Theo tờ Military Observer của Mỹ, Anh từng được coi là những nhà lãnh đạo về hải quân của phương Tây, kể từ những ngày đầu của Chiến tranh Lạnh; nhưng từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, quy mô của hải quân Anh đã bị thu hẹp đáng kể.Mặc dù Anh chi tiêu nhiều hơn cho lực lượng vũ trang của mình so với Nhật Bản và mức mua sắm của hai nước tương đương nhau, nhưng Hải quân Hoàng gia Anh lại thua kém Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản, về hầu hết các chỉ số hoạt động.Lấy các tàu khu trục làm ví dụ, Nhật Bản có 44 tàu khu trục, trở thành hạm đội tàu khu trục lớn thứ ba trên thế giới, trong khi Anh chỉ có 6 chiếc. Mặc dù Anh đã triển khai một hạm đội gồm 13 tàu khu trục vào cuối Chiến tranh Lạnh. Hải quân Anh đã có kế hoạch thay thế các tàu chiến cũ bằng 12 tàu khu trục lớp Type 45 hiện đại. Nhưng do hạn chế về ngân sách và chi phí cực kỳ cao của các tàu khu trục Type 45, nên đã giảm xuống còn 9 tàu, và sau đó là 6 tàu.Hạm đội tàu khu trục của Nhật Bản lớn hơn tổng số các quốc gia châu Âu, bao gồm cả Anh. Hạm đội tàu khu trục Nhật Bản không chỉ lớn hơn, mà tính năng chiến đấu còn tiên tiến hơn bất kỳ tàu chiến nào của hạm đội Anh.Lấy tàu khu trục duy nhất của Anh là Type 45 làm minh chứng, Type 45 chỉ trang bị 48 giếng phóng tên lửa thẳng đứng; trong khi hầu hết các tàu chiến Nhật Bản, có thể trang bị 96 giếng phóng. Như vậy, xét về góc độ kỹ thuật, tàu chiến Nhật sẽ có lợi thế hỏa lực, gấp đôi so với tàu Anh. Giống như các tàu khu trục của Hàn Quốc và Mỹ, các tàu khu trục của Nhật Bản đều được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân, cho phép sử dụng nhiều loại vũ khí, bao gồm chống tàu ngầm, phòng không, chống hạm và thậm chí cả chống tên lửa.Ngược lại, tàu khu trục Type 45 sử dụng hệ thống phóng cũ hơn, kém linh hoạt hơn nhiều và chỉ có thể phóng tên lửa phòng không Aster 15 và Aster 30. Hơn nữa, tốc độ của những tên lửa này chậm hơn đáng kể và tầm bắn ngắn hơn nhiều, so với tên lửa Standard-3 và Standard-6 trên tàu chiến Nhật Bản, và chúng chưa có khả năng chống tên lửa.Trên thực tế, tên lửa Standard-3 mới nhất, có tầm bắn 1.200 km, gấp 10 lần tên lửa Aster 30 của Anh. Nhật Bản cũng là nước tiên phong trong công nghệ tên lửa chống hạm và radar mảng pha.Các tàu, tên lửa và máy bay của Nhật Bản sản xuất và trang bị, được sử dụng radar mảng pha quét điện tử chủ động đầu tiên trên thế giới. Năng lực công nghiệp và nghiên cứu của Nhật Bản, đã mang lại cho các tàu khu trục của nước này lợi thế công nghệ đáng kể so với Anh.Ngoài hạm đội tàu nổi, Nhật Bản còn có lợi thế hỏa lực đáng kể về hạm đội tàu ngầm. Nhật Bản có tổng cộng 20 tàu ngầm và Anh chỉ có 11 chiếc. Khác với Anh, chủ yếu dựa vào chia sẻ công nghệ với Hải quân Mỹ, Nhật Bản luôn là quốc gia tiên phong trong phát triển công nghệ tàu ngầm.Gần đây, Nhật Bản đã sử dụng pin lithium trong các tàu ngầm của họ; đây là công nghệ mới, chưa được các nước khác áp dụng; có thể cải thiện sức bền của tàu ngầm ở tốc độ cao, đồng thời cho phép sạc pin tàu ngầm nhanh hơn.Năng lực đóng tàu quân sự của Nhật Bản rất mạnh và hiệu quả đóng tàu cao hơn nhiều so với các nước khác. Mặc dù chi phí phát triển các công nghệ quân sự rất phức tạp và tốn kém, nhưng tàu chiến của Nhật Bản nhìn chung, vẫn có giá rẻ hơn so với của Anh.Anh chỉ giữ lại một số lợi thế trong lĩnh vực tàu sân bay và vũ khí hạt nhân chiến lược, và điều này chủ yếu là do Nhật Bản bị cấm phát triển vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí tấn công. Tuy nhiên, Nhật Bản đã triển khai 4 tàu đổ bộ trực thăng, bao gồm 2 tàu lớp Hyuga và 2 tàu lớp Izumo.Tàu đổ bộ lớp Hyuga được coi là một trong những tàu chống ngầm tốt nhất trên thế giới; và tàu đổ bộ lớp Izumo được chế tạo, có thể triển khai máy bay chiến đấu F-35B, cất và hạ cánh thẳng đứng.Trong khi đó, Anh có hai tàu sân bay lớp Queen Elizabeth lớn hơn, nhưng cả hai đều chưa hoàn thiện về năng lực chiến đấu. Để giảm chi phí, tàu sân bay của Anh cũng triển khai tiêm kích cất, hạ cánh thẳng đứng F-35B; tuy nhiên khả năng tác chiến của F-35B, kém xa so với tiêm kích hạm F-35C.Giống như tàu đổ bộ lớp Izumo, tàu sân bay lớp Queen Elizabeth không thể triển khai máy bay cảnh báo sớm trên không E-2; điều này sẽ khiến khả năng tác chiến của cả hai loại tàu của cả Anh và Nhật Bản, sẽ bị hạn chế hơn so với tàu sân bay truyền thống.Trong tương lai, giới phân tích cho rằng, tàu sân bay lớp Nữ hoàng Elizabeth sẽ là mẫu tàu sân bay cuối cùng của Anh. Tương tự, khu trục hạm Type 45 cũng được cho là khu trục hạm cuối cùng của Hải quân Anh. Sau đó, Anh sẽ chủ yếu dựa vào các khinh hạm có trọng tải nhẹ hơn và giá thành thấp hơn.Khả năng tác chiến hải quân của Nhật Bản, đã vượt xa các cường quốc phương Tây khác, ngoại trừ Mỹ. Về chiến lược, giống như Anh, Nhật Bản sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư và phát triển sức mạnh hàng hải.Ngành công nghiệp đóng tàu quân sự của Nhật Bản vẫn dẫn đầu thế giới. Nhưng từ những năm 1970, ngành công nghiệp đóng tàu của Anh đã suy giảm trên diện rộng, dẫn đến việc phần lớn ngành đóng tàu của nước này phải thuê ngoài, làm giảm khả năng cạnh tranh của Anh, với tư cách là một cường quốc hải quân.Hải quân Hoàng gia Anh từng là cường quốc hải quân có sức mạnh lớn nhất thế giới; nhưng giờ đây, lực lượng này đang phải đối mặt với việc ngày càng nhiều dự án tàu chiến hiện đại bị cắt giảm, năng lực ngày càng không đạt yêu cầu. Và họ còn kém xa năng lực của một lực lượng phòng vệ, ở vùng Viễn Đông. Nguồn ảnh: Gwoun. Sức mạnh lớp tàu sân bay trực thăng trá hình "khu trục hạm" của Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản. Nguồn: QPVN.
Theo tờ Military Observer của Mỹ, Anh từng được coi là những nhà lãnh đạo về hải quân của phương Tây, kể từ những ngày đầu của Chiến tranh Lạnh; nhưng từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, quy mô của hải quân Anh đã bị thu hẹp đáng kể.
Mặc dù Anh chi tiêu nhiều hơn cho lực lượng vũ trang của mình so với Nhật Bản và mức mua sắm của hai nước tương đương nhau, nhưng Hải quân Hoàng gia Anh lại thua kém Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản, về hầu hết các chỉ số hoạt động.
Lấy các tàu khu trục làm ví dụ, Nhật Bản có 44 tàu khu trục, trở thành hạm đội tàu khu trục lớn thứ ba trên thế giới, trong khi Anh chỉ có 6 chiếc. Mặc dù Anh đã triển khai một hạm đội gồm 13 tàu khu trục vào cuối Chiến tranh Lạnh.
Hải quân Anh đã có kế hoạch thay thế các tàu chiến cũ bằng 12 tàu khu trục lớp Type 45 hiện đại. Nhưng do hạn chế về ngân sách và chi phí cực kỳ cao của các tàu khu trục Type 45, nên đã giảm xuống còn 9 tàu, và sau đó là 6 tàu.
Hạm đội tàu khu trục của Nhật Bản lớn hơn tổng số các quốc gia châu Âu, bao gồm cả Anh. Hạm đội tàu khu trục Nhật Bản không chỉ lớn hơn, mà tính năng chiến đấu còn tiên tiến hơn bất kỳ tàu chiến nào của hạm đội Anh.
Lấy tàu khu trục duy nhất của Anh là Type 45 làm minh chứng, Type 45 chỉ trang bị 48 giếng phóng tên lửa thẳng đứng; trong khi hầu hết các tàu chiến Nhật Bản, có thể trang bị 96 giếng phóng. Như vậy, xét về góc độ kỹ thuật, tàu chiến Nhật sẽ có lợi thế hỏa lực, gấp đôi so với tàu Anh.
Giống như các tàu khu trục của Hàn Quốc và Mỹ, các tàu khu trục của Nhật Bản đều được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân, cho phép sử dụng nhiều loại vũ khí, bao gồm chống tàu ngầm, phòng không, chống hạm và thậm chí cả chống tên lửa.
Ngược lại, tàu khu trục Type 45 sử dụng hệ thống phóng cũ hơn, kém linh hoạt hơn nhiều và chỉ có thể phóng tên lửa phòng không Aster 15 và Aster 30. Hơn nữa, tốc độ của những tên lửa này chậm hơn đáng kể và tầm bắn ngắn hơn nhiều, so với tên lửa Standard-3 và Standard-6 trên tàu chiến Nhật Bản, và chúng chưa có khả năng chống tên lửa.
Trên thực tế, tên lửa Standard-3 mới nhất, có tầm bắn 1.200 km, gấp 10 lần tên lửa Aster 30 của Anh. Nhật Bản cũng là nước tiên phong trong công nghệ tên lửa chống hạm và radar mảng pha.
Các tàu, tên lửa và máy bay của Nhật Bản sản xuất và trang bị, được sử dụng radar mảng pha quét điện tử chủ động đầu tiên trên thế giới. Năng lực công nghiệp và nghiên cứu của Nhật Bản, đã mang lại cho các tàu khu trục của nước này lợi thế công nghệ đáng kể so với Anh.
Ngoài hạm đội tàu nổi, Nhật Bản còn có lợi thế hỏa lực đáng kể về hạm đội tàu ngầm. Nhật Bản có tổng cộng 20 tàu ngầm và Anh chỉ có 11 chiếc. Khác với Anh, chủ yếu dựa vào chia sẻ công nghệ với Hải quân Mỹ, Nhật Bản luôn là quốc gia tiên phong trong phát triển công nghệ tàu ngầm.
Gần đây, Nhật Bản đã sử dụng pin lithium trong các tàu ngầm của họ; đây là công nghệ mới, chưa được các nước khác áp dụng; có thể cải thiện sức bền của tàu ngầm ở tốc độ cao, đồng thời cho phép sạc pin tàu ngầm nhanh hơn.
Năng lực đóng tàu quân sự của Nhật Bản rất mạnh và hiệu quả đóng tàu cao hơn nhiều so với các nước khác. Mặc dù chi phí phát triển các công nghệ quân sự rất phức tạp và tốn kém, nhưng tàu chiến của Nhật Bản nhìn chung, vẫn có giá rẻ hơn so với của Anh.
Anh chỉ giữ lại một số lợi thế trong lĩnh vực tàu sân bay và vũ khí hạt nhân chiến lược, và điều này chủ yếu là do Nhật Bản bị cấm phát triển vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí tấn công. Tuy nhiên, Nhật Bản đã triển khai 4 tàu đổ bộ trực thăng, bao gồm 2 tàu lớp Hyuga và 2 tàu lớp Izumo.
Tàu đổ bộ lớp Hyuga được coi là một trong những tàu chống ngầm tốt nhất trên thế giới; và tàu đổ bộ lớp Izumo được chế tạo, có thể triển khai máy bay chiến đấu F-35B, cất và hạ cánh thẳng đứng.
Trong khi đó, Anh có hai tàu sân bay lớp Queen Elizabeth lớn hơn, nhưng cả hai đều chưa hoàn thiện về năng lực chiến đấu. Để giảm chi phí, tàu sân bay của Anh cũng triển khai tiêm kích cất, hạ cánh thẳng đứng F-35B; tuy nhiên khả năng tác chiến của F-35B, kém xa so với tiêm kích hạm F-35C.
Giống như tàu đổ bộ lớp Izumo, tàu sân bay lớp Queen Elizabeth không thể triển khai máy bay cảnh báo sớm trên không E-2; điều này sẽ khiến khả năng tác chiến của cả hai loại tàu của cả Anh và Nhật Bản, sẽ bị hạn chế hơn so với tàu sân bay truyền thống.
Trong tương lai, giới phân tích cho rằng, tàu sân bay lớp Nữ hoàng Elizabeth sẽ là mẫu tàu sân bay cuối cùng của Anh. Tương tự, khu trục hạm Type 45 cũng được cho là khu trục hạm cuối cùng của Hải quân Anh. Sau đó, Anh sẽ chủ yếu dựa vào các khinh hạm có trọng tải nhẹ hơn và giá thành thấp hơn.
Khả năng tác chiến hải quân của Nhật Bản, đã vượt xa các cường quốc phương Tây khác, ngoại trừ Mỹ. Về chiến lược, giống như Anh, Nhật Bản sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư và phát triển sức mạnh hàng hải.
Ngành công nghiệp đóng tàu quân sự của Nhật Bản vẫn dẫn đầu thế giới. Nhưng từ những năm 1970, ngành công nghiệp đóng tàu của Anh đã suy giảm trên diện rộng, dẫn đến việc phần lớn ngành đóng tàu của nước này phải thuê ngoài, làm giảm khả năng cạnh tranh của Anh, với tư cách là một cường quốc hải quân.
Hải quân Hoàng gia Anh từng là cường quốc hải quân có sức mạnh lớn nhất thế giới; nhưng giờ đây, lực lượng này đang phải đối mặt với việc ngày càng nhiều dự án tàu chiến hiện đại bị cắt giảm, năng lực ngày càng không đạt yêu cầu. Và họ còn kém xa năng lực của một lực lượng phòng vệ, ở vùng Viễn Đông. Nguồn ảnh: Gwoun.
Sức mạnh lớp tàu sân bay trực thăng trá hình "khu trục hạm" của Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản. Nguồn: QPVN.