Tuần dương hạm hạt nhân Liên Xô được lên ý tưởng vào thập niên 1970, khi đó tàu ngầm nguyên tử đã được trang bị tên lửa đạn đạo và trở thành vũ khí chiến lược. Để chống lại chúng, Moskva chế tạo nhiều tàu chống ngầm với kích thước và sức mạnh lớn hơn bao giờ hết.Sau đó Bộ Tư lệnh Hải quân Liên Xô quyết định kết hợp lực lượng chống ngầm và tấn công của tàu tuần dương tên lửa. Để tung sức mạnh đến bất kỳ đâu trên thế giới, họ quyết định trang bị cho con tàu lò phản ứng hạt nhân.Các Đô đốc Liên Xô khi đó tỏ ra vô cùng ấn tượng trước màn trình diễn "đi vòng quanh thế giới" của 3 chiến hạm Mỹ gồm tàu sân bay Enterprise, tàu tuần dương Long Beach và tàu khu trục nhỏ Bainbridge, chúng đã hoàn thành chuyến đi trong 65 ngày.Dự án nghiên cứu phát triển tàu tuần dương hạt nhân của Liên Xô được đặt tên là Orlan - một trong những loài chim săn mồi mạnh mẽ nhất trên thế giới, tổng công trình sư là ông Boris Kupensky.Ngay lập tức một vấn đề lớn nảy sinh: sức mạnh của các lò phản ứng hạt nhân cho tàu ngầm và tàu phá băng không đủ cho chiến hạm khổng lồ, trong khi lượng giãn nước 8.000 tấn theo đề xuất không cho phép lắp đặt hai lò phản ứng. Hạn chế được gỡ bỏ bởi Tư lệnh Hải quân Sergei Gorshkov."Sergei Georgievich đi vòng quanh những mô hình mà chúng tôi mang đến, dùng ngón tay đo thứ gì đó và nói: 'Con tàu này là dành cho tôi' và ông ấy chỉ vào một nguyên mẫu", Georgy Kudrov - nhà thiết kế hàng đầu của Cục thiết kế phương Bắc về động cơ hạt nhân cho biết.Vào lúc đó, đơn vị đang đồng thời thiết kế 7 con tàu khác nhau, áp lực đối với họ rất khủng khiếp, 100 kỹ sư đóng tàu từ các phòng thiết kế khác đã được cử đến để giúp đỡ, nhờ vậy công việc mới có thể diễn ra.Sức mạnh nổi bật của tàu tuần dương hạt nhân là tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh P-700 Granit với các đặc điểm: rất nhanh (Mach 2,5), tầm bắn rất xa và tinh vi. Vũ khí này thường tấn công bởi một nhóm được phóng cùng lúc và trao đổi thông tin khi đang bay.Sau khi rời bệ phóng, tên lửa chính bay thấp trên mặt nước trong khi một quả ở trên cao, nó tìm kiếm hạm đội được lên kế hoạch tiêu diệt và chuyển hướng sự chú ý của lực lượng phòng không đối phương sang bản thân.Nếu tên lửa chỉ huy bị bắn hạ, một quả đạn khác sẽ ngay lập tức thế chỗ. Khi tiếp cận tàu địch, tên lửa chống hạm sẽ tự động phân bổ mục tiêu cho nhau và tấn công chúng từ các hướng khác nhau.Thời điểm đó, các tàu ngầm hạt nhân của Dự án Atlant được trang bị Granit. Để triển khai từ dưới nước, các ống phóng P-700 phải chứa đầy nước biển. Để không làm thay đổi bệ phóng, tên lửa "phóng dưới nước" cũng được lắp đặt trên Kirov và dùng cơ chế tương tự.Bơm nước vào ống phóng dài 11 mét mất vài giây. Việc bắn hạ một tên lửa Granit đang bay là cực kỳ khó - ngay cả khi gặp hỏa lực phòng không, quả đạn nặng 7 tấn vẫn tiếp tục bay về phía mục tiêu theo quán tính, NATO gọi nó là Shipwreck (Xác tàu đắm).Hệ thống phòng không của tuần dương hạm hạt nhân Kirov cũng mang tính cách mạng - lần đầu tiên phiên bản hải quân của tổ hợp S-300 được lắp đặt trên tàu. Các bệ phóng tên lửa kiểu tang trống bố trí ở phần mũi và đuôi của con tàu dài 252 mét."Chúng tôi có thể bắn đồng thời 12 mục tiêu từ mọi hướng và có một phương thức tinh vi là 'bắn từ xung quanh góc', nhà thiết kế chính của hệ thống tên lửa phòng không Fort - ông Arkady Yezhov khẳng định: "Đối với những năm 1970, điều này nghe có vẻ tuyệt vời".Kết quả là một tàu tuần dương hạt nhân có khả năng bảo vệ hạm đội khỏi các cuộc tập kích trên không, tấn công mục tiêu trên mặt nước, tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm, cũng như hỗ trợ đổ bộ bằng hỏa lực pháo binh đã được tạo ra."Thật là tự hào về vũ khí của chúng tôi"! - Chỉ huy đầu tiên của Kirov - ông Alexander Kovalchuk cho biết, con tàu nói trên được xem là đối thủ chính của những hạm đội tàu sân bay Mỹ.Với thành công khi tạo ra chiếc tàu tuần dương này, 5 kỹ sư của Cục Thiết kế Phương Bắc đã nhận được giải thưởng cấp nhà nước, và sau khi hạ thủy chiếc dẫn đầu, thêm 4 tàu khác thuộc lớp Orlan được đặt đóng tại Nhà máy Đóng tàu Baltic.Một trong số chúng - tàu Peter Đại đế hiện là soái hạm của Hạm đội Phương Bắc, Đô đốc Nakhimov đang được hiện đại hóa, Đô đốc Lazarev bị ngừng hoạt động vì nhiều khó khăn. Con tàu dẫn đầu được đổi tên thành Đô đốc Ushakov vào năm 1992, hiện đã rút khỏi hạm đội và chờ tháo dỡ.Vai trò lớn nhất của tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov đến vào đầu những năm 1980, với sự xuất hiện của nó tại phía Đông biển Địa Trung Hải, con tàu đã kết thúc cuộc chiến tranh ở Lebanon."Ngay khi chúng tôi tiếp cận ở cự ly 600 km, cuộc tấn công bằng pháo binh và không kích bị chặn lại, tàu Mỹ đã rút lui". Ông Kovalchuk nói thêm: "Sự xuất hiện của Kirov khiến tàu sân bay Mỹ phải cách xa bờ biển Lebanon gần 500 km, sau đó cuộc chiến kết thúc trong đàm phán hòa bình".
Tuần dương hạm hạt nhân Liên Xô được lên ý tưởng vào thập niên 1970, khi đó tàu ngầm nguyên tử đã được trang bị tên lửa đạn đạo và trở thành vũ khí chiến lược. Để chống lại chúng, Moskva chế tạo nhiều tàu chống ngầm với kích thước và sức mạnh lớn hơn bao giờ hết.
Sau đó Bộ Tư lệnh Hải quân Liên Xô quyết định kết hợp lực lượng chống ngầm và tấn công của tàu tuần dương tên lửa. Để tung sức mạnh đến bất kỳ đâu trên thế giới, họ quyết định trang bị cho con tàu lò phản ứng hạt nhân.
Các Đô đốc Liên Xô khi đó tỏ ra vô cùng ấn tượng trước màn trình diễn "đi vòng quanh thế giới" của 3 chiến hạm Mỹ gồm tàu sân bay Enterprise, tàu tuần dương Long Beach và tàu khu trục nhỏ Bainbridge, chúng đã hoàn thành chuyến đi trong 65 ngày.
Dự án nghiên cứu phát triển tàu tuần dương hạt nhân của Liên Xô được đặt tên là Orlan - một trong những loài chim săn mồi mạnh mẽ nhất trên thế giới, tổng công trình sư là ông Boris Kupensky.
Ngay lập tức một vấn đề lớn nảy sinh: sức mạnh của các lò phản ứng hạt nhân cho tàu ngầm và tàu phá băng không đủ cho chiến hạm khổng lồ, trong khi lượng giãn nước 8.000 tấn theo đề xuất không cho phép lắp đặt hai lò phản ứng. Hạn chế được gỡ bỏ bởi Tư lệnh Hải quân Sergei Gorshkov.
"Sergei Georgievich đi vòng quanh những mô hình mà chúng tôi mang đến, dùng ngón tay đo thứ gì đó và nói: 'Con tàu này là dành cho tôi' và ông ấy chỉ vào một nguyên mẫu", Georgy Kudrov - nhà thiết kế hàng đầu của Cục thiết kế phương Bắc về động cơ hạt nhân cho biết.
Vào lúc đó, đơn vị đang đồng thời thiết kế 7 con tàu khác nhau, áp lực đối với họ rất khủng khiếp, 100 kỹ sư đóng tàu từ các phòng thiết kế khác đã được cử đến để giúp đỡ, nhờ vậy công việc mới có thể diễn ra.
Sức mạnh nổi bật của tàu tuần dương hạt nhân là tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh P-700 Granit với các đặc điểm: rất nhanh (Mach 2,5), tầm bắn rất xa và tinh vi. Vũ khí này thường tấn công bởi một nhóm được phóng cùng lúc và trao đổi thông tin khi đang bay.
Sau khi rời bệ phóng, tên lửa chính bay thấp trên mặt nước trong khi một quả ở trên cao, nó tìm kiếm hạm đội được lên kế hoạch tiêu diệt và chuyển hướng sự chú ý của lực lượng phòng không đối phương sang bản thân.
Nếu tên lửa chỉ huy bị bắn hạ, một quả đạn khác sẽ ngay lập tức thế chỗ. Khi tiếp cận tàu địch, tên lửa chống hạm sẽ tự động phân bổ mục tiêu cho nhau và tấn công chúng từ các hướng khác nhau.
Thời điểm đó, các tàu ngầm hạt nhân của Dự án Atlant được trang bị Granit. Để triển khai từ dưới nước, các ống phóng P-700 phải chứa đầy nước biển. Để không làm thay đổi bệ phóng, tên lửa "phóng dưới nước" cũng được lắp đặt trên Kirov và dùng cơ chế tương tự.
Bơm nước vào ống phóng dài 11 mét mất vài giây. Việc bắn hạ một tên lửa Granit đang bay là cực kỳ khó - ngay cả khi gặp hỏa lực phòng không, quả đạn nặng 7 tấn vẫn tiếp tục bay về phía mục tiêu theo quán tính, NATO gọi nó là Shipwreck (Xác tàu đắm).
Hệ thống phòng không của tuần dương hạm hạt nhân Kirov cũng mang tính cách mạng - lần đầu tiên phiên bản hải quân của tổ hợp S-300 được lắp đặt trên tàu. Các bệ phóng tên lửa kiểu tang trống bố trí ở phần mũi và đuôi của con tàu dài 252 mét.
"Chúng tôi có thể bắn đồng thời 12 mục tiêu từ mọi hướng và có một phương thức tinh vi là 'bắn từ xung quanh góc', nhà thiết kế chính của hệ thống tên lửa phòng không Fort - ông Arkady Yezhov khẳng định: "Đối với những năm 1970, điều này nghe có vẻ tuyệt vời".
Kết quả là một tàu tuần dương hạt nhân có khả năng bảo vệ hạm đội khỏi các cuộc tập kích trên không, tấn công mục tiêu trên mặt nước, tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm, cũng như hỗ trợ đổ bộ bằng hỏa lực pháo binh đã được tạo ra.
"Thật là tự hào về vũ khí của chúng tôi"! - Chỉ huy đầu tiên của Kirov - ông Alexander Kovalchuk cho biết, con tàu nói trên được xem là đối thủ chính của những hạm đội tàu sân bay Mỹ.
Với thành công khi tạo ra chiếc tàu tuần dương này, 5 kỹ sư của Cục Thiết kế Phương Bắc đã nhận được giải thưởng cấp nhà nước, và sau khi hạ thủy chiếc dẫn đầu, thêm 4 tàu khác thuộc lớp Orlan được đặt đóng tại Nhà máy Đóng tàu Baltic.
Một trong số chúng - tàu Peter Đại đế hiện là soái hạm của Hạm đội Phương Bắc, Đô đốc Nakhimov đang được hiện đại hóa, Đô đốc Lazarev bị ngừng hoạt động vì nhiều khó khăn. Con tàu dẫn đầu được đổi tên thành Đô đốc Ushakov vào năm 1992, hiện đã rút khỏi hạm đội và chờ tháo dỡ.
Vai trò lớn nhất của tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov đến vào đầu những năm 1980, với sự xuất hiện của nó tại phía Đông biển Địa Trung Hải, con tàu đã kết thúc cuộc chiến tranh ở Lebanon.
"Ngay khi chúng tôi tiếp cận ở cự ly 600 km, cuộc tấn công bằng pháo binh và không kích bị chặn lại, tàu Mỹ đã rút lui". Ông Kovalchuk nói thêm: "Sự xuất hiện của Kirov khiến tàu sân bay Mỹ phải cách xa bờ biển Lebanon gần 500 km, sau đó cuộc chiến kết thúc trong đàm phán hòa bình".