Sau khi tiêm kích Chiếu Tướng Su-75 ra mắt, các nhà quan sát quân sự của phương Tây đã tranh luận không chỉ về khả năng chiến đấu của Checkmate, mà còn về việc Nga có thể mua được bao nhiêu máy bay như vậy.Trang The Drive của Mỹ cho rằng, số phận của chiếc máy bay chiến đấu mới nhất sẽ phụ thuộc trực tiếp vào thành công xuất khẩu của nó. Để lấy ví dụ, tác giả bài báo nhắc lại câu chuyện về chiến đấu cơ Su-30MKI được cung cấp ồ ạt cho Ấn Độ.Liệu số phận của tiêm kích tàng hình hạng nhẹ Su-75 sẽ thực sự phụ thuộc hoàn toàn vào việc mua bán với các đối tác nước ngoài, hay Moskva đã có kế hoạch đặc biệt cho loại máy bay mới nhất của mình?Trước tình hình trên, Thiếu tướng Không quân, phi công danh dự của Liên bang Nga - ông Vladimir Popov đã chia sẻ ý kiến của mình về điều này với tạp chí PolitExpert (PE).Theo ông Popov, việc xuất khẩu thực sự có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển của hàng không hiện đại. Điều này không chỉ điển hình cho Nga, mà là xu hướng trên thế giới.Thiếu tướng Popov nhấn mạnh: “Nền kinh tế hiện đại, đặc biệt là tổ hợp công nghiệp quốc phòng thực sự không chỉ tập trung vào thị trường nội địa mà còn cần phải chú trọng đến thị trường bên ngoài"."Những quốc gia có khả năng sản xuất độc lập toàn bộ dây chuyền công nghệ hàng không - cả dân sự và quân sự - chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ba "nhà lãnh đạo" hiện gồm Mỹ, Nga và châu Âu"."Song nếu nói rằng nước Nga sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào xuất khẩu vũ khí để tái đầu tư là một cách tiếp cận sai lầm về cơ bản".Vị Thiếu tướng nói thêm, Su-75 gây tò mò cho phương Tây là tiền thân của tiêm kích thế hệ thứ sáu, nó sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong Không quân Nga.Ông Popov nhấn mạnh tiêm kích hai động cơ đáng tin cậy hơn và an toàn hơn, đồng thời mang lại khả năng sống sót cao trong trận chiến. Tuy nhiên do giá thành cao nên số lượng không thể quá lớn.Ông Vladimir Popov cảnh báo rằng quan hệ giữa Nga và NATO vẫn rất căng thẳng. Nếu xung đột vũ trang nổ ra, Quân đội Nga sẽ cần thêm nguồn lực.Một máy bay chiến đấu đơn động cơ rẻ hơn nhiều so với các "đối thủ" hai động cơ của nó, vì giá thành của động cơ chiếm khoảng 45% chi phí của toàn bộ máy bay.Ông Vladimir Popov giải thích: “Tức là chúng tôi sẽ có thể chế tạo khoảng hai máy bay một động cơ hạng nhẹ, hoặc hai máy rưỡi khi so sánh với giá của một chiếc tiêm kích Su-30SM, Su-34 hoặc MiG-35 hiện đại”.Tại sao việc bắt đầu sản xuất máy bay tiêm kích như vậy lại quan trọng trong thời bình? Ông Popov giải thích: "Để tăng cường khả năng sẵn sàng của các lực lượng vũ trang trong trường hợp chiến tranh 'nóng'. Nói cách khác, cần bổ sung nguồn lực huy động"."Đối với việc xuất khẩu các máy bay chiến đấu như vậy, đây là một dự án có lợi cho Nga", ông Vladimir Popov nói thêm. Đồng thời vị phi công quân sự không nghi ngờ gì về nhu cầu đối với Su-75 ở nước ngoài sẽ rất cao.“Máy bay của chúng tôi được phân biệt bởi sự kết hợp giữa giá thấp và chất lượng cao. Có thể thiết bị của chúng tôi trông không đẹp, kém về thẩm mỹ, nhưng nó chiến thắng ở độ tin cậy và hiệu quả. Do vậy nhiều quốc gia vẫn luôn tin cậy máy bay Nga”.Cuối cùng, với mức giá hấp dẫn hơn rất nhiều so với một loại máy bay chiến đấu đắt tiền của Mỹ mà không phải quốc gia nào cũng có thể mua được là F-35, Su-75 tự tin sẽ nhanh chân xây dựng chỗ đứng vững chắc trên thị trường vũ khí quốc tế.
Sau khi tiêm kích Chiếu Tướng Su-75 ra mắt, các nhà quan sát quân sự của phương Tây đã tranh luận không chỉ về khả năng chiến đấu của Checkmate, mà còn về việc Nga có thể mua được bao nhiêu máy bay như vậy.
Trang The Drive của Mỹ cho rằng, số phận của chiếc máy bay chiến đấu mới nhất sẽ phụ thuộc trực tiếp vào thành công xuất khẩu của nó. Để lấy ví dụ, tác giả bài báo nhắc lại câu chuyện về chiến đấu cơ Su-30MKI được cung cấp ồ ạt cho Ấn Độ.
Liệu số phận của tiêm kích tàng hình hạng nhẹ Su-75 sẽ thực sự phụ thuộc hoàn toàn vào việc mua bán với các đối tác nước ngoài, hay Moskva đã có kế hoạch đặc biệt cho loại máy bay mới nhất của mình?
Trước tình hình trên, Thiếu tướng Không quân, phi công danh dự của Liên bang Nga - ông Vladimir Popov đã chia sẻ ý kiến của mình về điều này với tạp chí PolitExpert (PE).
Theo ông Popov, việc xuất khẩu thực sự có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển của hàng không hiện đại. Điều này không chỉ điển hình cho Nga, mà là xu hướng trên thế giới.
Thiếu tướng Popov nhấn mạnh: “Nền kinh tế hiện đại, đặc biệt là tổ hợp công nghiệp quốc phòng thực sự không chỉ tập trung vào thị trường nội địa mà còn cần phải chú trọng đến thị trường bên ngoài".
"Những quốc gia có khả năng sản xuất độc lập toàn bộ dây chuyền công nghệ hàng không - cả dân sự và quân sự - chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ba "nhà lãnh đạo" hiện gồm Mỹ, Nga và châu Âu".
"Song nếu nói rằng nước Nga sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào xuất khẩu vũ khí để tái đầu tư là một cách tiếp cận sai lầm về cơ bản".
Vị Thiếu tướng nói thêm, Su-75 gây tò mò cho phương Tây là tiền thân của tiêm kích thế hệ thứ sáu, nó sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong Không quân Nga.
Ông Popov nhấn mạnh tiêm kích hai động cơ đáng tin cậy hơn và an toàn hơn, đồng thời mang lại khả năng sống sót cao trong trận chiến. Tuy nhiên do giá thành cao nên số lượng không thể quá lớn.
Ông Vladimir Popov cảnh báo rằng quan hệ giữa Nga và NATO vẫn rất căng thẳng. Nếu xung đột vũ trang nổ ra, Quân đội Nga sẽ cần thêm nguồn lực.
Một máy bay chiến đấu đơn động cơ rẻ hơn nhiều so với các "đối thủ" hai động cơ của nó, vì giá thành của động cơ chiếm khoảng 45% chi phí của toàn bộ máy bay.
Ông Vladimir Popov giải thích: “Tức là chúng tôi sẽ có thể chế tạo khoảng hai máy bay một động cơ hạng nhẹ, hoặc hai máy rưỡi khi so sánh với giá của một chiếc tiêm kích Su-30SM, Su-34 hoặc MiG-35 hiện đại”.
Tại sao việc bắt đầu sản xuất máy bay tiêm kích như vậy lại quan trọng trong thời bình? Ông Popov giải thích: "Để tăng cường khả năng sẵn sàng của các lực lượng vũ trang trong trường hợp chiến tranh 'nóng'. Nói cách khác, cần bổ sung nguồn lực huy động".
"Đối với việc xuất khẩu các máy bay chiến đấu như vậy, đây là một dự án có lợi cho Nga", ông Vladimir Popov nói thêm. Đồng thời vị phi công quân sự không nghi ngờ gì về nhu cầu đối với Su-75 ở nước ngoài sẽ rất cao.
“Máy bay của chúng tôi được phân biệt bởi sự kết hợp giữa giá thấp và chất lượng cao. Có thể thiết bị của chúng tôi trông không đẹp, kém về thẩm mỹ, nhưng nó chiến thắng ở độ tin cậy và hiệu quả. Do vậy nhiều quốc gia vẫn luôn tin cậy máy bay Nga”.
Cuối cùng, với mức giá hấp dẫn hơn rất nhiều so với một loại máy bay chiến đấu đắt tiền của Mỹ mà không phải quốc gia nào cũng có thể mua được là F-35, Su-75 tự tin sẽ nhanh chân xây dựng chỗ đứng vững chắc trên thị trường vũ khí quốc tế.