Cuối năm 1966, lần đầu tiên Mỹ đã triển khai tuần dương hạm hạt nhân USS Long Beach (CGN-9) sang Việt Nam tham gia cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa.Ban đầu, chiếc tàu chiến nguy hiểm này được triển khai tham gia hệ thống hỗ trợ radar và nhận diện chủ động (PIRAZ) ở phía bắc vịnh Bắc Bộ. Hệ thống này có vai trò phát hiện sớm sự xuất hiện của tiêm kích MiG của Không quân Việt Nam, báo động sớm cho phi đội ném bom của Mỹ. Ngoài ra, con tàu này còn cung cấp hoạt động tìm kiếm cứu hộ phi công Mỹ bị bắn rơi trên biển và trên đất liền.USS Long Beach (CGN-9) là chiếc tàu chiến sử dụng động lực hạt nhân đầu tiên được Mỹ chế tạo. Con tàu được khởi đóng ngày 2/12/1957 ở nhà máy Fore River, bang Massachusetts, hạ thủy ngày 14/7/1959, gia nhập Hải quân Mỹ ngày 9/9/1961.USS Long Beach là chiếc tàu duy nhất thuộc lớp cùng tên được chế tạo cho Hải quân Mỹ sử dụng. Ngoài vật liệu thép, người ta cũng dùng tới 450 tấn hợp kim nhôm để tạo nên một trong những chiến hạm tối tân nhất thế giới thời bấy giờ. Tuần dương hạm USS Long Beach (CGN-9) có lượng giãn nước 15.540 tấn, dài 219,84m, rộng 21,79m, mớn nước 9,32m.Trên tàu được trang bị đến 2 lò phản ứng hạt nhân C1W và hai động cơ tuốc bin khí cung cấp tổng công suất 80.000 mã lực và hai chân vịt cho con tàu đạt tốc độ tối đa tới 30 hải lý/h, tầm hoạt động là vô hạn nhờ năng lượng hạt nhân.USS Long Beach (CGN-9) được thiết kế với phần kiến trúc thượng tầng cực kỳ độc đáo, giống hộp hình vuông. Thực ra, "cái hộp vuông" đó là nơi lắp đặt hệ thống SCANFAR - hệ thống radar mạng pha chủ động đầu tiên của Hải quân Mỹ. SCANFAR bao gồm radar mạng pha AN/SPS-32 (cảnh giới đường không) và AN/SPS-33 (theo dõi mục tiêu, cung cấp độ cao và góc phương vị).Ngoài radar mạng pha, trên tuần dương hạm này còn được trang bị hàng loạt radar khác gồm: cảnh giới đường không 3 tham số SPS-48, 2 tham số SPS-49; radar điều khiển hỏa lực tên lửa Talos SPG-49; radar điều khiển hỏa lực tên lửa Terrier SPG-55 (anten có màu đen trong ảnh)...Tuần dương hạm hạt nhân Long Beach (CGN-9) cũng mở đầu cho thiết kế "toàn tên lửa" với việc trang bị nhiều loại tên lửa khác nhau dùng cho nhiệm vụ phòng không, chống hạm...Đầu tiên là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung RIM-2 Terrier được thiết kế để bảo vệ tàu trước các cuộc tập kích đường không. Ảnh: Bệ phóng tên lửa RIM-2 với hai cánh tay máy lắp các ray phóng treo đạn.Đạn tên lửa RIM-2 đạt tầm bắn 32km, độ cao bắn chặn 24km, trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động, lắp đầu nổ phá mảnh có điều khiển 99kg hoặc đầu đạn hạt nhân 1kiloton W45.Hệ thống phòng thủ thứ hai trên siêu hạm hạt nhân Mỹ là RIM-8 Talos - tên lửa phòng không hải quân tầm xa được trang bị đầu dẫn radar chủ động pha cuối. Phía Mỹ tuyên bố, USS Long Beach bằng tên lửa RIM-8 Talos đã bắn hạ được hai máy bay MiG của KQND Việt Nam lần lượt vào tháng 5 và 6/1968.Tên lửa RIM-8 Talos đạt tầm bắn lên tới 185km, độ cao bắn chạn 24,4km, sử dụng hệ dẫn đường kết hợp giứa lái bám sóng vô tuyến và đầu dẫn chủ động pha cuối. Tên lửa lắp đầu nổ nặng 136kg hoặc đầu đạn hạt nhân 2-5 Kiloton.Ngoài tên lửa phòng không, tuần dương hạm USS Long Beach còn được trang bị hệ thống tên lửa chống ngầm ASROC với khả năng triển khai ngư lôi và bom chìm tới cự ly 9,1km.Năm 1980, con tàu trải qua một lần đại tu nâng cấp lớn triển khai thêm loạt vũ khí mới gồm: tên lửa phòng không tầm xa Standard SM-1(ER); tên lửa hành trình Tomahawk chứa trong các hộp phóng (trong ảnh); tên lửa chống hạm Harrpoon và tổ hợp pháo CIWS Phalanx.Do cắt giảm ngân sách quốc phòng đầu những năm 1990, tháng 7/1994 con tàu chính thức được cho nghỉ hưu. Toàn bộ phần thượng tầng được gỡ bỏ cùng lò phản ứng và nhiên liệu hạt nhân. Tới mùa hè 1995, phần thân tàu được kéo về xưởng đóng tàu Hải quân Puget Sound để xử lý tái chế vật liệu. Video Tuần dương hạm tên lửa “Piotr Đại đế” phóng tên lửa vào tàu ngầm hạt nhân - Nguồn: Sputnik
Cuối năm 1966, lần đầu tiên Mỹ đã triển khai tuần dương hạm hạt nhân USS Long Beach (CGN-9) sang Việt Nam tham gia cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa.
Ban đầu, chiếc tàu chiến nguy hiểm này được triển khai tham gia hệ thống hỗ trợ radar và nhận diện chủ động (PIRAZ) ở phía bắc vịnh Bắc Bộ. Hệ thống này có vai trò phát hiện sớm sự xuất hiện của tiêm kích MiG của Không quân Việt Nam, báo động sớm cho phi đội ném bom của Mỹ. Ngoài ra, con tàu này còn cung cấp hoạt động tìm kiếm cứu hộ phi công Mỹ bị bắn rơi trên biển và trên đất liền.
USS Long Beach (CGN-9) là chiếc tàu chiến sử dụng động lực hạt nhân đầu tiên được Mỹ chế tạo. Con tàu được khởi đóng ngày 2/12/1957 ở nhà máy Fore River, bang Massachusetts, hạ thủy ngày 14/7/1959, gia nhập Hải quân Mỹ ngày 9/9/1961.
USS Long Beach là chiếc tàu duy nhất thuộc lớp cùng tên được chế tạo cho Hải quân Mỹ sử dụng. Ngoài vật liệu thép, người ta cũng dùng tới 450 tấn hợp kim nhôm để tạo nên một trong những chiến hạm tối tân nhất thế giới thời bấy giờ.
Tuần dương hạm USS Long Beach (CGN-9) có lượng giãn nước 15.540 tấn, dài 219,84m, rộng 21,79m, mớn nước 9,32m.
Trên tàu được trang bị đến 2 lò phản ứng hạt nhân C1W và hai động cơ tuốc bin khí cung cấp tổng công suất 80.000 mã lực và hai chân vịt cho con tàu đạt tốc độ tối đa tới 30 hải lý/h, tầm hoạt động là vô hạn nhờ năng lượng hạt nhân.
USS Long Beach (CGN-9) được thiết kế với phần kiến trúc thượng tầng cực kỳ độc đáo, giống hộp hình vuông. Thực ra, "cái hộp vuông" đó là nơi lắp đặt hệ thống SCANFAR - hệ thống radar mạng pha chủ động đầu tiên của Hải quân Mỹ. SCANFAR bao gồm radar mạng pha AN/SPS-32 (cảnh giới đường không) và AN/SPS-33 (theo dõi mục tiêu, cung cấp độ cao và góc phương vị).
Ngoài radar mạng pha, trên tuần dương hạm này còn được trang bị hàng loạt radar khác gồm: cảnh giới đường không 3 tham số SPS-48, 2 tham số SPS-49; radar điều khiển hỏa lực tên lửa Talos SPG-49; radar điều khiển hỏa lực tên lửa Terrier SPG-55 (anten có màu đen trong ảnh)...
Tuần dương hạm hạt nhân Long Beach (CGN-9) cũng mở đầu cho thiết kế "toàn tên lửa" với việc trang bị nhiều loại tên lửa khác nhau dùng cho nhiệm vụ phòng không, chống hạm...Đầu tiên là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung RIM-2 Terrier được thiết kế để bảo vệ tàu trước các cuộc tập kích đường không. Ảnh: Bệ phóng tên lửa RIM-2 với hai cánh tay máy lắp các ray phóng treo đạn.
Đạn tên lửa RIM-2 đạt tầm bắn 32km, độ cao bắn chặn 24km, trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động, lắp đầu nổ phá mảnh có điều khiển 99kg hoặc đầu đạn hạt nhân 1kiloton W45.
Hệ thống phòng thủ thứ hai trên siêu hạm hạt nhân Mỹ là RIM-8 Talos - tên lửa phòng không hải quân tầm xa được trang bị đầu dẫn radar chủ động pha cuối. Phía Mỹ tuyên bố, USS Long Beach bằng tên lửa RIM-8 Talos đã bắn hạ được hai máy bay MiG của KQND Việt Nam lần lượt vào tháng 5 và 6/1968.
Tên lửa RIM-8 Talos đạt tầm bắn lên tới 185km, độ cao bắn chạn 24,4km, sử dụng hệ dẫn đường kết hợp giứa lái bám sóng vô tuyến và đầu dẫn chủ động pha cuối. Tên lửa lắp đầu nổ nặng 136kg hoặc đầu đạn hạt nhân 2-5 Kiloton.
Ngoài tên lửa phòng không, tuần dương hạm USS Long Beach còn được trang bị hệ thống tên lửa chống ngầm ASROC với khả năng triển khai ngư lôi và bom chìm tới cự ly 9,1km.
Năm 1980, con tàu trải qua một lần đại tu nâng cấp lớn triển khai thêm loạt vũ khí mới gồm: tên lửa phòng không tầm xa Standard SM-1(ER); tên lửa hành trình Tomahawk chứa trong các hộp phóng (trong ảnh); tên lửa chống hạm Harrpoon và tổ hợp pháo CIWS Phalanx.
Do cắt giảm ngân sách quốc phòng đầu những năm 1990, tháng 7/1994 con tàu chính thức được cho nghỉ hưu. Toàn bộ phần thượng tầng được gỡ bỏ cùng lò phản ứng và nhiên liệu hạt nhân. Tới mùa hè 1995, phần thân tàu được kéo về xưởng đóng tàu Hải quân Puget Sound để xử lý tái chế vật liệu.
Video Tuần dương hạm tên lửa “Piotr Đại đế” phóng tên lửa vào tàu ngầm hạt nhân - Nguồn: Sputnik