Sau khi Liên Xô sụp đổ Ukraine nhận được số lượng vũ khí khủng từ Liên Xô, đáng chú ý trong số này có máy bay ném bom Tu-22 và tên lửa hành trình diệt hạm Kh-22. Được biết tên lửa Kh-22 kết hợp với máy bay Tu-22 trở thành thứ vũ khí đáng sợ nhất cho hạm đội đối phương, đặc biệt là tàu sân bay.Hình ảnh binh sĩ Ukraine đang tự tay "xẻ thịt:" tên lửa hành trình Kh-22 vào năm 2002. Tổng cộng đã có 423 tên lửa hành trình Kh-22 đã bị phá hủy.Trong khi đó có tới 60 máy bay ném bom chiến lược Tu-22 với các phiên bản bị phá hủy hoàn toàn.Cho đến thời điểm hiện tại khi mối quan hệ với Nga leo thang cũng như xung đột tại miền Đông trở nên căng thẳng, nhiều ý kiến lên án việc Ukraine đã tự tay phá hủy đi nhiều vũ khí uy lực.Họ lý luận rằng, nếu Ukraine giữ lại các vũ khí có sức mạnh chẳng hạn như Tu-22 và Kh-22 thì vị thế của Kiev ngày nay đã khác.Tuy nhiên có một sự thật ít biết rằng, dù có muốn giữ lại số vũ khí này thì các nước khác cũng không để cho Ukraine làm điều đó, cụ thể là Nga và Mỹ.Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine là quốc gia thứ hai được phân chia số vũ khí nhiều nhất sau Nga. Điều này đã làm cho không quân Ukraine vụt trở thành lực lượng đứng thứ ba thế giới sau Mỹ và Nga.Tuy vậy cả Nga và Mỹ đều không muốn Ukraine trở thành một tiềm lực quân sự mới cạnh tranh với họ.Cùng là anh em khi còn Liên Xô, nhưng khi tách ra độc lập, Nga không mong muốn một thực thể quân sự lớn nằm sát cạnh mình, chính vì thế Nga bắt tay với Mỹ đã ép Ukraine phải phá hủy số vũ khí trên.Trong khi Mỹ hứa hẹn khi Ukraine phá hủy số vũ khí chiến lược, họ sẽ viện trợ kinh tế cho Kiev, đây là điều sống còn trong bối cảnh nền kinh tế nước này rệu rã sau khi Liên Xô sụp đổ.Về phần Nga thì hứa hẹn sẽ bảo vệ Ukraine bằng mọi giá nếu họ đồng ý phá hủy các loại vũ khí chiến lược được thừa hưởng từ Liên Xô.Vừa hứa hẹn vừa gây sức ép buộc Ukraine phải nhắm mắt phá hủy phần lớn số vũ khí chiến lược, trong khi một số lượng còn lại được chuyển giao cho Nga.Việc phá hủy hàng loạt Kh-22 là loại tên lửa diệt hạm có khả năng phá hủy cả tàu sân bay là một trong những dấu mốc đáng nhớ trong lịch sử độc lập Ukraine sau khi Liên Xô sụp đổ.Được biết mỗi máy bay Tu-22 có khả năng mang theo 2 tới 3 quả tên lửa Kh-22.Kh-22 có kích cỡ rất lớn với chiều dài tới 11,65m, đường kính thân 92 cm. Kh-22 do Cục thiết kế Raduga nghiên cứu phát triển từ những năm 1950 - 1960.Kh-22 thiết kế với 2 chế độ tấn công ở 2 độ cao khác nhau là trên độ cao lớn và dưới độ cao thấp.Ở chế độ bay thấp, nó đạt tới độ cao 12.000 m và bổ nhào xuống mục tiêu với vận tốc khoảng Mach 1,2 tại độ cao cuối cùng dưới 500 m.Hệ thống dẫn đường là hệ thống tự động ổn định con quay hồi chuyển, với một máy đo độ cao nhiệt.Tại chế độ trên độ cao lớn, nó đạt đến trần bay là 27.000m và tạo ra một tốc độ lớn để bổ nhào xuống mục tiêu, với tốc độ giai đoạn cuối đạt khoảng Mach 3,4.Kh-22 ban đầu được dự định nhằm đối phó với các tàu sân bay và nhóm tàu sân bay chiến đấu của hải quân Mỹ, do được trang bị một đầu đạn hạt nhân.Tuy nhiên, ngay từ khi chỉ được trang bị với một đầu đạn thường, loại tên lửa này cũng được coi là một vũ khí rất mạnh.Để quả đạn bay với tốc độ gần gấp 2 lần vận tốc âm thanh và đạt tầm bay tới 600 km thì tên lửa đã được các chuyên gia trang bị động cơ phản lực nhiên liệu lỏng Isayev dùng nhiên liệu hydrazine và IRFNA.Tên lửa này nặng tới 5,8 tấn nên nó chỉ được trang bị trên các máy bay ném bom chiến lược cỡ lớn.Máy bay được sử dụng chính để mang tên lửa Kh-22 là Tu-22, Tu-95 và Tu-160.Theo tính toán qua các lần bắn thử nghiệm, lượng thuốc nổ thường của đầu đạn Kh-22 có khả năng tạo ra hố sâu 5m, đường kính 12m.Vì thế, chỉ cần một vài quả Kh-22 đủ khả năng gây hư hỏng nặng hoặc đánh chìm hoàn toàn tàu sân bay. Hai phiên bản ban đầu được chế tạo là Kh-22A với đầu đạn thường và Kh-22N, với đầu đạn hạt nhân 350 - 1.000 kiloton.Hệ thống dẫn đường tên lửa dùng hệ thống định vị quán tính pha giữa. Và hệ thống định vị đầu tự dẫn radar chủ động ở pha cuối (tự quét, tìm và khóa mục tiêu mà không cần sự can thiệp từ máy bay phóng).Từ một cường quốc quân sự thứ ba thế giới, Ukraine đã cho thấy tình cảnh thảm hại hiện nay. Đồng thời các bất ổn trong nước đã không được các cường quốc bảo trợ giúp đỡ ổn định như cam kết trước đó.Có lẽ đây cũng là bài học lớn cho các nước nếu đặt trọn niềm tin vào sự bảo trợ của các cường quốc.Quyết định phá hủy toàn bộ lực lượng máy bay ném bom chiến lược và số tên lửa hành trình diệt hạm luôn là quyết định đầy tranh cãi và tiếc nuối cho Ukraine suốt những năm sau đó, tuy vậy nhìn từ thực tế hoàn cảnh lúc đó, dù muốn hay không, Kiev vẫn phải chịu sự chi phối mạnh mẽ từ Mỹ và Nga.
Sau khi Liên Xô sụp đổ Ukraine nhận được số lượng vũ khí khủng từ Liên Xô, đáng chú ý trong số này có máy bay ném bom Tu-22 và tên lửa hành trình diệt hạm Kh-22. Được biết tên lửa Kh-22 kết hợp với máy bay Tu-22 trở thành thứ vũ khí đáng sợ nhất cho hạm đội đối phương, đặc biệt là tàu sân bay.
Hình ảnh binh sĩ Ukraine đang tự tay "xẻ thịt:" tên lửa hành trình Kh-22 vào năm 2002. Tổng cộng đã có 423 tên lửa hành trình Kh-22 đã bị phá hủy.
Trong khi đó có tới 60 máy bay ném bom chiến lược Tu-22 với các phiên bản bị phá hủy hoàn toàn.
Cho đến thời điểm hiện tại khi mối quan hệ với Nga leo thang cũng như xung đột tại miền Đông trở nên căng thẳng, nhiều ý kiến lên án việc Ukraine đã tự tay phá hủy đi nhiều vũ khí uy lực.
Họ lý luận rằng, nếu Ukraine giữ lại các vũ khí có sức mạnh chẳng hạn như Tu-22 và Kh-22 thì vị thế của Kiev ngày nay đã khác.
Tuy nhiên có một sự thật ít biết rằng, dù có muốn giữ lại số vũ khí này thì các nước khác cũng không để cho Ukraine làm điều đó, cụ thể là Nga và Mỹ.
Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine là quốc gia thứ hai được phân chia số vũ khí nhiều nhất sau Nga. Điều này đã làm cho không quân Ukraine vụt trở thành lực lượng đứng thứ ba thế giới sau Mỹ và Nga.
Tuy vậy cả Nga và Mỹ đều không muốn Ukraine trở thành một tiềm lực quân sự mới cạnh tranh với họ.
Cùng là anh em khi còn Liên Xô, nhưng khi tách ra độc lập, Nga không mong muốn một thực thể quân sự lớn nằm sát cạnh mình, chính vì thế Nga bắt tay với Mỹ đã ép Ukraine phải phá hủy số vũ khí trên.
Trong khi Mỹ hứa hẹn khi Ukraine phá hủy số vũ khí chiến lược, họ sẽ viện trợ kinh tế cho Kiev, đây là điều sống còn trong bối cảnh nền kinh tế nước này rệu rã sau khi Liên Xô sụp đổ.
Về phần Nga thì hứa hẹn sẽ bảo vệ Ukraine bằng mọi giá nếu họ đồng ý phá hủy các loại vũ khí chiến lược được thừa hưởng từ Liên Xô.
Vừa hứa hẹn vừa gây sức ép buộc Ukraine phải nhắm mắt phá hủy phần lớn số vũ khí chiến lược, trong khi một số lượng còn lại được chuyển giao cho Nga.
Việc phá hủy hàng loạt Kh-22 là loại tên lửa diệt hạm có khả năng phá hủy cả tàu sân bay là một trong những dấu mốc đáng nhớ trong lịch sử độc lập Ukraine sau khi Liên Xô sụp đổ.
Được biết mỗi máy bay Tu-22 có khả năng mang theo 2 tới 3 quả tên lửa Kh-22.
Kh-22 có kích cỡ rất lớn với chiều dài tới 11,65m, đường kính thân 92 cm. Kh-22 do Cục thiết kế Raduga nghiên cứu phát triển từ những năm 1950 - 1960.
Kh-22 thiết kế với 2 chế độ tấn công ở 2 độ cao khác nhau là trên độ cao lớn và dưới độ cao thấp.
Ở chế độ bay thấp, nó đạt tới độ cao 12.000 m và bổ nhào xuống mục tiêu với vận tốc khoảng Mach 1,2 tại độ cao cuối cùng dưới 500 m.
Hệ thống dẫn đường là hệ thống tự động ổn định con quay hồi chuyển, với một máy đo độ cao nhiệt.
Tại chế độ trên độ cao lớn, nó đạt đến trần bay là 27.000m và tạo ra một tốc độ lớn để bổ nhào xuống mục tiêu, với tốc độ giai đoạn cuối đạt khoảng Mach 3,4.
Kh-22 ban đầu được dự định nhằm đối phó với các tàu sân bay và nhóm tàu sân bay chiến đấu của hải quân Mỹ, do được trang bị một đầu đạn hạt nhân.
Tuy nhiên, ngay từ khi chỉ được trang bị với một đầu đạn thường, loại tên lửa này cũng được coi là một vũ khí rất mạnh.
Để quả đạn bay với tốc độ gần gấp 2 lần vận tốc âm thanh và đạt tầm bay tới 600 km thì tên lửa đã được các chuyên gia trang bị động cơ phản lực nhiên liệu lỏng Isayev dùng nhiên liệu hydrazine và IRFNA.
Tên lửa này nặng tới 5,8 tấn nên nó chỉ được trang bị trên các máy bay ném bom chiến lược cỡ lớn.
Máy bay được sử dụng chính để mang tên lửa Kh-22 là Tu-22, Tu-95 và Tu-160.
Theo tính toán qua các lần bắn thử nghiệm, lượng thuốc nổ thường của đầu đạn Kh-22 có khả năng tạo ra hố sâu 5m, đường kính 12m.
Vì thế, chỉ cần một vài quả Kh-22 đủ khả năng gây hư hỏng nặng hoặc đánh chìm hoàn toàn tàu sân bay. Hai phiên bản ban đầu được chế tạo là Kh-22A với đầu đạn thường và Kh-22N, với đầu đạn hạt nhân 350 - 1.000 kiloton.
Hệ thống dẫn đường tên lửa dùng hệ thống định vị quán tính pha giữa. Và hệ thống định vị đầu tự dẫn radar chủ động ở pha cuối (tự quét, tìm và khóa mục tiêu mà không cần sự can thiệp từ máy bay phóng).
Từ một cường quốc quân sự thứ ba thế giới, Ukraine đã cho thấy tình cảnh thảm hại hiện nay. Đồng thời các bất ổn trong nước đã không được các cường quốc bảo trợ giúp đỡ ổn định như cam kết trước đó.
Có lẽ đây cũng là bài học lớn cho các nước nếu đặt trọn niềm tin vào sự bảo trợ của các cường quốc.
Quyết định phá hủy toàn bộ lực lượng máy bay ném bom chiến lược và số tên lửa hành trình diệt hạm luôn là quyết định đầy tranh cãi và tiếc nuối cho Ukraine suốt những năm sau đó, tuy vậy nhìn từ thực tế hoàn cảnh lúc đó, dù muốn hay không, Kiev vẫn phải chịu sự chi phối mạnh mẽ từ Mỹ và Nga.