Việc Iran bất ngờ ra tay, liên tiếp bắn hạ nhiều UAV và thậm chí là cả một máy bay quân sự của Azerbaijan bằng tên lửa phòng không. Hành động này của Iran không chỉ làm nhụt chí, mà còn "cảnh cáo" nặng nề đối với Thổ Nhĩ Kỳ.Trong cuộc xung đột tại khu vực Nagorno-Karabakh, UAV trở thành một trong những vũ khí tác chiến quan trọng của chiến tranh hiện đại, nhờ vào khả năng cơ động nhanh và sức tấn công mạnh mẽ, đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi của giới quân sự tất cả các nước. Ảnh: UAV của Azerbaijan dễ dàng tiêu diệt xe tăng Armenia - Nguồn: SinaTrong việc sử dụng UAV vào lĩnh vực quân sự, Mỹ là quốc gia tiên phong. Ngay từ thời khi Tổng thống Iraq là Saddam còn cầm quyền, quân đội Mỹ đã điều động một UAV Predator để thực hiện các hoạt động quân sự ở Iraq và thực hiện các đòn tiến công bằng UAV. Ảnh: UAV Predator của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.Dưới sự dẫn dắt của công nghệ quân sự Mỹ, nhiều quốc gia đã bắt đầu tham gia vào việc dùng UAV chiến đấu trên chiến trường, điều này đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều loại UAV tiên tiến khác nhau, chẳng hạn như UAV trinh sát tầm cao Global Hawk, MQ-9 của Mỹ; Heron, Harop của Israel, TB-2 của Thổ Nhĩ Kỳ…Ảnh: UAV TB-2 của Azerbaijan mua của Thổ Nhĩ Kỳ - Nguồn: SinaTrong cuộc xung đột giữa Azerbaijan và Armenia, quân đội Azerbaijan đã sử dụng UAV do chính quốc gia mình cải tiến, dùng cho các hoạt động trinh sát trên không; trong đó nhiều UAV của Azerbaijan đã bay "lạc" sang lãnh thổ Iran tại khu vực Pers Abad ở miền bắc Iran.Lực lượng phòng không biên giới của Iran đã bắn hạ số UAV của Azerbaijan bay lạc sang lãnh thổ Iran, trong đó ngoài số UAV dùng cho mục đích trinh sát do Azerbaijan tự chế tạo, còn có loại UAV cảm tử Harop mà Azerbaijan mua của Israel; nhiều bí mật của các loại UAV này đã rơi vào tay Iran.Từ quan điểm địa chính trị, khu vực Transcaucasus, là khu vực kết nối Âu-Á, nhiều quốc gia ở đây từng là nước cộng hòa thuộc Liên Xô, nhưng hiện đã trở thành khu vực trọng yếu, mà các cường quốc trong khu vực như Nga và Iran đang cố gắng can dự. Ảnh: Bản đồ địa chính trị khu vực Transcaucasus - Nguồn: Wikipedia.Armenia là quốc gia láng giềng của Iran và Iran luôn coi trọng mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước; coi đây là bước đột phá quan trọng nhằm phá vỡ sự can thiệp từ bên ngoài của Mỹ. Ảnh: Địa chính trị khu vực Kavkaz - Nguồn: Wikipedia.Kể từ chuyến thăm thành công của Thủ tướng Armenia Anna Hakobyan tới Iran vào tháng 2 năm ngoái, quan hệ hai nước đã bắt đầu một giai đoạn phát triển toàn diện mới, mối quan hệ chính trị không ngừng được củng cố, hợp tác kinh tế tiếp tục được mở rộng, trở thành hình mẫu hợp tác giữa các nước với các phương thức khác nhau. Ảnh: Thủ tướng Armenia thăm Iran vào tháng 2/2019 - Nguồn: PrimeministerVề xung đột giữa Azerbaijan và Armenia, mặc dù phía Iran tích cực kêu gọi đình chiến và đàm phán giữa hai bên, nhưng lại nghiêng về phía ủng hộ Armenia. Ảnh: Thủ tướng Armenia thăm Iran vào tháng 2/2019 - Nguồn: PrimeministerSau khi xung đột giữa hai nước bùng nổ, Iran đã ngay lập tức triển khai các lực lượng phòng không và các lực lượng khác thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Vì vậy Iran có thể dễ dàng tiêu diệt UAV của Azerbaijan xâm phạm không phận. Ảnh: Lực lượng phòng không biên giới của Iran - Nguồn: SinaGiới quan sát quân sự nhận định, từ những dấu hiệu cho thấy, Iran có thể sẵn sàng chuẩn bị can thiệp toàn diện vào cuộc xung đột giữa Azerbaijan và Armenia, và mục tiêu cuối cùng của nước này là đối đầu với Thổ Nhĩ Kỳ đứng "chống lưng" cho phía Azerbaijan. Ảnh: Quân đội Iran triển khai tại biên giới với Armenia - Nguồn: IRNATrong những năm gần đây, để gây ảnh hưởng của một quốc gia lớn tại Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ liên tục can thiệp quân sự vào nhiều nơi trong khu vực như Syria, Lybia; xung đột với Hy Lạp về khai thác thăm dò dầu khí tại khu vực Đông Địa Trung Hải và hiện nay là tiếp tục ủng hộ Azerbaijan trong cuộc xung đột với Armenia. Ảnh: Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria - Nguồn: SinaTại khu vực Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ luôn cạnh tranh với Iran để chiếm quyền "anh cả" trong khu vực; hai quốc gia "bằng mặt nhưng không bằng lòng"; hành động liên tục bắn rơi UAV và cả máy bay chiến đấu của Azerbaijan cũng là lời cảnh báo của Iran với tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Biểu tình ở thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ phản đối sự tham gia của Iran trong cuộc xung đột Syria - Nguồn: Sedat Suna/EPA Video UAV Azerbaijan tiêu diệt phòng không Armenia - Nguồn: BQP Azerbaijan
Việc Iran bất ngờ ra tay, liên tiếp bắn hạ nhiều UAV và thậm chí là cả một máy bay quân sự của Azerbaijan bằng tên lửa phòng không. Hành động này của Iran không chỉ làm nhụt chí, mà còn "cảnh cáo" nặng nề đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong cuộc xung đột tại khu vực Nagorno-Karabakh, UAV trở thành một trong những vũ khí tác chiến quan trọng của chiến tranh hiện đại, nhờ vào khả năng cơ động nhanh và sức tấn công mạnh mẽ, đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi của giới quân sự tất cả các nước. Ảnh: UAV của Azerbaijan dễ dàng tiêu diệt xe tăng Armenia - Nguồn: Sina
Trong việc sử dụng UAV vào lĩnh vực quân sự, Mỹ là quốc gia tiên phong. Ngay từ thời khi Tổng thống Iraq là Saddam còn cầm quyền, quân đội Mỹ đã điều động một UAV Predator để thực hiện các hoạt động quân sự ở Iraq và thực hiện các đòn tiến công bằng UAV. Ảnh: UAV Predator của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Dưới sự dẫn dắt của công nghệ quân sự Mỹ, nhiều quốc gia đã bắt đầu tham gia vào việc dùng UAV chiến đấu trên chiến trường, điều này đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều loại UAV tiên tiến khác nhau, chẳng hạn như UAV trinh sát tầm cao Global Hawk, MQ-9 của Mỹ; Heron, Harop của Israel, TB-2 của Thổ Nhĩ Kỳ…Ảnh: UAV TB-2 của Azerbaijan mua của Thổ Nhĩ Kỳ - Nguồn: Sina
Trong cuộc xung đột giữa Azerbaijan và Armenia, quân đội Azerbaijan đã sử dụng UAV do chính quốc gia mình cải tiến, dùng cho các hoạt động trinh sát trên không; trong đó nhiều UAV của Azerbaijan đã bay "lạc" sang lãnh thổ Iran tại khu vực Pers Abad ở miền bắc Iran.
Lực lượng phòng không biên giới của Iran đã bắn hạ số UAV của Azerbaijan bay lạc sang lãnh thổ Iran, trong đó ngoài số UAV dùng cho mục đích trinh sát do Azerbaijan tự chế tạo, còn có loại UAV cảm tử Harop mà Azerbaijan mua của Israel; nhiều bí mật của các loại UAV này đã rơi vào tay Iran.
Từ quan điểm địa chính trị, khu vực Transcaucasus, là khu vực kết nối Âu-Á, nhiều quốc gia ở đây từng là nước cộng hòa thuộc Liên Xô, nhưng hiện đã trở thành khu vực trọng yếu, mà các cường quốc trong khu vực như Nga và Iran đang cố gắng can dự. Ảnh: Bản đồ địa chính trị khu vực Transcaucasus - Nguồn: Wikipedia.
Armenia là quốc gia láng giềng của Iran và Iran luôn coi trọng mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước; coi đây là bước đột phá quan trọng nhằm phá vỡ sự can thiệp từ bên ngoài của Mỹ. Ảnh: Địa chính trị khu vực Kavkaz - Nguồn: Wikipedia.
Kể từ chuyến thăm thành công của Thủ tướng Armenia Anna Hakobyan tới Iran vào tháng 2 năm ngoái, quan hệ hai nước đã bắt đầu một giai đoạn phát triển toàn diện mới, mối quan hệ chính trị không ngừng được củng cố, hợp tác kinh tế tiếp tục được mở rộng, trở thành hình mẫu hợp tác giữa các nước với các phương thức khác nhau. Ảnh: Thủ tướng Armenia thăm Iran vào tháng 2/2019 - Nguồn: Primeminister
Về xung đột giữa Azerbaijan và Armenia, mặc dù phía Iran tích cực kêu gọi đình chiến và đàm phán giữa hai bên, nhưng lại nghiêng về phía ủng hộ Armenia. Ảnh: Thủ tướng Armenia thăm Iran vào tháng 2/2019 - Nguồn: Primeminister
Sau khi xung đột giữa hai nước bùng nổ, Iran đã ngay lập tức triển khai các lực lượng phòng không và các lực lượng khác thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Vì vậy Iran có thể dễ dàng tiêu diệt UAV của Azerbaijan xâm phạm không phận. Ảnh: Lực lượng phòng không biên giới của Iran - Nguồn: Sina
Giới quan sát quân sự nhận định, từ những dấu hiệu cho thấy, Iran có thể sẵn sàng chuẩn bị can thiệp toàn diện vào cuộc xung đột giữa Azerbaijan và Armenia, và mục tiêu cuối cùng của nước này là đối đầu với Thổ Nhĩ Kỳ đứng "chống lưng" cho phía Azerbaijan. Ảnh: Quân đội Iran triển khai tại biên giới với Armenia - Nguồn: IRNA
Trong những năm gần đây, để gây ảnh hưởng của một quốc gia lớn tại Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ liên tục can thiệp quân sự vào nhiều nơi trong khu vực như Syria, Lybia; xung đột với Hy Lạp về khai thác thăm dò dầu khí tại khu vực Đông Địa Trung Hải và hiện nay là tiếp tục ủng hộ Azerbaijan trong cuộc xung đột với Armenia. Ảnh: Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria - Nguồn: Sina
Tại khu vực Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ luôn cạnh tranh với Iran để chiếm quyền "anh cả" trong khu vực; hai quốc gia "bằng mặt nhưng không bằng lòng"; hành động liên tục bắn rơi UAV và cả máy bay chiến đấu của Azerbaijan cũng là lời cảnh báo của Iran với tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Biểu tình ở thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ phản đối sự tham gia của Iran trong cuộc xung đột Syria - Nguồn: Sedat Suna/EPA
Video UAV Azerbaijan tiêu diệt phòng không Armenia - Nguồn: BQP Azerbaijan