Khi mà cả thế giới đã quá quen với hình ảnh của những chiếc máy bay ném siêu thanh Tupolev Tu-22M trong các chiến dịch không kích của Nga ở Syria, thì ít ai biết rằng trước khi Tu-22M có sức mạnh như hôm nay, nó từng phải "lột xác" một lần với biến thể ban đầu là Tupolev Tu-22. Nguồn ảnh: Airliners.net.Theo đó lịch sử phát triển của Tu-22 được bắt đầu từng những đề án nghiên cứu trong những năm 50 của thế kỷ trước, tới năm 1959, Tupolev Tu-22 chính thức thực hiện chuyến bay đầu tiên thành công và sau đó được sản xuất hàng loạt trong giai đoạn từ năm 1960 tới năm 1969. Nguồn ảnh: Wiki.Được thiết kế để trở thành một máy bay phản lực ném bom tầm trung, Tupolev còn có khả năng thực hiện các nhiệm vụ trinh sát rất tốt. Nguồn ảnh: Airliners.Thực tế ban đầu, Tupolev Tu-22 được ra đời để trở thành một máy bay siêu thanh thay thế cho chiếc Tu-16. Tuy nhiên do có những điểm ưu việt trong thiết kế, nó đã được phát triển thành hai phiên bản khác nhau bao gồm ném bom và trinh sát. Nguồn ảnh: Wiki.Máy bay ném bom Tu-22 có biên chế phi hành đoàn bao gồm ba người, bao gồm một phi công duy nhất, một hoa tiêu dẫn đường và một sĩ quan điều khiển vũ khí. Nguồn ảnh: Foto.Chiều dài của máy bay đạt 41,6 mét, sải cánh rộng 23,17 mét và có diện tích mặt cánh lên tới 162 mét vuông. Loại phi cơ này có trọng lượng rỗng 85.000 kg. Nguồn ảnh: Airliners.Được trang bị 2 động cơ Dobrynin RD-7M-2 tua-bin, chiếc phản lực cơ ném bom này có khả năng cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 92.000kg. Ta có thể thấy khi đó động cơ của Tu-22 được đặt hẳn lên thân máy bay, chứ không như thiết kế hiện tại. Nguồn ảnh: History.Tốc độ tối đa mà Tu-22 có thể đạt được lên tới 1510 km/h, tương đương với tốc độ siêu âm Mach 1,2. So với phiên bản Tu-16, tốc độ tối đa của Tu-22 đã vượt trội hơn tới 50%. Nguồn ảnh: Ward.Tầm hoạt động tối đa của Tu-22 vòa khoảng 7200 km tùy thuộc vào điều kiện thời tiết cũng như tải trọng của phi cơ. Kèm theo đó là trần bay 12.800 mét. Đây là trần bay khá cao vào những năm 60 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Sovietunion.Được trang bị 6-7 khẩu pháo cùng với hệ thống điều khiển từ xa, Tu-22 có khả năng cung cấp hỏa lực tự vệ giống hệt với các loại máy bay cùng thời. Nguồn ảnh: Airliners.Loại máy bay này có thể mang được các loại tên lửa chống hạm như KS-1 Komet, K-10S và KSR-5. Nhiệm vụ tuần tra của Tu-22 phần lớn là tuần tra biển nên các loại vũ khí nó mang theo cũng đều là tên lửa chống hạm. Nguồn ảnh: Dynamic.Ngoài ra, nó cũng có thể mang theo được tối đa 9 tấn bom các loại. Tuy nhiên, tất cả số bom mà Tu-22 mang theo đều là bom không dẫn đường. Loại phản lực ném bom này hoàn toàn không tương thích với các loại bom dẫn đường ra đời sau nó chỉ vài năm. Nguồn ảnh: Planespott.Trong quá khứ, trên thế giới có tổng cộng 11 nước cùng sử dụng loại máy bay ném bom tầm trung kiêm phi cơ tuần thám này. Tới năm 2000, chiếc máy bay nem bom Tupolev Tu-22 cuối cùng còn hoạt động trên thế giới trong biên chế của Không quân Ai Cập cũng đã được nghỉ hưu, kết thúc số phận ít tiếng tăm của chiếc phi cơ được ra đời để làm bàn đạp cho Tu-22M nổi tiếng. Nguồn ảnh: Wiki. Mời độc giả xem Video: Máy bay ném bom siêu thanh đầu tiên của thế giới chiếc Tu-22 do Liên Xô sản xuất.
Khi mà cả thế giới đã quá quen với hình ảnh của những chiếc máy bay ném siêu thanh Tupolev Tu-22M trong các chiến dịch không kích của Nga ở Syria, thì ít ai biết rằng trước khi Tu-22M có sức mạnh như hôm nay, nó từng phải "lột xác" một lần với biến thể ban đầu là Tupolev Tu-22. Nguồn ảnh: Airliners.net.
Theo đó lịch sử phát triển của Tu-22 được bắt đầu từng những đề án nghiên cứu trong những năm 50 của thế kỷ trước, tới năm 1959, Tupolev Tu-22 chính thức thực hiện chuyến bay đầu tiên thành công và sau đó được sản xuất hàng loạt trong giai đoạn từ năm 1960 tới năm 1969. Nguồn ảnh: Wiki.
Được thiết kế để trở thành một máy bay phản lực ném bom tầm trung, Tupolev còn có khả năng thực hiện các nhiệm vụ trinh sát rất tốt. Nguồn ảnh: Airliners.
Thực tế ban đầu, Tupolev Tu-22 được ra đời để trở thành một máy bay siêu thanh thay thế cho chiếc Tu-16. Tuy nhiên do có những điểm ưu việt trong thiết kế, nó đã được phát triển thành hai phiên bản khác nhau bao gồm ném bom và trinh sát. Nguồn ảnh: Wiki.
Máy bay ném bom Tu-22 có biên chế phi hành đoàn bao gồm ba người, bao gồm một phi công duy nhất, một hoa tiêu dẫn đường và một sĩ quan điều khiển vũ khí. Nguồn ảnh: Foto.
Chiều dài của máy bay đạt 41,6 mét, sải cánh rộng 23,17 mét và có diện tích mặt cánh lên tới 162 mét vuông. Loại phi cơ này có trọng lượng rỗng 85.000 kg. Nguồn ảnh: Airliners.
Được trang bị 2 động cơ Dobrynin RD-7M-2 tua-bin, chiếc phản lực cơ ném bom này có khả năng cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 92.000kg. Ta có thể thấy khi đó động cơ của Tu-22 được đặt hẳn lên thân máy bay, chứ không như thiết kế hiện tại. Nguồn ảnh: History.
Tốc độ tối đa mà Tu-22 có thể đạt được lên tới 1510 km/h, tương đương với tốc độ siêu âm Mach 1,2. So với phiên bản Tu-16, tốc độ tối đa của Tu-22 đã vượt trội hơn tới 50%. Nguồn ảnh: Ward.
Tầm hoạt động tối đa của Tu-22 vòa khoảng 7200 km tùy thuộc vào điều kiện thời tiết cũng như tải trọng của phi cơ. Kèm theo đó là trần bay 12.800 mét. Đây là trần bay khá cao vào những năm 60 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Sovietunion.
Được trang bị 6-7 khẩu pháo cùng với hệ thống điều khiển từ xa, Tu-22 có khả năng cung cấp hỏa lực tự vệ giống hệt với các loại máy bay cùng thời. Nguồn ảnh: Airliners.
Loại máy bay này có thể mang được các loại tên lửa chống hạm như KS-1 Komet, K-10S và KSR-5. Nhiệm vụ tuần tra của Tu-22 phần lớn là tuần tra biển nên các loại vũ khí nó mang theo cũng đều là tên lửa chống hạm. Nguồn ảnh: Dynamic.
Ngoài ra, nó cũng có thể mang theo được tối đa 9 tấn bom các loại. Tuy nhiên, tất cả số bom mà Tu-22 mang theo đều là bom không dẫn đường. Loại phản lực ném bom này hoàn toàn không tương thích với các loại bom dẫn đường ra đời sau nó chỉ vài năm. Nguồn ảnh: Planespott.
Trong quá khứ, trên thế giới có tổng cộng 11 nước cùng sử dụng loại máy bay ném bom tầm trung kiêm phi cơ tuần thám này. Tới năm 2000, chiếc máy bay nem bom Tupolev Tu-22 cuối cùng còn hoạt động trên thế giới trong biên chế của Không quân Ai Cập cũng đã được nghỉ hưu, kết thúc số phận ít tiếng tăm của chiếc phi cơ được ra đời để làm bàn đạp cho Tu-22M nổi tiếng. Nguồn ảnh: Wiki.
Mời độc giả xem Video: Máy bay ném bom siêu thanh đầu tiên của thế giới chiếc Tu-22 do Liên Xô sản xuất.