Trong năm 2018, trang Menadefense.net đã công bố một thông tin gây sốc, đó là Matxcơva cho phép quốc gia Bắc Phi Ai Cập được sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S và cả phiên bản xe tăng chỉ huy T-90SK tại chỗ.Theo nguồn tin trên, trong năm 2019, Ai Cập sẽ bắt đầu sản xuất xe tăng T-90S và T-90SK, trong đó 200 chiếc T-90S đầu tiên sẽ ở dưới dạng lắp ráp đơn giản.Đến giai đoạn tiếp theo, 200 chiếc sau đó sẽ được cung cấp dưới dạng các chi tiết để phía Ai Cập hoàn thiện (bao gồm cả thân xe cùng với tháp pháo).Như vậy có thể thấy rằng công việc mà phía Nga chuyển giao cho Ai Cập tương đối đơn giản, chỉ là lắp ráp bán thành phẩm và chưa tiếp cận được công nghệ sản xuất theo đúng nghĩa.Mặc dù vậy thông tin này vẫn gây bất ngờ vì Nga đã đặt chân vào vùng đất vẫn được xem như "sân nhà" của các loại vũ khí trang bị cho lục quân do Mỹ cung cấp.Giới chuyên gia phân tích từng bình luận rằng đây là sự nhượng bộ hiếm có của Matxcơva, bởi từ trước tới nay họ chỉ cấp phép lắp ráp xe tăng T-90 cho đối tác quân sự quan trọng nhất của mình là Ấn Độ mà thôi.ặc dù vậy, sau một thời gian dài vẫn chưa có thêm bất cứ động tĩnh gì cho thấy kế hoạch xây dựng nhà máy lắp ráp xe tăng T-90 tại Ai Cập sẽ trở thành hiện thực.Và cho tới lúc này thì gần như đã có thể khẳng định thông tin Ai Cập đặt mua và tiến tới lắp ráp số lượng lớn xe tăng T-90 là không chính xác, điều này rất dễ hiểu khi nhìn vào tình hình thực tế của họ.Nhờ sự hợp tác với tập đoàn General Dynamics của Mỹ, ngay từ năm 1992, Ai Cập đã có trong tay một dây chuyền sản xuất xe tăng M1 Abrams khá hoàn chỉnh.Mặc dù có thời điểm dây chuyền này bị dừng lại và chỉ được tái khởi động vào năm 2011, nhưng cho đến nay đã có khoảng 1.200 chiếc M1A1 được Ai Cập cho xuất xưởng với tỷ lệ nội địa hoá đạt tới 95%.Ai Cập đã có thể chế tạo từ thân xe, tháp pháo, pháo chính, đạn các loại cho xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams với chất lượng chẳng thua kém gì hàng chính gốc của Mỹ.Ai Cập chính là đối tác nước ngoài duy nhất của Mỹ được chế tạo dòng xe tăng chủ lực hiện đại này và dây chuyền vẫn đang hoạt động chứ không dừng lại từ lâu như thực trạng nhà máy của General Dynamics.Khi nắm trong tay số lượng cực lớn xe tăng M1A1 Abrams hiện đại và có cả dây chuyền sản xuất gần như hoàn chỉnh thì việc Ai Cập xin được lắp ráp T-90 ở dạng giản đơn là rất phi lý.Rõ ràng quốc gia Bắc Phi này chẳng có lý do gì để phải đầu tư một dây chuyền và nhà xưởng mới hoàn toàn để chế tạo một dòng MBT tương đương, trong khi còn phải đảm bảo cả vấn đề hậu cần cho khai thác về sau.Thậm chí số lượng xe tăng M1A1 Abrams đang phục vụ trong quân đội Ai Cập còn đang ở mức dư thừa, dây chuyền chế tạo dòng MBT này dự kiến sắp bị đóng cửa lần hai, cho nên việc Cairo lại đi lắp ráp T-90 rõ ràng là điều thiếu hợp lý.
Trong năm 2018, trang Menadefense.net đã công bố một thông tin gây sốc, đó là Matxcơva cho phép quốc gia Bắc Phi Ai Cập được sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S và cả phiên bản xe tăng chỉ huy T-90SK tại chỗ.
Theo nguồn tin trên, trong năm 2019, Ai Cập sẽ bắt đầu sản xuất xe tăng T-90S và T-90SK, trong đó 200 chiếc T-90S đầu tiên sẽ ở dưới dạng lắp ráp đơn giản.
Đến giai đoạn tiếp theo, 200 chiếc sau đó sẽ được cung cấp dưới dạng các chi tiết để phía Ai Cập hoàn thiện (bao gồm cả thân xe cùng với tháp pháo).
Như vậy có thể thấy rằng công việc mà phía Nga chuyển giao cho Ai Cập tương đối đơn giản, chỉ là lắp ráp bán thành phẩm và chưa tiếp cận được công nghệ sản xuất theo đúng nghĩa.
Mặc dù vậy thông tin này vẫn gây bất ngờ vì Nga đã đặt chân vào vùng đất vẫn được xem như "sân nhà" của các loại vũ khí trang bị cho lục quân do Mỹ cung cấp.
Giới chuyên gia phân tích từng bình luận rằng đây là sự nhượng bộ hiếm có của Matxcơva, bởi từ trước tới nay họ chỉ cấp phép lắp ráp xe tăng T-90 cho đối tác quân sự quan trọng nhất của mình là Ấn Độ mà thôi.
ặc dù vậy, sau một thời gian dài vẫn chưa có thêm bất cứ động tĩnh gì cho thấy kế hoạch xây dựng nhà máy lắp ráp xe tăng T-90 tại Ai Cập sẽ trở thành hiện thực.
Và cho tới lúc này thì gần như đã có thể khẳng định thông tin Ai Cập đặt mua và tiến tới lắp ráp số lượng lớn xe tăng T-90 là không chính xác, điều này rất dễ hiểu khi nhìn vào tình hình thực tế của họ.
Nhờ sự hợp tác với tập đoàn General Dynamics của Mỹ, ngay từ năm 1992, Ai Cập đã có trong tay một dây chuyền sản xuất xe tăng M1 Abrams khá hoàn chỉnh.
Mặc dù có thời điểm dây chuyền này bị dừng lại và chỉ được tái khởi động vào năm 2011, nhưng cho đến nay đã có khoảng 1.200 chiếc M1A1 được Ai Cập cho xuất xưởng với tỷ lệ nội địa hoá đạt tới 95%.
Ai Cập đã có thể chế tạo từ thân xe, tháp pháo, pháo chính, đạn các loại cho xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams với chất lượng chẳng thua kém gì hàng chính gốc của Mỹ.
Ai Cập chính là đối tác nước ngoài duy nhất của Mỹ được chế tạo dòng xe tăng chủ lực hiện đại này và dây chuyền vẫn đang hoạt động chứ không dừng lại từ lâu như thực trạng nhà máy của General Dynamics.
Khi nắm trong tay số lượng cực lớn xe tăng M1A1 Abrams hiện đại và có cả dây chuyền sản xuất gần như hoàn chỉnh thì việc Ai Cập xin được lắp ráp T-90 ở dạng giản đơn là rất phi lý.
Rõ ràng quốc gia Bắc Phi này chẳng có lý do gì để phải đầu tư một dây chuyền và nhà xưởng mới hoàn toàn để chế tạo một dòng MBT tương đương, trong khi còn phải đảm bảo cả vấn đề hậu cần cho khai thác về sau.
Thậm chí số lượng xe tăng M1A1 Abrams đang phục vụ trong quân đội Ai Cập còn đang ở mức dư thừa, dây chuyền chế tạo dòng MBT này dự kiến sắp bị đóng cửa lần hai, cho nên việc Cairo lại đi lắp ráp T-90 rõ ràng là điều thiếu hợp lý.