Sau nhiều năm nghiên cứu, Viện Hóa học – Môi trường quân sự, Binh chủng Hóa học đã chế tạo thành công hệ thống máy đo phóng xạ PX-6KT cho các tàu tên lửa của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Đây là một trong những bước đột phá về việc nội địa hóa từng bước các trang bị kỹ thuật trên tàu chiến. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTheo báo QĐND Online, trước khi đem về dự Hội thi mô hình, trang thiết bị huấn luyện toàn quân cuối năm 2016, tổ chức tại Trung tâm Huấn luyện Miếu Môn, sản phẩm máy đo phóng xạ PX-6KT do Viện Hóa học-Môi trường quân sự (Binh chủng Hóa học) nghiên cứu, sản xuất đã được chuyển giao lắp đặt trên một số tàu tên lửa của Quân chủng Hải quân và hoạt động đạt kết quả tốt. Nguồn ảnh: QĐNDTheo những cán bộ của Viện Hóa học-Môi trường quân sự thì sản phẩm máy đo phóng xạ PX-6KT cho tàu chiến được chế thử thành công sau nhiều năm nghiên cứu, gắn mác “made in Vietnam”. Sản phẩm đáp ứng các chuẩn điện từ mới, với tính năng, thao tác, vận hành thuận lợi. Nguồn ảnh: Kênh QPVNMáy được nghiên cứu, lựa chọn vật liệu vỏ thân máy, vỏ detector và công nghệ che phủ “coating” mạch điện tử để bảo đảm hệ thống hoạt động tốt ở môi trường biển, đảo và điều kiện khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt. Kết cấu máy nhỏ gọn, hình thức đẹp, có màn hình hiển thị rõ nét... Nguồn ảnh: Kênh QPVNTheo đánh giá của Viện Hóa học-Môi trường quân sự, việc nghiên cứu, chế tạo thành công máy đo phóng xạ PX-6KT góp phần vào kết quả dự án đóng tàu của hải quân. Nguồn ảnh: Kênh QPVNSản phẩm này có tính năng, tác dụng tương đương nhập ngoại, song giá thành rẻ chỉ bằng 1/20 so với nhập khẩu từ nước ngoài, nên đáp ứng tốt nhu cầu nội địa hóa và chủ động công nghệ trong nghiên cứu, sản xuất hệ thống trinh sát, phát hiện, cảnh báo, phòng, chống tác nhân phóng xạ và hạt nhân được trang bị trên tàu tên lửa, bảo đảm sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ.Qua đề tài “nhỏ” này, chúng ta có thể thấy rõ rằng Việt Nam đang đẩy mạnh việc từng bước nội địa hóa hoàn toàn trong nước các trang bị khí tài trên các tàu tên lửa M được mua giấy phép sản xuất từ Nga. Việc nội địa hóa trang bị, góp phần tiết kiệm đang kể trong quá trình đóng mới chế tạo các tàu chiến hiện đại cho Hải quân Nhân dân Việt Nam.Một trong những hệ thống khí tài quan trọng mà Việt Nam đang tiến hành nghiên cứu phát triển trang bị cho các tàu chiến là máy hỏi MH-VN3, máy trả lời MTL-VN3.Các sản phẩm máy hỏi MH-VN3, máy trả lời MTL-VN3 trang bị trên tàu Hải quân nằm trong Nhiệm vụ “Thiết kế, chế tạo hệ thống IFF-VN” do Viện Kỹ thuật PK-KQ thực hiện.Mục tiêu của nhiệm vụ là thiết kế, chế tạo hệ thống IFF-VN gồm các máy hỏi, máy trả lời, hệ thống bảo mật nhận biết trên nền tảng hệ mã Parol trang bị đồng bộ cho các đài ra đa, tên lửa, máy bay, tàu chiến theo các phân hệ và các tuyến nhận biết. Nguồn ảnh: Kênh QPVNNgoài ra, cũng đã có các thông tin từ lâu Việt Nam đang nghiên cứu, tích cực thử nghiệm hệ thống tên lửa hành trình chống hạm KCT-15 – phiên bản sản xuất tại Việt Nam trên cơ sở loại Kh-35 Uran-E mua của Nga. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Sau nhiều năm nghiên cứu, Viện Hóa học – Môi trường quân sự, Binh chủng Hóa học đã chế tạo thành công hệ thống máy đo phóng xạ PX-6KT cho các tàu tên lửa của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Đây là một trong những bước đột phá về việc nội địa hóa từng bước các trang bị kỹ thuật trên tàu chiến. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Theo báo QĐND Online, trước khi đem về dự Hội thi mô hình, trang thiết bị huấn luyện toàn quân cuối năm 2016, tổ chức tại Trung tâm Huấn luyện Miếu Môn, sản phẩm máy đo phóng xạ PX-6KT do Viện Hóa học-Môi trường quân sự (Binh chủng Hóa học) nghiên cứu, sản xuất đã được chuyển giao lắp đặt trên một số tàu tên lửa của Quân chủng Hải quân và hoạt động đạt kết quả tốt. Nguồn ảnh: QĐND
Theo những cán bộ của Viện Hóa học-Môi trường quân sự thì sản phẩm máy đo phóng xạ PX-6KT cho tàu chiến được chế thử thành công sau nhiều năm nghiên cứu, gắn mác “made in Vietnam”. Sản phẩm đáp ứng các chuẩn điện từ mới, với tính năng, thao tác, vận hành thuận lợi. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Máy được nghiên cứu, lựa chọn vật liệu vỏ thân máy, vỏ detector và công nghệ che phủ “coating” mạch điện tử để bảo đảm hệ thống hoạt động tốt ở môi trường biển, đảo và điều kiện khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt. Kết cấu máy nhỏ gọn, hình thức đẹp, có màn hình hiển thị rõ nét... Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Theo đánh giá của Viện Hóa học-Môi trường quân sự, việc nghiên cứu, chế tạo thành công máy đo phóng xạ PX-6KT góp phần vào kết quả dự án đóng tàu của hải quân. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Sản phẩm này có tính năng, tác dụng tương đương nhập ngoại, song giá thành rẻ chỉ bằng 1/20 so với nhập khẩu từ nước ngoài, nên đáp ứng tốt nhu cầu nội địa hóa và chủ động công nghệ trong nghiên cứu, sản xuất hệ thống trinh sát, phát hiện, cảnh báo, phòng, chống tác nhân phóng xạ và hạt nhân được trang bị trên tàu tên lửa, bảo đảm sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ.
Qua đề tài “nhỏ” này, chúng ta có thể thấy rõ rằng Việt Nam đang đẩy mạnh việc từng bước nội địa hóa hoàn toàn trong nước các trang bị khí tài trên các tàu tên lửa M được mua giấy phép sản xuất từ Nga. Việc nội địa hóa trang bị, góp phần tiết kiệm đang kể trong quá trình đóng mới chế tạo các tàu chiến hiện đại cho Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Một trong những hệ thống khí tài quan trọng mà Việt Nam đang tiến hành nghiên cứu phát triển trang bị cho các tàu chiến là máy hỏi MH-VN3, máy trả lời MTL-VN3.
Các sản phẩm máy hỏi MH-VN3, máy trả lời MTL-VN3 trang bị trên tàu Hải quân nằm trong Nhiệm vụ “Thiết kế, chế tạo hệ thống IFF-VN” do Viện Kỹ thuật PK-KQ thực hiện.
Mục tiêu của nhiệm vụ là thiết kế, chế tạo hệ thống IFF-VN gồm các máy hỏi, máy trả lời, hệ thống bảo mật nhận biết trên nền tảng hệ mã Parol trang bị đồng bộ cho các đài ra đa, tên lửa, máy bay, tàu chiến theo các phân hệ và các tuyến nhận biết. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Ngoài ra, cũng đã có các thông tin từ lâu Việt Nam đang nghiên cứu, tích cực thử nghiệm hệ thống tên lửa hành trình chống hạm KCT-15 – phiên bản sản xuất tại Việt Nam trên cơ sở loại Kh-35 Uran-E mua của Nga. Nguồn ảnh: Kênh QPVN