Chuyên gia quân sự Konstantin Sivkov mới đây đã có bài trả lời phỏng vấn rất đáng chú ý với Tập đoàn truyền thông "Người yêu nước", liên quan đến cuộc xung đột Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan.Đại tá Sivkov tin rằng, Armenia có đủ lý do để nhờ đến sự giúp đỡ từ các nước thuộc Tổ chức phòng thủ tập thể - CSTO nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công từ phía Azerbaijan.Ông Sivkov cho biết: "Bây giờ chiến sự đã chuyển sang tới khu vực miền núi thay vì đồng bằng như trước, điều đó dẫn đến thực tế là bước tiến của quân đội Azerbaijan bị chậm lại”.“Điều này chủ yếu là do hệ thống tác chiến ở đây có năng lực rất thấp. Ở những khu vực miền núi, đường hẹp khó sử dụng ồ ạt trang thiết bị cỡ giới, trong khi bên phòng thủ có ưu thế hơn"."Tuy vậy quân đội có Azerbaijan có lợi thế về hỏa lực. Ngoài ra, hiện nay cuộc tấn công của Azerbaijan đang tập trung ở hướng Nam, nơi có ưu thế hơn đối phương gấp 12 lần ", chuyên gia Konstantin Sivkov chỉ rõ.Theo chuyên gia Sivkov, Azerbaijan có thể đẩy mạnh cuộc tấn công hơn nữa để đánh bật quân đội Cộng hòa Nagono-Karabakh tự xưng (NKR) ra khỏi các khu vực bị chiếm đóng.Nhưng vấn đề đáng nói nằm ở chỗ là họ đã bắn phá lãnh thổ Armenia, và thực tế của sự kiện này cho Armenia một lý do để quay sang yêu cầu sự giúp đỡ của CSTO.“Theo điều 4 của Hiệp ước phòng thủ tập thể, Armenia cần nhận được sự hỗ trợ từ các thành viên CSTO, và trên hết là từ Nga”.“Ở đây chúng ta phải hiểu rõ rằng lực lượng vũ trang Nga, ngay cả khi không có sự tham gia của lực lượng mặt đất, chỉ sử dụng hàng không phối hợp với quân đội NKR, có khả năng đánh bại quân đội Azerbaijan trong 2 - 3 ngày", ông Konstantin Sivkov nói.Ông Sivkov giải thích: "Armenia có trong hệ thống phòng không thống nhất. Điều này có nghĩa là Armenia sẽ nhận được thông tin tình báo về vị trí của quân Azerbaijan và trên cơ sở đó phản ánh thành công các cuộc tấn công của họ".Ngoài ra theo chuyên gia Konstantin Sivkov, lý do Armenia kêu gọi các quốc gia thuộc Tổ chức CSTO giúp đỡ có thể là do họ bị nước láng giềng phong tỏa một cách tuyệt đối."Việc phong tỏa hoàn toàn nhà nước là một hành động xâm lược. Trên cơ sở này, trong trường hợp Armenia yêu cầu, Nga sẽ có nghĩa vụ phải tham chiến”.“Điều này có thể được thực hiện bằng sự huy động các máy bay vận tải dưới sự bảo vệ của tiêm kích và máy bay chế áp phòng không trên lãnh thổ Gruzia", ông Sivkov bình luận.Vị chuyên gia giải thích nếu tình hình cấp thiết, một biện pháp cứng rắn hơn đã được áp dụng đối với việc xâm nhập hành lang của lực lượng mặt đất Nga qua Gruzia để tới Armenia, từ đó sẽ giải quyết được vấn đề khó khăn nhất.Tuy vậy cho tới thời điểm hiện tại Nga vẫn đang giữ quan điểm trung lập trong cuộc xung đột nói trên, nguyên nhân theo nhận định chủ yếu nằm ở chỗ chính quyền hiện tại của Armenia có xu hướng thân phương Tây, trong khi Azerbaijan theo đuổi chính sách trung lập hơn.
Chuyên gia quân sự Konstantin Sivkov mới đây đã có bài trả lời phỏng vấn rất đáng chú ý với Tập đoàn truyền thông "Người yêu nước", liên quan đến cuộc xung đột Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan.
Đại tá Sivkov tin rằng, Armenia có đủ lý do để nhờ đến sự giúp đỡ từ các nước thuộc Tổ chức phòng thủ tập thể - CSTO nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công từ phía Azerbaijan.
Ông Sivkov cho biết: "Bây giờ chiến sự đã chuyển sang tới khu vực miền núi thay vì đồng bằng như trước, điều đó dẫn đến thực tế là bước tiến của quân đội Azerbaijan bị chậm lại”.
“Điều này chủ yếu là do hệ thống tác chiến ở đây có năng lực rất thấp. Ở những khu vực miền núi, đường hẹp khó sử dụng ồ ạt trang thiết bị cỡ giới, trong khi bên phòng thủ có ưu thế hơn".
"Tuy vậy quân đội có Azerbaijan có lợi thế về hỏa lực. Ngoài ra, hiện nay cuộc tấn công của Azerbaijan đang tập trung ở hướng Nam, nơi có ưu thế hơn đối phương gấp 12 lần ", chuyên gia Konstantin Sivkov chỉ rõ.
Theo chuyên gia Sivkov, Azerbaijan có thể đẩy mạnh cuộc tấn công hơn nữa để đánh bật quân đội Cộng hòa Nagono-Karabakh tự xưng (NKR) ra khỏi các khu vực bị chiếm đóng.
Nhưng vấn đề đáng nói nằm ở chỗ là họ đã bắn phá lãnh thổ Armenia, và thực tế của sự kiện này cho Armenia một lý do để quay sang yêu cầu sự giúp đỡ của CSTO.
“Theo điều 4 của Hiệp ước phòng thủ tập thể, Armenia cần nhận được sự hỗ trợ từ các thành viên CSTO, và trên hết là từ Nga”.
“Ở đây chúng ta phải hiểu rõ rằng lực lượng vũ trang Nga, ngay cả khi không có sự tham gia của lực lượng mặt đất, chỉ sử dụng hàng không phối hợp với quân đội NKR, có khả năng đánh bại quân đội Azerbaijan trong 2 - 3 ngày", ông Konstantin Sivkov nói.
Ông Sivkov giải thích: "Armenia có trong hệ thống phòng không thống nhất. Điều này có nghĩa là Armenia sẽ nhận được thông tin tình báo về vị trí của quân Azerbaijan và trên cơ sở đó phản ánh thành công các cuộc tấn công của họ".
Ngoài ra theo chuyên gia Konstantin Sivkov, lý do Armenia kêu gọi các quốc gia thuộc Tổ chức CSTO giúp đỡ có thể là do họ bị nước láng giềng phong tỏa một cách tuyệt đối.
"Việc phong tỏa hoàn toàn nhà nước là một hành động xâm lược. Trên cơ sở này, trong trường hợp Armenia yêu cầu, Nga sẽ có nghĩa vụ phải tham chiến”.
“Điều này có thể được thực hiện bằng sự huy động các máy bay vận tải dưới sự bảo vệ của tiêm kích và máy bay chế áp phòng không trên lãnh thổ Gruzia", ông Sivkov bình luận.
Vị chuyên gia giải thích nếu tình hình cấp thiết, một biện pháp cứng rắn hơn đã được áp dụng đối với việc xâm nhập hành lang của lực lượng mặt đất Nga qua Gruzia để tới Armenia, từ đó sẽ giải quyết được vấn đề khó khăn nhất.
Tuy vậy cho tới thời điểm hiện tại Nga vẫn đang giữ quan điểm trung lập trong cuộc xung đột nói trên, nguyên nhân theo nhận định chủ yếu nằm ở chỗ chính quyền hiện tại của Armenia có xu hướng thân phương Tây, trong khi Azerbaijan theo đuổi chính sách trung lập hơn.