Tỷ lệ lính hậu cần/lính chiến - hay còn gọi theo tiếng Anh là "Tooth to Tail", được coi là con số chính xác ám chỉ khả năng hậu cần của một lực lượng tác chiến, với việc xác định số binh lính phục vụ ở hậu phương - chia cho tỷ lệ lính chiến tham gia trực tiếp trên chiến trường.Thuật ngữ này được quân đội các nước châu Âu sử dụng từ khá lâu, nhằm xác định mức độ tác chiến diện rộng của một lực lượng, dựa trên số lượng lính hậu cần phục vụ lính chiến.Lính hậu cần trong trường hợp này, có thể hiểu đơn giản là những binh lính về mặt lý thuyết, không trực tiếp tham gia chiến đấu, bao gồm chủ yếu lực lượng vận tải chiến lược, văn thư, lính văn phòng,...Trong cuộc nội chiến Mỹ, tỷ lệ lính chiến/lính hậu cần là 37/1. Nghĩa là cứ mỗi 37 người lính trực tiếp tác chiến trên mặt trận, chỉ có 1 lính hậu cần phục vụ, các công việc hậu cần trong thời gian này khá đơn giản và không cần quá nhiều nhân lực.Tới chiến tranh Thế giới thứ nhất - cuộc xung đột đầu tiên của quân đội Mỹ bên ngoài châu Mỹ, tỷ lệ lính chiến/hậu cần là 4/1. Số lượng lính hậu cần tăng cao, đơn giản là vì quân đội Mỹ cần rất nhiều nhân lực phục vụ, để có thể tham chiến ở mặt trận cách họ nửa vòng Trái Đất.Quy mô khủng khiếp của Chiến tranh Thế giới thứ hai, khiến tỷ lệ Tooth to Tail của Mỹ giảm sâu hơn nữa. Theo nhiều học giả, tỷ lệnh lính chiến/lính hậu cần của Mỹ trong giai đoạn này chỉ là 1.1/1.Đơn giản là vì quân đội Mỹ cần tiếp tế cho gần như mọi mặt trận, tham chiến từ Thái Bình Dương cho tới Đại Tây Dương, từ châu Âu cho tới châu Á, khiến áp lực lên lực lượng vận tải là cực kỳ lớn, yêu cầu số lượng nhân sự rất cao.Ngoài ra, cuộc chiến này còn chứng kiến nhiều sự phát triển về mặt công nghệ, với sự ra đời của nhiều loại vũ khí hiện đại hơn, yêu cầu lượng binh lính chuyên môn cao thực hiện công tác bảo trì, với một số lượng rất lớn.Chiến tranh Việt Nam là cuộc xung đột đầu tiên của Mỹ, chứng kiến tỷ lệ lính chiến/lính hậu cần bị lật ngược. Tùy theo từng nguồn tài liệu, tỷ lệ này của Mỹ ở Việt Nam là 1/4, 1/10 hoặc 1/11.Với tỷ lệ này, cuộc chiến tại Việt Nam cũng là cuộc xung đột mà quân đội Mỹ có tỷ lệ lính chiến/lính hậu cần cao nhất lịch sử.Một lần nữa, sự phát triển quá nhanh về các loại công nghệ cũng như thiết bị hiện đại trong thời gian này, khiến quân đội Mỹ cần lực lượng hậu cần với quân số khủng khiếp hơn. Ngoài ra, quy mô tổ chức của quân đội Mỹ thời điểm này vẫn chưa được cải tổ, khiến bộ máy chiến tranh của Mỹ về cơ bản là quá cồng kềnh.Sau chiến tranh Việt Nam, công nghệ vẫn tiếp tục phát triển vượt bậc nhưng quân đội Mỹ đã tiến hành cải tổ, giảm quy mô quân số, cắt bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự và giảm thiểu tỷ lệ lính chiến/lính hậu cần.Các cuộc chiến ở vùng Vịnh trong giai đoạn những năm 1990 của thế kỷ trước ghi nhận tỷ lệ này của quân đội Mỹ chỉ còn 1/1.3; cuộc chiến tranh ở Iraq giai đoạn đầu ghi nhận tỷ lệ này là 1/2.5.Tới thời điểm hiện tại, quân đội Mỹ chỉ có 17% lính chiến trực tiếp, còn lại 83% quân số chủ yếu làm nhiệm vụ hậu cần và hỗ trợ. Tuy nhiên giới quan sát cũng cho rằng, việc Mỹ cho phép các nhà thầu tư nhân tham gia vào các hoạt động hậu cần và hỗ trợ, đã khiến tỷ lệ ''Tooth to Tail'' không còn phản ánh đúng bản chất của thực tế.
Tỷ lệ lính hậu cần/lính chiến - hay còn gọi theo tiếng Anh là "Tooth to Tail", được coi là con số chính xác ám chỉ khả năng hậu cần của một lực lượng tác chiến, với việc xác định số binh lính phục vụ ở hậu phương - chia cho tỷ lệ lính chiến tham gia trực tiếp trên chiến trường.
Thuật ngữ này được quân đội các nước châu Âu sử dụng từ khá lâu, nhằm xác định mức độ tác chiến diện rộng của một lực lượng, dựa trên số lượng lính hậu cần phục vụ lính chiến.
Lính hậu cần trong trường hợp này, có thể hiểu đơn giản là những binh lính về mặt lý thuyết, không trực tiếp tham gia chiến đấu, bao gồm chủ yếu lực lượng vận tải chiến lược, văn thư, lính văn phòng,...
Trong cuộc nội chiến Mỹ, tỷ lệ lính chiến/lính hậu cần là 37/1. Nghĩa là cứ mỗi 37 người lính trực tiếp tác chiến trên mặt trận, chỉ có 1 lính hậu cần phục vụ, các công việc hậu cần trong thời gian này khá đơn giản và không cần quá nhiều nhân lực.
Tới chiến tranh Thế giới thứ nhất - cuộc xung đột đầu tiên của quân đội Mỹ bên ngoài châu Mỹ, tỷ lệ lính chiến/hậu cần là 4/1. Số lượng lính hậu cần tăng cao, đơn giản là vì quân đội Mỹ cần rất nhiều nhân lực phục vụ, để có thể tham chiến ở mặt trận cách họ nửa vòng Trái Đất.
Quy mô khủng khiếp của Chiến tranh Thế giới thứ hai, khiến tỷ lệ Tooth to Tail của Mỹ giảm sâu hơn nữa. Theo nhiều học giả, tỷ lệnh lính chiến/lính hậu cần của Mỹ trong giai đoạn này chỉ là 1.1/1.
Đơn giản là vì quân đội Mỹ cần tiếp tế cho gần như mọi mặt trận, tham chiến từ Thái Bình Dương cho tới Đại Tây Dương, từ châu Âu cho tới châu Á, khiến áp lực lên lực lượng vận tải là cực kỳ lớn, yêu cầu số lượng nhân sự rất cao.
Ngoài ra, cuộc chiến này còn chứng kiến nhiều sự phát triển về mặt công nghệ, với sự ra đời của nhiều loại vũ khí hiện đại hơn, yêu cầu lượng binh lính chuyên môn cao thực hiện công tác bảo trì, với một số lượng rất lớn.
Chiến tranh Việt Nam là cuộc xung đột đầu tiên của Mỹ, chứng kiến tỷ lệ lính chiến/lính hậu cần bị lật ngược. Tùy theo từng nguồn tài liệu, tỷ lệ này của Mỹ ở Việt Nam là 1/4, 1/10 hoặc 1/11.
Với tỷ lệ này, cuộc chiến tại Việt Nam cũng là cuộc xung đột mà quân đội Mỹ có tỷ lệ lính chiến/lính hậu cần cao nhất lịch sử.
Một lần nữa, sự phát triển quá nhanh về các loại công nghệ cũng như thiết bị hiện đại trong thời gian này, khiến quân đội Mỹ cần lực lượng hậu cần với quân số khủng khiếp hơn. Ngoài ra, quy mô tổ chức của quân đội Mỹ thời điểm này vẫn chưa được cải tổ, khiến bộ máy chiến tranh của Mỹ về cơ bản là quá cồng kềnh.
Sau chiến tranh Việt Nam, công nghệ vẫn tiếp tục phát triển vượt bậc nhưng quân đội Mỹ đã tiến hành cải tổ, giảm quy mô quân số, cắt bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự và giảm thiểu tỷ lệ lính chiến/lính hậu cần.
Các cuộc chiến ở vùng Vịnh trong giai đoạn những năm 1990 của thế kỷ trước ghi nhận tỷ lệ này của quân đội Mỹ chỉ còn 1/1.3; cuộc chiến tranh ở Iraq giai đoạn đầu ghi nhận tỷ lệ này là 1/2.5.
Tới thời điểm hiện tại, quân đội Mỹ chỉ có 17% lính chiến trực tiếp, còn lại 83% quân số chủ yếu làm nhiệm vụ hậu cần và hỗ trợ. Tuy nhiên giới quan sát cũng cho rằng, việc Mỹ cho phép các nhà thầu tư nhân tham gia vào các hoạt động hậu cần và hỗ trợ, đã khiến tỷ lệ ''Tooth to Tail'' không còn phản ánh đúng bản chất của thực tế.