lách lệnh trừng phạt phương Tây.Theo CAR, UAV Geran-2 chạy bằng động cơ xăng, có tầm hoạt động tối đa tới 2.000 km, mang theo đầu đạn nặng 40 kg với tốc độ bay tối đa 185 km/h. UAV Geran-2 thực chất là loại tên lửa hành trình, dẫn đường bằng quán tính, kết hợp tín hiệu vệ tinh; đây là loại UAV dùng một lần và sau khi phóng đi không thể thu hồi. UAV Geran-2 có kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ và dễ dàng triển khai. Chúng rất khó bị các hệ thống radar và cảm biến phát hiện, tạo ra thách thức rất lớn với lưới phòng không Ukraine. Tuy nhiên nhược điểm là tốc độ chậm, khi bay tạo ra tiếng ồn rất lớn, nên không khó bị phát hiện nếu bố trí nhiều đài quan sát mặt đất.
Theo tờ Reporter của Nga, nước này đang tiếp tục cải tiến vũ khí của họ để bảo vệ trước các hệ thống tác chiến điện tử của Ukraine; trong đó đáng chú ý là việc hiện đại hóa UAV tự sát Geran-2, được cho là bản sao của chiếc Shahed-136 trước đây của Iran. Người phát ngôn Lực lượng Không quân Ukraine Yuriy Ignat đã thông báo với truyền thông về điều này vào ngày 1/10.
Theo ông Ignat, loại đạn bay lảng vảng nguy hiểm nói trên, thường được dân Ukraine gọi là “mô tô bay” vì âm thanh đặc trưng của chúng. Trước đây, loại vũ khí này đã rất khó bị hệ thống phòng không đánh chặn, nay lại càng trở thành vấn đề lớn hơn.
Theo mô tả của ông Ignat, những chiếc UAV Geran-2 của Nga bay vào phạm vi tác chiến điện tử của Ukraine và mất định hướng trong không gian trong thời gian ngắn do bị nhiễu. Nhưng chúng nhanh chóng “tỉnh lại” và không bị rơi, sau đó rời khỏi vùng ảnh hưởng của hệ thống tác chiến điện tử và “tiếp tục” thực hiện sứ mệnh.
Ông Ignat không tiết lộ thông tin chi tiết, nhưng có thể giả định rằng ông đang đề cập về các máy thu tín hiệu vệ tinh chống nhiễu cỡ nhỏ, thuộc họ Kometa/Kometa-M, gần đây đã bắt đầu được lắp đặt trên các phiên bản của UAV Geran-2 được sản xuất ở Nga.
Hơn nữa, vào cuối tháng 9, một thiết bị GLONASS/GPS tương tự do Nga sản xuất (do công ty VNIIR-Progress (một phần của ABS Electro) phát triển hơn 10 năm trước), đã được phát hiện trên một trong những UAV tự chế của Ukraine bị bắn rơi.
Có lẽ, người Ukraine đã lấy được một trong những thiết bị điện tử trên còn sót lại từ một chiếc UAV cảm tử Geran-2 bị bắn rơi (hoặc bị rơi), hoặc từ một hệ thống vũ khí khác (như bom lượn có điều khiển bị hỏng) của vũ khí Nga.
Hiện thiết bị này đã quay trở lại Nga và không bị hư hại gì (do được bố trí trong một hộp đặc biệt). Hiện nay các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Nga lắp đặt các thiết bị như vậy không chỉ trên UAV Geran-2 mà còn trong mô-đun UMPC của bom lượn có điều khiển và các loại vũ khí khác.
Trước đó một chút (khoảng vào nửa đầu tháng 9), người đứng đầu Cục Tác chiến điện tử và An ninh mạng của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine, Đại tá Ivan Pavlenko, trong một cuộc phỏng vấn với một tờ báo địa phương đã nói rằng, Quân đội Ukraine đã có cách gây nhiễu hệ thống điện tử “Kometa-M” của Nga.
Hệ thống điện tử “Kometa-M” đã được Nga sử dụng trên các UAV cảm từ tầm xa như Geran-2 và bom lượn dẫn đường. Với những thuật toán phức tạp, “Kometa-M” đã gây “đau đầu” cho lực lượng phòng không Ukraine, vì rất khó để gây nhiễu.
Đồng thời ông Pavlenko cho rằng, việc Quân đội Ukraine có phương pháp chế áp được hệ thống điện tử “Kometa-M” của Nga cũng chỉ là “tạm thời”; vì hiện nay trong lĩnh vực vô tuyến điện tử, đang diễn ra cuộc đấu tranh công nghệ khốc liệt giữa Nga và Ukraine.
Vào đầu tháng 8 vừa qua, tình báo Anh đã công bố việc nội địa hóa hoàn toàn việc sản xuất UAV cảm tử Geran-2 ở Nga. Sau đó, các chuyên gia của Ukraine đã phát hiện ra ăng-ten thu tín hiệu vệ tinh được đặt bên trong UAV Geran-2, không giống như của UAV Shahed-136 của Iran được bố trí ở bên ngoài.
Đồng thời việc phân tích các mảnh vỡ và thiết bị điện tử còn sót lại của UAV Geran-2 ở Ukraine cho thấy, Nga đã cải tiến khung thân và hệ thống điện tử của dòng Shahed-136 Iran, nhằm tăng tốc sản xuất và giảm giá thành.
Tổ chức Nghiên cứu Vũ khí Xung đột (CAR) có trụ sở tại Anh hôm 11/8 cho biết, UAV Geran-2 ứng dụng thiết kế và nguyên lý vận hành tương đồng với UAV Shahed-136, nhưng đã được đơn giản hóa. Điểm tương đồng dễ nhận thấy nhất giữa Geran-2 với Shahed-136 là hệ thống định vị vệ tinh B-105.
Theo nhóm chuyên gia của CAR đánh giá, tổ hợp điều khiển bay B-101 của UAV tự sát Geran-2 đã kết hợp cụm định vị quán tính với máy tính dẫn đường, đảm nhận những nhiệm vụ đòi hỏi nhiều bộ phận độc lập trên UAV Shahed-136 và có khả năng chống tác chiến điện tử của đối phương cao hơn.
Mẫu Shahed-136 của Iran trang bị cụm 4 ăng-ten cố định trên chân đế nằm ngoài thân, kèm theo một ăng-ten độc lập và được kết nối với hệ thống định vị vệ tinh, nhưng đặt ở vị trí tách biệt. Trong khi đó, 4 ăng-ten chính của UAV Geran-2 được tích hợp với mô-đun định vị vệ tinh Kometa, thuộc tổ hợp dẫn đường B-105, nằm ẩn trong khung thân.
Một ưu điểm nữa của UAV Geran-2 của Nga là bổ sung thêm cụm dẫn đường quán tính (INS), để dẫn đường độc lập cho UAV Geran-2 mà không cần tín hiệu vệ tinh; bảo đảm khả năng hoạt động trong môi trường bị gây nhiễu mạnh hoặc không có sóng vệ tinh.
Các chuyên gia của CAR cũng phát hiện hơn 100 linh kiện trong UAV Geran-2 được sản xuất bởi 22 công ty từ 7 quốc gia, trong đó có Nga, Trung Quốc, Mỹ và Thụy Sĩ. Đây nhiều khả năng là các linh kiện lưỡng dụng, được các công ty này bán cho đối tác ở nước thứ ba; sau đó được Nga nhập lại để lách lệnh trừng phạt phương Tây.
Theo CAR, UAV Geran-2 chạy bằng động cơ xăng, có tầm hoạt động tối đa tới 2.000 km, mang theo đầu đạn nặng 40 kg với tốc độ bay tối đa 185 km/h. UAV Geran-2 thực chất là loại tên lửa hành trình, dẫn đường bằng quán tính, kết hợp tín hiệu vệ tinh; đây là loại UAV dùng một lần và sau khi phóng đi không thể thu hồi.
UAV Geran-2 có kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ và dễ dàng triển khai. Chúng rất khó bị các hệ thống radar và cảm biến phát hiện, tạo ra thách thức rất lớn với lưới phòng không Ukraine. Tuy nhiên nhược điểm là tốc độ chậm, khi bay tạo ra tiếng ồn rất lớn, nên không khó bị phát hiện nếu bố trí nhiều đài quan sát mặt đất.